Cần thiết có công nghệ đo
33Mặt trăng vẫn chẳng thuộc về a
Mặt trăng vẫn chẳng thuộc về ai
Vươn tay bắt lấy mặt trăng. (Ảnh: View China Photo/Rex Features)
Hồi tuần rồi, NASA đã bỏ bom mặt trăng. Hay đúng hơn, họ đã cho lao Tàu trinh sát miệng núi lửa mặt trăng và Vệ tinh cảm biến vào cực nam của mặt trăng trong một nỗ lực nhằm tìm ra các vết tích tàn dư của nước và những nguồn tài nguyên khác.
Đây là hoạt động mới nhất trong loạt hoạt động tấp nập thật sự của các sứ mệnh mặt trăng: từ năm 2007 đến 2011 sẽ có tám phi thuyền đến viếng mặt trăng: một từ Nhật Bản, hai từ Trung Hoa, một từ Ấn Độ, một từ Nga, và ba từ Mĩ.
Cuộc chạy đua trở lại mặt trăng được thôi thúc bởi sự nhận thức rằng việc khai thác nó lúc này có thể đã nằm trong tầm với. Và câu hỏi đặt ra là: ai được phép khai thác các nguồn tài nguyên có thể hồi phục của mặt trăng, ví dụ như oxygen hoặc nước?
Vấn đề này có thể giải quyết thông qua đàm phán, như các nhà khoa học vũ trụ hằng hi vọng. Nhưng Hiệp ước Mặt trăng do Liên hiệp quốc soạn thảo hồi thập niên 1990 vẫn chưa được kí bởi các nước có tiềm lực du hành không gian. Vì vậy khiến cho mặt trăng vẫn chưa được luật pháp bảo hộ, và chúng ta có thể thấy một tai ương dường như đang đến rất gần.
Lịch sử cho thấy bước đầu tiên là xâm lược và – vấn đề cấp thiết – cắm cọc mốc chủ quyền. Nhờ các nhà thám hiểm Amundsen, Scott, và những con tàu săn chó biển sớm hơn trong lịch sử, nay nước Anh và Na Uy riêng mỗi nước đã có trong tay chừng một phần sáu Nam Cực. Cho nên, chúng ta có lẽ đang chứng kiến một đoạn phim chiếu chậm của câu chuyện Nam Cực, trong đó các nhà thám hiểm mặt trăng sẽ đặt chân xuống đất mặt trăng khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Chúng ta hiện đang chứng kiến một sự pha tạp của lòng nhiệt huyết dân tộc, lòng can đảm, xông pha đương đầu với thách thức, dâng tràn với những giấc mơ đế vương và giàu có mà cuộc đua đến Nam Cực để lại. Song song với đó là mối lo sợ chậm chân. “Ai đặt chân lên mặt trăng trước nhất sẽ có lợi thế nhất”, như Ouyang Ziyuan, nhà khoa học lãnh đạo chương trình thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc, có lần phát biểu với BBC.
Món cocktail hiệu nghiệm này có thể được các nhà khoa học sử dụng để chiến thắng trong cuộc đua cho những chương trình quốc gia hùng hậu hơn, tốn kém hơn. Nó là một cuộc chơi dài ngày và đắt đỏ, nhưng người ta chưa bao giờ bỏ cuộc trong cuộc đua ở
Nam Cực trong gần một thế kỉ, vì luôn có những phần thưởng tiềm năng sẽ bù lại cho công sức đã bỏ ra.