Tuy nhiên, việc xác định xem một plasma quark-gluon có tạo ra các xung yocto giây hay không là không đủ để chứng tỏ rằng nó có thể dùng để đo những khoảng thời gian ngắn như thế. Phép đo này đòi hỏi một xung kép: một xung tác động vào hệ và xung kia tiến hành phép đo. Evers minh họa ý tưởng này với một cuộc đua nước rút, trong đó âm thanh của phát súng cho phép người chạy xuất phát và một ảnh được chụp vài giây sau đó xác định vị trí của họ sau thời gian đó.
May thay, một plasma quark-gluon có thể tạo ra một xung kép như thế khi nó giãn nở. Evers giải thích rằng ban đầu plasma phát ra ánh sáng theo mọi hướng, nhưng sau đó có sự cạnh tranh giữa hai cơ chế. Sự giãn nở nhanh chóng của plasma theo trục va chạm ban đầu của các ion nặng ra lệnh rằng sau một thời khắc nào đó, phần lớn các hạt còn lại bên trong plasma phải chuyển động ở những góc thích hợp đối với trục này, đồng thời thúc ánh sáng phát ra theo hướng này. Sau sau đó vài khắc, thì động lực học nội tại phức tạp của plasma lại chi phối chuyển động, và với nó sự phát xạ ánh sáng mang tính đẳng hướng trở lại. Điều này có nghĩa là một detector đặt gần trục va chạm sẽ ghi được một tín hiệu lúc bắt đầu và lúc kết thúc của sự giãn nở của plasma, nhưng không có tín hiệu nào ở khoảng giữa thời gian ấy: đây chính là xung kép.
Theo Evers, kĩ thuật này sẽ làm sáng tỏ cơ chế động lực học bên trong plasma quark-gluon đã phát ra xung kép đó. Ông nói nó còn có thể sử dụng để nghiên cứu các quá trình bên trong hạt nhân nguyên tử, có lẽ cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về các tương tác bên trong các ngôi sao chắt hoặc sao siêu mới, hoặc giúp chúng ta thiết kế các lò phản ứng nhiệt hạch tốt hơn. Thật vậy, ông lưu ý rằng các phép đo trong khoảng thời gian femto giây đã được dùng trong các ứng dụng công nghiệp, ví dụ như các quá trình đốt khi thiết kế những động cơ mới.