Phương pháp tiến hành xử lý mẫu đem tiêm cho chuột

Một phần của tài liệu khảo sát triệu chứng, bệnh tích của chuột bạch khi tiêm dịch bệnh phẩm từ vịt chạy đồng nghi bệnh cúm cần (Trang 36)

b. Chăm sóc, nuôi dưỡng chuột sau khi tiêm

3.2.4 Phương pháp tiến hành xử lý mẫu đem tiêm cho chuột

Mẫu được cắt xuôi theo ống thực quản xuống dạ dày cơ bằng kéo, sau đó dùng muỗng cạo dịch tiêu hoá (và chất chứa trong thực quản nếu có) cho vào ống nghiệm (loại 10ml). Cho thêm nước muối sinh lý 0.9% vào ống nghiệm với tỷ lệ 1:2, để yên ở nhiệt độ thường. Sau 2 giờ, đem đi ly tâm với tốc độ 12000 vòng/phút trong 20 phút. Sau đó, đem lọc với lưới lọc 0,45µm.

Dung dịch bệnh phẩm lọc được đem chia thành 2 phần: một phần đem đi đun cách thuỷ trong 15 phút và phần còn lại không đun thì cho thêm vào 1µl penicillin và 1µl streptomycin để diệt tạp khuẩn.

Tiêm dung dịch bệnh phẩm vào xoang bụng chuột bạch thí nghiệm ở 2 lô (mỗi lô là 1 hộp): lô Ι tiêm dung dịch không đun với liều 0,5ml/con cho 2 chuột. Còn lại lô ΙΙ tiêm dung dịch đã đun 1000C trong 15 phút cho 2 chuột cũng với liều 0,5ml/con. Sau khi tiêm, quan sát chuột thí nghiệm trong 7 ngày.

27

Nếu 2 chuột được tiêm dung dịch (đã đun sôi 1000C trong 15 phút) sống và 2 chuột được tiêm dung dịch không đun chết với các triệu chứng như: ủ rũ – kém vận động, ăn ít hoặc bỏ ăn, liệt cổ, liệt hai chi sau thì chứng tỏ mẫu có chứa độc tố của vi khuẩn C. botulinum (sơ đồ 3.1).

Nếu chuột chết thì tiến hành mổ khám để quan sát bệnh tích của từng cơ quan như: hô hấp (phổi), tuần hoàn (tim), tiêu hoá (dạ dày, ruột non, ruột già), gan, thận, lách. Những biến đổi bệnh tích của từng cơ quan sẽ được ghi nhận trong biên bản mổ khám.

28

Sơ đồ 3.1. Quy trình xử lý mẫu để tiêm truyền trên chuột thí nghiệm

Mẫu vịt (từ hầu đến dạ dày cơ và một phần ruột non)

cắt và cạo dịch bên trong

Dung dịch thu được Cho vào ống nghiệm có chứa

nước muối sinh lý tỷ lệ 1:2

Ly tâm 3000 vòng/phút trong 15

Lọc với giấy lọc tiệt trùng

Không đun, cho vào 1µl penicillin + 1µl streptomycin để yên 2 giờ

Đun ở 1000C trong 15 phút

Tiêm vào xoang bụng 2 chuột (lô ΙΙ) với liều

Nếu 2 chuột lô ΙΙ sống và 2 chuột lô Ι chết với các triệu chứng ủ rũ – kém vận động, liệt cổ, liệt chi sau

Kết quả

Tiêm vào xoang bụng 2 chuột (lô Ι) với liều Theo dõi 7 ngày

Mẫu bệnh phẩm có độc tố botulin Kết luận Chia thành 2 phần

29

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu khảo sát triệu chứng, bệnh tích của chuột bạch khi tiêm dịch bệnh phẩm từ vịt chạy đồng nghi bệnh cúm cần (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)