Caviness và Thomas (1980) đã theo dõi ảnh hưởng của các tầng lá và diện tích lá đối với sự hình thành cơ quan sinh sản của cây đậu nành, đã rút ra kết luận diện tích
14
lá có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nở hoa và kết quả của cây đậu nành. Khi cắt bớt lá hoặc là những lá mới hình thành hoặc là những lá ở phần gốc cây nở hoa và kết quả chậm hẳn lại. Nếu cắt tầng lá gốc, để lại tầng lá trên thì cây nở hoa kết quả sớm hơn là cắt tầng lá trên, để lại tầng lá gốc, nguyên nhân là lá ở tầng trên và tầng giữa có khả năng quang hợp rất cao. Nếu cắt tầng lá ngọn và tầng lá gốc chỉ để lại tầng lá giữa thì cây nở hoa kết quả sớm hơn là chỉ để lại tầng lá gốc. Những lá ở tầng giữa có khả năng quang hợp mạnh, những lá ở tầng trên và tầng giữa có hoạt tính lớn nhất. Khi cắt hết lá cây chỉ để lại một ít lá non chưa xoè ra ở ngọn cây thì một số cây sẽ bị c hết, một số cây khác còn sống, sinh trưởng rất chậm, chậm nở hoa kết quả. Những lá chưa xoè ở ngọn có hoạt tính nhỏ. Việc cắt bỏ các lá phía dưới làm đình trệ sự vận chuyển tinh bột đến rễ và sự vận chuyển các acid amin ở đó dẫn đến hạn chế sinh trưởng của thân, nhưng thúc đẩy sự ra nụ trên thân.
Theo Conley (2008) cấu trúc của một cây phức tạp lên dần cùng với tuổi của nó, thân kéo dài ra, mang hoa quả, còn lá phân bố ra nhiều tầng, những lá phía dưới thấp tiếp tục cung cấp sản phẩm đồng hoá cho rễ cho đến khi vàng và rụng, những lá ở giữa đảm bảo cho quả và chồi nách phát triển, còn những lá ở trên thì đảm bảo cho đỉnh thân tiếp tục lớn. Hạt là cơ quan chứa các chất tích trữ được trong quá trình sống của cây và là sản phẩm chính của cây, sự tích luỹ này xảy ra trong suốt quá trình phát triển của hạt. Một điều được chú ý là hạt vẫn tiếp tục tích luỹ dưỡng chất khi lá cây đã bắt đầu mất màu xanh và trở nên vàng.
1.10.2 Ảnh hưởng của thiệt hại lá đến năng suất cây đậu nành.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Anh (1997) cho thấy rằng năng suất hạt ở những lô không tiến hành cắt lá khác biệt so với ở những lô có tiến hành cắt lá, khi cắt 50% số lá vào giai đoạn R3 của cây đậu nành đã làm giảm các thành phần: tổng số trái trên cây, số trái trên thân chính, số hạt trên mét vuông, trọng lượng trăm hạt và đưa đến làm giảm năng suất rõ rệt.
Theo Andrews (2009) cây đậu nành có thể chịu được 35% mất lá lên đến giai đoạn nở hoa. Tuy nhiên, trong giai đoạn này khi quả bắt đầu hình thành, bất kỳ tổn thất tán lá lớn hơn 20% sẽ làm giảm năng suất. Tỉa bỏ toàn bộ lá đậu nành vào thời kì ra hoa rộ năng suất hạt bằng 80% năng suất của những cây không tỉa lá và không có một số liệu nào về mức độ mọc lá (Weber, 1995).
Caviness và Thomas (1980) báo cáo 13-17 % sản lượng mất mát do rụng lá tại R4. Rụng lá 70% tại R6 giảm sản lượng 20% Turnipseed và Kogan (1987). Board (1994 ) báo cáo rằng 100% lá rụng ở R6 dẫn đến giảm năng suất 40% , trong khi rụng lá tại R6 gây ra 20% mất năng suất. Sản lượng đậu nành có thể bị giảm trong điều kiện lá ngừng phát triển, quả ở mỗi nút, hạt ở mỗi quả và trọng lượng hạt. Một số nghiên cứu báo cáo rằng năng suất thấp tương quan với giảm số hạt hay số quả
15
Higgins (1984). Các chất trong hạt phần lớn được vận chuyển từ lá vào hạt, do đó việc gây rụng lá sớm để làm cây chín nhanh, phun hoá chất gây rụng lá, tuốt lá bằng tay,…đều làm giảm tích luỹ chất khô trong hạt và đưa đến sự giảm năng suất cuối cùng. Một số thực nghiệm trên đồng đã cho năng suất hạt có thể giảm 30% hay hơn khi cây bị mất lá vào thời kì tạo hạt muộn hoặc sớm Board (1994).
Giảm năng suất liên quan đến chấn thương thực vật trong quá trình sinh sản lớn hơn trong giai đoạn phát triển thực vật Conley (2008). Giai đoạn được coi là quan trọng nhất cho cây đậu nành trong khoảng từ R3 đến R6, giai đoạn này cây cần tập trung dinh dưỡng cho trái và hạt (Ribeiro và Costa, 2000).
16
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 7/2013 đến tháng 11/2013 Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại khu nhà lưới bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.
2.1.2 Vật liệu và phương tiện thí nghiệm
- Giống đậu nành dùng trong thí nghiệm: MTĐ517 - 8 - Chậu nhựa có đường kính 30 cm, chiều cao 35 cm.
- Giá thể: đất, rơm mục, tro trấu.
2.1.3 Dụng cụ dùng trong thí nghiệm - Cân (g). - Cân (g).
- Thước milimet thẳng dùng để đo. - Kéo cắt lá.
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHỆM
Thí nghiệm trồng cây trong chậu được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố, với 4 nghiệm thức (NT) là đối chứng và 3 mức độ cắt lá và 6 lần lặp lại, các nghiệm thức trong thí nghiệm
Nghiệm thức 1 (NT1): không cắt lá (đối chứng) Nghiệm thức 2 (NT2): cắt 25% diện tích lá Nghiệm thức 3 (NT3): cắt 50% diện tích lá Nghiệm thức 4 (NT4): cắt 75% diện tích lá
Cách tiến hành thí nghiệm:
Giống đậu nành MTĐ571 - 8 được trồng trong chậu nhựa màu đen có đường kính 30 cm, chiều cao 35 cm, khối lượng đất trong mỗi chậu là 6,5 kg, có thời gian sinh trưởng 90 ngày. Tiến hành thí nghiệm sau 28 ngày sau khi gieo (NSKG) lúc này 50% số cây trong lô thí nghiệm trổ hoa đầu tiên. Mỗi cây trong thí nghiệm đều được đo chiều cao trước khi tiến hành cắt lá.
Trong tất cả các nghiệm thức cắt lá, việc cắt lá được thực hiện bằng tay để đảm bảo sự đồng nhất cho từng nghiệm thức. Dùng thước có chia vạch centimet bắt đầu đo từ cuống của mỗi lá chét đến chót lá. Sau đó sử dụng kéo để cắt diện tích lá đã tính bắt đầu từ chót lá vào theo diện tích yêu cầu của mỗi thí nghiệm vào lúc chiều mát. Mỗi lá được tính với diện tích 100% (Hình 2.3)
17
Hình 2.1 Tổng diện tích của mỗi lá chét Ghi nhận chỉ tiêu
- Ngày trổ hoa: số ngày từ khi gieo đến khi 50% số cây trong lô thí nghiệm trổ hoa đầu tiên.
- Thời gian sinh trưởng: số ngày từ khi gieo đến khi 50% số cây trong nghiệm thức đã chín (lá chuyển vàng và rụng).
- Chiều cao cây lúc bắt đầu thí nghiệm và sau 10 ngày đo lần đến khi chín (cm): đo từ cổ rễ đến chùm trái tận ngọn của thân chính lúc thu hoạch.
- Số cành hữu hiệu: đếm tổng số cành mang trái trừ thân chính. - Số lóng trên thân chính: đếm từ lóng trên tử diệp đến tận ngọn. - Số trái trên cây: đếm tất cả các trái trên cây kể cả trái lép.
- Số trái 1,2,3 hạt và trái lép: đếm số trái 1, 2 ,3 hạt và số trái lép trên nghiệm thức rồi qui về phần trăm theo công thức:
18 Số trái lép Phần trăm trái lép = X 100 Tổng số trái Số trái (1, 2, 3, 4 hạt) Phần trăm trái (1, 2, 3, 4 hạt) = X 100 Tổng số trái chắc
- Trọng lượng hạt trên cây (g)
- Trọng lượng 100 hạt (g): trong từng nghiệm thức, sau khi cân năng suất, hạt được lựa sạch rồi lấy ngẫu nhiên 100 hạt.
Xử lý kết quả
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích phương sai (ANOVA) tìm sự khác biệt giữa các nghiệm thức.
19
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT
Cần Thơ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất cận xích đạo, nhiệt độ thay đổi theo mùa. Một năm có 2 mùa: mùa nắng và mùa mưa phân biệt rõ rệt, tuy nhiên giữa các tháng có nhiệt độ không chênh lệch quá lớn, nhiệt độ trung bình năm là 26,6oC. Tổng số giờ nắng trong năm là 2300 giờ, tổng lượng bức xạ bình quân hằng năm là 150 kcal/cm2. Độ ẩm trung bình của các tháng trong năm là 86,6%, sự chênh lệch độ ẩm của các tháng không lớn (Bảng 3.1).
Căn cứ vào yêu cầu sinh thái của cây đậu nành đồng thời phân tích thời tiết ở Cần Thơ cho thấy: thí nghiệm thực hiện vào vụ Thu Đông. Nhiệt độ dao động từ 24,2 - 27,5oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn, vào khoảng 0,6 - 1,3oC thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành. Ẩm độ không khí khá cao vào khoảng 82 – 86%, tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều đến sự tích luỹ chất khô của hạt.
Bảng 3.1 Ghi nhận nhiệt độ, lượng mưa và ẩm độ.
Tháng Nhiệt độ TB (o C) Lượng mưa/tháng (mm) Ẩm độ (%) 7 24,2 156,8 86 8 27,3 112,6 86 9 27,1 336,7 86 10 27,3 138,9 85 11 27,5 94,6 82 Trung bình 26,9 196,7 84
Nguồn: Trung tâm Khí Tượng Thủy Văn, Thành phố Cần Thơ.
3.2 CÁC CHỈ TIÊU VỀ SINH TRƯỞNG 3.2.1 Chiều cao cây 3.2.1 Chiều cao cây
Qua kết quả thống kê ở Bảng 3.1 cho thấy chiều cao của cây ở thời điểm cắt lá (NSKCL) và 10 NSKCL dao động từ 61,36 – 63,8 cm, lúc này chưa thấy có sự khác biệt về chiều cao giữa các nghiệm thức. Đến 20 NSKCL chiều cao cây ở nghiệm thức cắt 25% khác biệt có ý nghĩa so với cắt lá 50% và 75%, nhưng lại không tạo sự khác biệt với đối chứng. Thời điểm 30 NSKCL chiều cao cây đạt cao nhất ở nghiệm thức đối chứng và cắt lá 25% khác biệt có ý nghĩa với hai nghiệm thức còn lại. Đến 40 NSKCL có thể thấy được việc mất đi 25% diện tích lá đã không làm ảnh hưởng đến chiều cao cây. Nhưng khi diện tích lá bị thiệt hại trên 50% bắt đầu thấy có sự ảnh hưởng đến chiều cao rất rõ rệt.
20
Theo Thái Minh Hân (1994), chiều cao cây tăng thêm sau khi trổ sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây. Chiều cao cây nào tăng nhiều hơn thì cho năng suất cao vì có thể làm cho tăng khả năng mang hoa và đậu trái.
Đến thời điểm thu hoạch, lá của nghiệm thức đối chứng đã chuyển hết sang màu vàng và rụng gần hết, nghiệm thức cắt lá 25% thì vẫn còn một ít lá vàng trên cây, hai nghiệm thức còn lại lá vẫn xanh (Hình 3.1) Theo Đặng Văn Viện và ctv. (1973) đã rút ra kết luận diện tích lá có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nở hoa và tạo trái của cây đậu nành.
Khi cắt bớt lá hoặc là những lá mới hình thành hoặc là những lá ở phần gốc cây nở hoa và kết quả chậm hẳn lại. Vì vậy nên nghiệm thức cắt lá 50% và 75% cây vẫn còn xanh.
Bảng 3.2 Chiều cao cây đậu nành ở các mức độ thiệt hại lá trong điều kiện trồng cây trong chậu.
Nghiệm thức Chiều cao cây (cm)
NSKCL 10 NSKCL 20NSKCL 30 NSKCL 40 NSKCL Đối chứng 53,3 63,80 70,28a 71,40a 71,40a Cắt lá 25% 54,0 63,46 69,46a 70,96a 70,79a Cắt lá 50% 56,2 64,30 67,33 b 68,78b 68,78 b Cắt lá 75% 56,75 61,36 66,05 b 67,70b 68,03 b
Mức ý nghĩa ns ns ** ** **
CV(%) 10,91 6,93 2,03 1,98 2,36
Ghi chú: Trên cùng một cột, các số trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan và **:khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, ns không khác biệt về mặt th ống kê. NSKCL: ngày sau khi cắt lá.
21
Hình 3.1 Chiều cao cây của các nghiệm thức trước khi thu hoạch 3.2.2 Số cành hữu hiệu
Khả năng phân cành là đặc tính của giống nhưng cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh cũng như kỹ thuật canh tác. Số cành hữu hiệu khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% qua các giai đoạn 10, 20, 30, 40 NSKCL (Bảng 3.3). Kết quả thống kê ở Bảng 3.3 cho thấy số cành hữu hiệu của nghiệm thức đối chứng và cắt lá 25% có số cành cao nhất đạt từ 12,57 đến 12,77 cành, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại ở thời điểm 10 NSKCL. Đến các giai đoạn 20, 30 và 40 NSKCL nghiệm thức đối chứng và cắt lá 25% vẫn cho số cành hữu hiệu cao nhất, thấp nhất là số cành của nghiệm thức cắt lá 75%.
Bảng 3.3 Số cành hữu hiệu của cây đậu nành ở các mức độ thiệt hại lá trong đều kiện trồng cây trong chậu.
Nghiệm thức Cành hữu hiệu
10 NSKCL 20NSKCL 30 NSKCL 40 NSKCL Đối chứng 12,57a 13,42a 14,02a 14,38a Cắt lá 25% 12,77a 13,25a 13,75a 13,93a Cắt lá 50% 10,30b 11,10b 11,68b 12,25b Cắt lá 75% 8,87c 8,01c 9,68c 9,93c
Mức ý nghĩa ** ** ** **
CV(%) 8,62 15,48 3,04 3,49
Ghi chú: trên cùng một cột, các số trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan và **:khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. NSKCL: ngày sau khi cắt lá.
Cắt lá 50%
Cắt lá 25% Cắt lá 75% Đối chứng
22
3.2.3 Số lóng trên thân chính
Số lóng trên thân chính ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao cây và số trái trên cây. Theo Trần Đăng Hồng (1977) cây có nhiều lóng, nhiều cành hữu hiệu sẽ cho nhiều trái trên cây nên có thể số lóng và số cành hữu hiệu có ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất thông qua số trái trên cây. Kết quả thí nghiệm cho thấy nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức cắt lá 25% có số lóng trên thân chính cao nhất và khác biệt có ý nghĩa so với hai nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức cắt lá 75% số lóng thấp nhất với 9,33 lóng (Hình 3.2)
Hình 3.2. Số lóng trên thân chính của cây đậu nành ở các mức độ thiệt hại lá trong điều kiện trồng cây trong chậu
3.3 CÁC CHỈ TIÊU VỀ NĂNG SUẤT 3.3.1 Số trái trên cây 3.3.1 Số trái trên cây
Qua kết quả Bảng 3.4 cho thấy số trái trên cây có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức đối chứng và cắt lá 25% với hai nghiệm thức cắt lá 50% và 75% ở các thời điểm 10, 20, 30, 40 NSKCL. Số trái trên cây đã bị ảnh hưởng ngay sau khi cắt lá thể hiện thấy 10 NSKCL nghiệm thức cắt lá 50% và 75% có số trái thấp hơn so với đối chứng và cắt lá 25%. Ở thời điểm 20 và 30 NSKCL số trái trên cây ở hai nghiệm thức đối chứng và cắt lá 25% đạt cao nhất khác biệt có ý nghĩa so với hai nghiệm thức còn lại. Đến 40 NSKCL hai nghiệm thức cắt lá 50% và cắt lá 75% có số trái trên cây thấp hơn đối chứng và cắt lá 25%. Điều này cho thấy khi cây bị mất đi diện tích lá khoảng 25% do sâu hại tấn công sẽ không làm ảnh hưởng đến tổng số trái trên cây.
23
Bảng 3.4 Số trái trên cây của đậu nành ở các mức độ thiệt hại lá trong đều kiện trồng cây trong chậu.
Nghiệm thức Số trái trên cây
10 NSKCL 20NSKCL 30 NSKCL 40 NSKCL Đối chứng 33,58a 37,02a 37,20a 38,48a Cắt lá 25% 32,22a 36,45a 37,02a 38,42a Cắt lá 50% 25,82b 30,13b 30,68b 31,75b Cắt lá 75% 25,28b 28,80b 29,95b 31,28b
Mức ý nghĩa ** ** ** **
CV(%) 8,73 3,28 3,04 3,47
Ghi chú: trên cùng một cột, các số trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan và **:khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. NSKCL: ngày sau khi cắt lá.
3.3.2 Phần trăm số hạt trên trái
Kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy phần trăm trái không hạt, một hạt, hai hạt và ba hạt giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Tập trung nhiều ở phần trăm trái hai hạt và ba hạt. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy phần trăm trái không hạt cao nhất ở nghiệm thức cắt lá 75% là (10,58%), khác biệt so với các