Các chỉ tiêu về sinh trưởng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thiệt hại lá sau trổ hoa đến sự phát triển và năng suất của đậu nành mtđ517 8 (glycine max) tại nhà lưới (Trang 33)

3.2.1 Chiều cao cây

Qua kết quả thống kê ở Bảng 3.1 cho thấy chiều cao của cây ở thời điểm cắt lá (NSKCL) và 10 NSKCL dao động từ 61,36 – 63,8 cm, lúc này chưa thấy có sự khác biệt về chiều cao giữa các nghiệm thức. Đến 20 NSKCL chiều cao cây ở nghiệm thức cắt 25% khác biệt có ý nghĩa so với cắt lá 50% và 75%, nhưng lại không tạo sự khác biệt với đối chứng. Thời điểm 30 NSKCL chiều cao cây đạt cao nhất ở nghiệm thức đối chứng và cắt lá 25% khác biệt có ý nghĩa với hai nghiệm thức còn lại. Đến 40 NSKCL có thể thấy được việc mất đi 25% diện tích lá đã không làm ảnh hưởng đến chiều cao cây. Nhưng khi diện tích lá bị thiệt hại trên 50% bắt đầu thấy có sự ảnh hưởng đến chiều cao rất rõ rệt.

20

Theo Thái Minh Hân (1994), chiều cao cây tăng thêm sau khi trổ sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây. Chiều cao cây nào tăng nhiều hơn thì cho năng suất cao vì có thể làm cho tăng khả năng mang hoa và đậu trái.

Đến thời điểm thu hoạch, lá của nghiệm thức đối chứng đã chuyển hết sang màu vàng và rụng gần hết, nghiệm thức cắt lá 25% thì vẫn còn một ít lá vàng trên cây, hai nghiệm thức còn lại lá vẫn xanh (Hình 3.1) Theo Đặng Văn Viện và ctv. (1973) đã rút ra kết luận diện tích lá có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nở hoa và tạo trái của cây đậu nành.

Khi cắt bớt lá hoặc là những lá mới hình thành hoặc là những lá ở phần gốc cây nở hoa và kết quả chậm hẳn lại. Vì vậy nên nghiệm thức cắt lá 50% và 75% cây vẫn còn xanh.

Bảng 3.2 Chiều cao cây đậu nành ở các mức độ thiệt hại lá trong điều kiện trồng cây trong chậu.

Nghiệm thức Chiều cao cây (cm)

NSKCL 10 NSKCL 20NSKCL 30 NSKCL 40 NSKCL Đối chứng 53,3 63,80 70,28a 71,40a 71,40a Cắt lá 25% 54,0 63,46 69,46a 70,96a 70,79a Cắt lá 50% 56,2 64,30 67,33 b 68,78b 68,78 b Cắt lá 75% 56,75 61,36 66,05 b 67,70b 68,03 b

Mức ý nghĩa ns ns ** ** **

CV(%) 10,91 6,93 2,03 1,98 2,36

Ghi chú: Trên cùng một cột, các số trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan và **:khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, ns không khác biệt về mặt th ống kê. NSKCL: ngày sau khi cắt lá.

21

Hình 3.1 Chiều cao cây của các nghiệm thức trước khi thu hoạch 3.2.2 Số cành hữu hiệu

Khả năng phân cành là đặc tính của giống nhưng cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh cũng như kỹ thuật canh tác. Số cành hữu hiệu khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% qua các giai đoạn 10, 20, 30, 40 NSKCL (Bảng 3.3). Kết quả thống kê ở Bảng 3.3 cho thấy số cành hữu hiệu của nghiệm thức đối chứng và cắt lá 25% có số cành cao nhất đạt từ 12,57 đến 12,77 cành, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại ở thời điểm 10 NSKCL. Đến các giai đoạn 20, 30 và 40 NSKCL nghiệm thức đối chứng và cắt lá 25% vẫn cho số cành hữu hiệu cao nhất, thấp nhất là số cành của nghiệm thức cắt lá 75%.

Bảng 3.3 Số cành hữu hiệu của cây đậu nành ở các mức độ thiệt hại lá trong đều kiện trồng cây trong chậu.

Nghiệm thức Cành hữu hiệu

10 NSKCL 20NSKCL 30 NSKCL 40 NSKCL Đối chứng 12,57a 13,42a 14,02a 14,38a Cắt lá 25% 12,77a 13,25a 13,75a 13,93a Cắt lá 50% 10,30b 11,10b 11,68b 12,25b Cắt lá 75% 8,87c 8,01c 9,68c 9,93c

Mức ý nghĩa ** ** ** **

CV(%) 8,62 15,48 3,04 3,49

Ghi chú: trên cùng một cột, các số trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan và **:khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. NSKCL: ngày sau khi cắt lá.

Cắt lá 50%

Cắt lá 25% Cắt lá 75% Đối chứng

22

3.2.3 Số lóng trên thân chính

Số lóng trên thân chính ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao cây và số trái trên cây. Theo Trần Đăng Hồng (1977) cây có nhiều lóng, nhiều cành hữu hiệu sẽ cho nhiều trái trên cây nên có thể số lóng và số cành hữu hiệu có ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất thông qua số trái trên cây. Kết quả thí nghiệm cho thấy nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức cắt lá 25% có số lóng trên thân chính cao nhất và khác biệt có ý nghĩa so với hai nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức cắt lá 75% số lóng thấp nhất với 9,33 lóng (Hình 3.2)

Hình 3.2. Số lóng trên thân chính của cây đậu nành ở các mức độ thiệt hại lá trong điều kiện trồng cây trong chậu

3.3 CÁC CHỈ TIÊU VỀ NĂNG SUẤT 3.3.1 Số trái trên cây 3.3.1 Số trái trên cây

Qua kết quả Bảng 3.4 cho thấy số trái trên cây có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức đối chứng và cắt lá 25% với hai nghiệm thức cắt lá 50% và 75% ở các thời điểm 10, 20, 30, 40 NSKCL. Số trái trên cây đã bị ảnh hưởng ngay sau khi cắt lá thể hiện thấy 10 NSKCL nghiệm thức cắt lá 50% và 75% có số trái thấp hơn so với đối chứng và cắt lá 25%. Ở thời điểm 20 và 30 NSKCL số trái trên cây ở hai nghiệm thức đối chứng và cắt lá 25% đạt cao nhất khác biệt có ý nghĩa so với hai nghiệm thức còn lại. Đến 40 NSKCL hai nghiệm thức cắt lá 50% và cắt lá 75% có số trái trên cây thấp hơn đối chứng và cắt lá 25%. Điều này cho thấy khi cây bị mất đi diện tích lá khoảng 25% do sâu hại tấn công sẽ không làm ảnh hưởng đến tổng số trái trên cây.

23

Bảng 3.4 Số trái trên cây của đậu nành ở các mức độ thiệt hại lá trong đều kiện trồng cây trong chậu.

Nghiệm thức Số trái trên cây

10 NSKCL 20NSKCL 30 NSKCL 40 NSKCL Đối chứng 33,58a 37,02a 37,20a 38,48a Cắt lá 25% 32,22a 36,45a 37,02a 38,42a Cắt lá 50% 25,82b 30,13b 30,68b 31,75b Cắt lá 75% 25,28b 28,80b 29,95b 31,28b

Mức ý nghĩa ** ** ** **

CV(%) 8,73 3,28 3,04 3,47

Ghi chú: trên cùng một cột, các số trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan và **:khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. NSKCL: ngày sau khi cắt lá.

3.3.2 Phần trăm số hạt trên trái

Kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy phần trăm trái không hạt, một hạt, hai hạt và ba hạt giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Tập trung nhiều ở phần trăm trái hai hạt và ba hạt. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy phần trăm trái không hạt cao nhất ở nghiệm thức cắt lá 75% là (10,58%), khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Ở phần trăm trái một hạt nghiệm thức cắt lá 75% có tỷ lệ trái cao nhất là 24,23% và khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại, nghiệm thức cắt lá 25% và đối chứng có phần trăm trái một hạt thấp nhất. Phần trăm trái không và một hạt thường có tương quan nghịch với năng suất vì khi trái không và một hạt nhiều thì phần trăm trái hai và ba hạt ít lại.

Thông thường ở đậu nành tỉ lệ trái 2 hạt cao (Hình 3.3). Kết quả thí nghiệm cũng cho số trái hai hạt của các nghiệm thức đều khá cao. Trong đó nghiệm thức đối chứng và cắt lá 25% có số trái đạt cao nhất lần lượt là 73,65% – 74,99 %, khác biệt có ý nghĩa so với hai nghiệm thức còn lại, nghiệm thức cắt lá 75% có số trái ít nhất là 65,85%. Phần trăm trái ba hạt đạt cao nhất là hai nghiệm thức đối chứng và cắt lá 25% có từ 12,55 – 12,67%, nghiệm thức cắt lá 50% phần trăm trái ba hạt giảm rõ rệt, thấp nhất là nghiệm thức cắt lá 75%. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy khi diện tích lá của cây mất đi trên 50% thì năng suất của cây giảm mạnh thể hiện thấy số trái 0 đến 1 hạt có phần trăm rất cao ở nghiệm thức cắt lá 50% và 75%, còn số trái 2 đến 3 hạt có tỷ lệ phần trăn cao ở nghiệm thức đối chứng và cắt lá 25%.

24

Bảng 3.5 Phần trăm số hạt trên trái của cây đậu nành ở các mức độ thiệt hại lá trong đều kiện trồng cây trong chậu.

Nghiệm thức

Phần trăm số hạt trên trái Phần trăm trái 0 hạt Phần trăm trái 1 hạt Phần trăm trái 2 hạt Phần trăm trái 3 hạt Đối chứng 2,67c 10,16c 73,65a 12,35a Cắt lá 25% 2,37c 10,50c 74,99a 12,67a Cắt lá 50% 7,72b 18,57b 70,56b 4,96b Cắt lá 75% 10,58a 24,23a 65,85c 2,12c

Mức ý nghĩa ** ** ** **

CV(%) 16,65 9,10 2,39 12,84

Ghi chú: trên cùng một cột, các số trung bình có chữ theo sau giống nhau thì k hác biệt k hông ý nghĩa thống k ê qua phép thử Duncan và **:khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. NSKCL: ngày sau khi cắt lá.

Hình 3.3 Số hạt trên trái 3.3.3 Số hạt/cây, trọng lượng hạt/cây, trọng lượng 100 hạt Số hạt trên cây

Theo kết quả trình bày ở Bảng 3.6 cho thấy số hạt trên cây giữa các nghiệm thức có khác biệt nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Số hạt trên cây ở nghiệm thức cắt lá 25% (74,31 hạt) cao hơn so với hai nghiệm thức cắt lá 50% (54,90 hạt) và 75% (52,90 hạt) nhưng không khác biệt so với đối chứng.

25

Trọng lượng hạt trên cây

Theo kết quả trình bày ở Bảng 3.6 cho thấy trọng lượng hạt trên cây giữa các nghiệm thức có khác biệt nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trọng lượng hạt trên cây ở nghiệm thức đối chứng và cắt lá 25% cao hơn so với hai ngiệm thức còn lại. Nghiệm thức có trọng lượng hạt trên cây thấp nhất là cắt lá 75% chỉ đạt 7,71 (g). Có thể thấy rằng trọng lượng hạt trên cây có mối liên hệ với chiều cao cây, khi cây có trọng lượng hạt cao thì chiều cao của cây cũng cao hơn thể hiện thấy ở nghiệm thức đối chứng và cắt lá 25% có chiều cao cây và trọng lượng hạt cao hơn hai nghiệm thức còn lại.

Trọng lượng 100 hạt

Qua kết quả thống kê ở Bảng 3.6 cho thấy trọng lượng 100 hạt biến thiên trong khoảng 19,16 - 13,57 gam. Kết quả thí nghiệm cho thấy trọng lượng 100 hạt giảm dần khi tăng diện tích thiệt hại lá. Ở nghiệm thức không cắt lá có trọng lượng 100 hạt cao nhất và có khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức bị cắt lá. Kết quả cho thấy nghiệm thức cắt lá 75% trọng lượng 100 hạt thấp nhất và có khác biệt ở mức ý nghĩa 1% so với đối chứng và các nghiệm thức cắt lá 25%, 50%, 75% qua phân tích thống kê. Nghiệm thức cắt lá 75% với diện tích lá bị thiệt hại lớn đã làm ảnh hưởng đến trọng lượng 100 hạt, vì lá là cơ quan quang hợp chủ yếu để vận chuyển tích lũy tinh bột vào hạt cho nên khi cắt lá với diện tích lớn đã làm giảm trọng lượng hạt khi thu hoạch. Theo Hartwing (1973), trọng lượng 100 hạt của đậu nành phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống. Tuy nhiên, qua nhiều thí nghiệm cho thấy trọng lượng trăm hạt còn chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường, kỹ thuật canh tác, sâu bệnh và nhiều yếu tố khác (Nguyễn Văn Mẫn, 1986).

Bảng 3.6 Số hạt/ cây, trọng l ượng hạt/cây, trọng lượng 100 hạt(g) của đậu nành ở các mức độ mất lá trong đều kiện trồng cây trong chậu.

Nghiệm thức Số hạt/ cây(hạt) Trọng lượng hạt/ cây

Trọng lượng 100 hạt

Đối chứng 71,34a 18,12a 19,16a Cắt lá 25% 74,31a 18,17a 18,80b Cắt lá 50% 54,90b 12,74b 16,42c Cắt lá 75% 52,90b 7,71c 13,57d

Mức ý nghĩa ** ** **

CV(%) 3,12 4,01 4,78

Ghi chú: trên cùng một cột, các số trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan và **:khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. NSKCL: ngày sau khi cắt lá.

26

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN

- Cắt lá 25% không làm ảnh hưởng đến chiều cao cây, số cành hữu hiệu, số lóng trên thân, số trái trên cây, phần trăm số hạt trong trái, số hạt trên cây, trọng lương hạt trên cây.

- Cắt lá 25% làm giảm trọng lượng 100 hạt của cây đậu nành.

- Cắt lá từ 50% cho thấy được chiều cao cây, số cành hữu hiệu, số lóng trên thân, số trái trên cây, phần trăm số hạt trong trái, số hạt trên cây, trọng lượng hạt trên cây, trọng lượng 100 hạt, trong các nghiệm thức thấp hơn đối chứng. Điều này đã dẫn đến làm giảm năng suất sau cùng của nghiệm thức.

ĐỀ NGHỊ

- Thiệt hại do sâu ăn lá ở mức 25% diện tích lá sau khi ra hoa thì không cần tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật.

- Nghiên cứu tìm hiểu về mức độ thiệt hại của diện tích lá ảnh hưởng đến phẩm chất và chất lượng của hạt sau khi thu hoạch.

27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Andrews, G. 2009. Insect control guides for cotton, soybeans, corn, grain sorghum, wheat, sweetpotatoes & pastures. Starkville, MS, USA: Mississippi State University Extension Service.

Board, J.E. 1994. Soybean yield reductions caused by defoliation during mid to late seed filling. Agronomy Journal.

Cabi. 1997. Crop protection compendium modul l, véon 1.0 copyright, Cabi international.

Cavines, EC, Thomas, JD. 1980. yield loss from soybean defoliation of irrigated and non-irrigated. Agronomy Journal.

Conley, S.P. 2008. Soybean yield and grain composition response to stand reduction at vegetative and reproductive growth stages. Agronomy Journal.

Funderburk, J. 1993.Concepts and directions in arthropod pest management. Advances in Agronomy.

Higgins, R.A. 1984. Selected preharvested morphological characteristics of soybeans stressed by simulated green cloverworm(Lepidoptera:Noctuidae) defoliation and velvetleaf competition.

Kawana. 1993. In Agrochemicals Japan (From title: Japan pesticide information). Lê Thị Sen. 1999. Sâu hại các cây trồng chính ở đồng bằng song Cửu Long. Giáo

trình côn trùng chuyên khoa, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Đại học Cần Thơ.

Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn. 2004. Giáo trình sinh lý thực vật. Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Vĩnh Thúc và Nguyễn Thị Xuân Thu. 2011. Giáo trình Cây Công Nghiệp Ngắn Ngày, nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

Lương Minh Khôi và Phạm Thị Vượng. 1989. Một số kết quả nghiên cứu sâu hại đậu tương và biện pháp phòng trừ, Kết quả nghiên cứu Bảo vệ thực vật 1979 – 1989, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Mai Quang Vinh.1996. Soja’ 96. Nhà xuất bản Nông Nghiệp

Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung và Phạm thị Đào.1999. Cây đậu tương, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Công Thuật. 1995. Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp hại cây trồng, nghiên cứu và ứng dụng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Danh Đông. 1982. Trồng đậu Tương, nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề và Hà Công Vương. 1997. Giáo trình cây lương thực. Trường đại học nông nghiệp I bộ môn cây lương thực. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

28

Nguyễn Thị Hiền và Vũ Thị Thư. 2004. Hóa sinh học, nhà xuất bản Đại học sư phạm. Nguyễn Thị Mai Anh. 1997. Khảo sát ảnh hưởng của biện pháp cắt bỏ 50% số lá vào

giai đoạn R3 của các giống đậu nành vụ Xuân hè 1996. Luận văn tốt nghiệp trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Thu Cúc, Trần Vũ Phến, Võ Thanh Hoàng, Huỳnh Thị Phi Vân, Nguyễn Trọng Nhâm, Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Đức Thanh Bình, Nguyễn Ngọc Thùy và Trần Trường Giang. 1999. Sâu xanh da láng Spodotera exigua Hubner (Noctuide – Lepidoptera) các đặc điểm sinh học, sinh thái, khả năng gây hại và biện pháp phòng trị trên đậu nành (Glycine max (l.) Merrill), Trích trong tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học, trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Mẫn. 1986. So sánh 5 giống đậu nành triển vọng - ảnh hưởng của 3 phương pháp làm đất trên hai giống đậu nành ĐH4 và MTĐ65. Luận văn tốt nghiệp Đại học.

Nhiệt độ , lượng mưa và ẩm độ. Trung tâm Khí Tượng Thủy Văn thành phố Cần thơ. Phạm Gia Thiều. 2000. Kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm Cây Đậu Tương, nhà

xuất bản Nông Nghiệp.

Ribeiro, A.L.; Costa, E.C. 2000. Desfolhamento em estádios de desenvolvimento da

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thiệt hại lá sau trổ hoa đến sự phát triển và năng suất của đậu nành mtđ517 8 (glycine max) tại nhà lưới (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)