Trọng lượng 1000 hạt

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biện pháp bón thấm urea lên khả năng bốc thoát khí nh3 trong vụ lúa đông xuân năm 2012 – 2013 tại bình minh – vĩnh long (Trang 53)

Kết quả từ Bảng 3.6 cho thấy trọng lượng 1000 hạt của các nghiệm thức bón đạm có khác biệt ý nghĩa thống kê 5%. Trọng lượng 1000 hạt dao động trong khoảng 25,2 - 25,7 gam. Nhưng các nghiệm thức quản lý nước cho thấy trọng lượng 1000 hạt không có khác biệt ý nghĩa thống kê. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), trọng lượng 1000 hạt được quyết định ngay từ thời kỳ phân hóa hoa đến khi lúa chín, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ giảm nhiễm tích cực và thời kỳ chắc rộ. Đặc tính trọng lượng 1000 hạt ít chịu tác động của môi trường và có hệ số di truyền cao (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1970). Nguyễn Xuân Trường ctv. (2000), thì trọng lượng 1000 hạt thường bị ảnh hưởng bởi lượng đạm bón, tuy nhiên trong trường hợp quá thiếu hoặc thừa có thể làm

giảm trọng lượng 1000 hạt. Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), cho rằng

trọng lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), thì trọng lượng 1000 hạt biến thiên trong khoảng 20 - 30g. Trọng lượng 1000 hạt là một đặc tính quan trọng góp phần nâng cao năng suất. Theo Yoshida (1981) cho rằng, trọng lượng 1000 hạt thường là đặc tính ổn định của giống vì kích thước hạt bị kiểm tra chặt chẽ bởi kích thước vỏ trấu, do đó hạt không thể sinh trưởng lớn hơn khả năng của vỏ trấu dù điều kiện thời tiết và nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, kích thước vỏ trấu có thể bị thay đổi chút ít bởi bức xạ mặt trời trong hai tuần trước khi trổ của gié hoa khi đó điều kiện môi trường ảnh hưởng một phần vào thời kỳ giảm nhiễm cỡ hạt cho đến khi vào chắc rộ trên độ nẩy của hạt.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biện pháp bón thấm urea lên khả năng bốc thoát khí nh3 trong vụ lúa đông xuân năm 2012 – 2013 tại bình minh – vĩnh long (Trang 53)