Bệnh trên gia cầm

Một phần của tài liệu khảo sát triệu chứng, bệnh tích của chuột bạch khi tiêm dịch bệnh phẩm từ vịt chạy đồng nghi bệnh cúm cần (Trang 31)

Hình 2.6. botulism trên gà

(Nguồn: www.primaryindustry.nt.gov.au)

Nguyên nhân

Do ăn phải bào tử C. botulinum trong đất, nguồn nước, do từ chim hoang, ruồi (Defilippo F et al., 2013),…

Thí nghiệm tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch hoặc cho uống độc tố type C cho gà và vịt thấy triệu chứng lâm sàng giống với các ổ dịch trong tự nhiên. Số lượng bệnh và chết có liên quan đến liều sử dụng.

Triệu chứng

Với mức độc tố cao, bệnh xuất hiện trong vài giờ, mức độc tố thấp bệnh có thể xuất hiện trong vòng 1 – 2 ngày hoặc lâu hơn.

Ở gà, gà tây, chim trĩ và vịt thì tương tự nhau, ở gà triệu chứng liệt chân, cánh, cổ và mí mắt là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

Đầu tiên có thể thấy gà ít đi lại, không đứng được, khi bị đuổi thì chúng có biểu hiện liệt chân, cánh sã xuống. Mí mắt thường khép lại, tiếp theo là liệt cổ, gà không ngốc đầu lên được nên ban đầu bệnh có tên là “liệt cổ”. Gà bị bệnh có lông xơ xác, khi bắt lông dễ rụng. Gà thịt thể hiện triệu chứng tiêu chảy, phân có nhiều urates.

Ở vịt: triệu chứng đầu tiên là không có khả năng bay hoặc lặn, một số con có biểu hiện tiêu chảy, chân liệt nên thường dùng cánh đề trường mình trên cạn cũng như đẩy mình trên mặt nước, tiếp theo là liệt cánh, 2 cánh sã xuống, mí mắt sụp xuống, cổ mềm không giữ được đầu làm mỏ chìm xuống nước dẫn tới vịt chết ngạt.

Bệnh tích

bệnh tích thường ít được thể hiện, thường là xuất huyết, sung huyết, cũng có thể ghép với một số bệnh khác nên rất khó xác định cụ thể gia cầm chết do độc tố của C. botulinum thông qua bệnh tích.

22

Những gà vịt phục hồi sau khi bị bệnh thì không có miễn dịch. Tuy nhiên, những con chim kền kền ăn xác chết của gà, vịt và gà tây lại có kháng thể chống lại độc tố botulin. điều này có thể giải thích một phần tại sao những con chim kền kền thì đề kháng trong các thí nghiệm tiêm độc tố.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh của botulism dựa trên triệu chứng lâm sàng thường không chính xác, các bệnh tích đại thể và vi thể thường không đặc trưng. Vì thế, dựa vào bệnh sử và các triệu chứng đôi khi có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Để chẩn đoán chính xác cần xác định được sự hiện diện của độc tố botulin trong huyết thanh hoặc chất chứa trong dạ dày, ruột của gia cầm.

Huyết thanh là mẫu chẩn đoán tương đôi chính xác vì C. botulinum có thể tìm thấy trong ruột của gia cầm khoẻ bình thường, do độc tố có thể là những chất sản sinh từ mô cơ thể phân huỷ. Do vậy tìm thấy độc tố trong mô gia cầm chết không thể xác định gia cầm chết là do botulism. Phương pháp thử nghiệm trên chuột mẫn cảm thì đáng tin cậy để xác định độc tố chịu nhiệt trong huyết thanh. Những nhóm chuột được tiêm huyết thanh nghi bệnh, sau đó từng nhóm sẽ được tiêm kháng huyết thanh với những type gây bệnh đặc trưng. Nếu độc tố hiện diện trong mẫu những chuột không được tiêm kháng huyết thanh sẽ xuất hiện dấu hiệu của bệnh trong vòng 48 giờ và chuột được tiêm kháng huyết thanh đặc hiệu thì được bảo vệ.

Điêu trị

Nhiều gia cầm bệnh nếu được cách ly, cung cấp đủ nước và thức ăn sẽ dần hồi phục. Nếu số lượng lớn thì cần dùng kháng sinh cũng làm giảm số lượng chết. Tuy nhiên, sự thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng sức khoẻ gia cầm, lượng độc tố nhiễm phải,…

Phương pháp tiêm kháng độc tố đặc hiệu để trung hoà độc tố thường chỉ áp dụng cho các loài chim quý hiếm và hiệu quả cao chỉ trong vòng 24 giờ đầu (Dohms, 1982).

Phòng bệnh

Các thí nghiệm sử dụng vaccine giải độc tố để tiêm phòng cho một số loài như: chim trĩ, gà, vịt đã đem lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, việc sử dụng để phòng bệnh cho chăn nuôi thương mại thì rất tốn kém và không thực tế mà chỉ áp dụng phương pháp an toàn sinh học như:

Loại bỏ những nguồn chứa vi khuẩn hoặc độc tố tiềm tàng trong môi trường. Xử lý xác gia cầm chết và phát hiện ra những gia cầm bệnh để xử lý là vấn đề quan trọng trong phòng bệnh và kiểm soát dịch bệnh.

Việc xử lý chất thải và tiêu độc khử trùng cần thực hiện thường xuyên. Có thể sử dụng các hoá chất như: calcium hypochlorite, iodophor, formalin để diệt bào tử C. botulinum trong môi trường. Tuy nhiên, trong điều kiện chuồng nuôi dơ bẩn, nhiều chất hữu cơ thì việc phá huỷ các bào tử này khó thực hiện. Cần chú ý là bào tử vi khuẩn có thể tồn lại lâu dài trong đất bên ngoài chuồng nuôi và có thể lây nhiễm vào chuồng nuôi qua phương tiện vận chuyển, ruồi,

23

giòi, chim hoang, các loài gậm nhấm nhỏ cho nên việc định kỳ tiêu độc, sát trùng khu vực bên ngoài chuồng nuôi cũng là việc rất cần thiết.

Trong thời gian xảy ra dịch cần cho ăn khẩu phần ít năng lượng sẽ làm giảm số lượng gia cầm chết. Chú ý việc bổ sung sắt vào khẩu phần thức ăn, nước uống làm gia tăng sự phát triền của nhiều vi khuẩn trong đường ruột trong đó có C. botulinum.

24

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu khảo sát triệu chứng, bệnh tích của chuột bạch khi tiêm dịch bệnh phẩm từ vịt chạy đồng nghi bệnh cúm cần (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)