Số chồi lúa ở các giai đoạn sinh trưởng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biện pháp bón thấm urea lên khả năng bốc thoát khí nh3 trong vụ lúa đông xuân năm 2012 – 2013 tại bình minh – vĩnh long (Trang 48)

Ở giai đoạn 45 NSKS số chồi lên rất cao. Qua phân tích thống kê số chồi của các nghiệm thức bón đạm có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% cao nhất nghiệm

thức 120N (746 chồi m-2) và thấp nhất ở nghiệm thức 0N (632 chồi m-2). Các

nghiệm thức quản lý nước số chồi cũng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê 5%

cao nhất là nghiệm thức thức bón thấm - tưới sau một ngày (PA’) 736 chồi m-2

Lộc và ctv. (2006) cho rằng khi cây lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh lúc này cây sinh trưởng thân lá, chiều cao tăng, cây lúa đẻ nhánh mạnh nên cần đầy đủ các dưỡng chất. Vì vậy, do nghiệm thức 0N không có bón đạm nên không đủ dinh dưỡng để mọc chồi đến mức tối đa. Ngược lại, các nghiệm thức có bón đạm cung cấp dinh dưỡng cho cây nên số chồi lúa cao hơn. Đạm cũng là nguyên tố quan trọng ảnh hưởng đến số chồi (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Theo Yoshida (1981) số chồi có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sau này, vì số chồi ở các giai đoạn sinh trưởng ban đầu sẽ ảnh hưởng tới số bông ở giai đoạn thu hoạch, số chồi thể hiện cho số bông cần thiết tạo năng suất sau này, nhưng không phải chồi nào được hình thành cũng tạo thành bông mà còn phụ thuộc vào số chồi hữu hiệu.

Thời điểm 65 và 90 NSKS, theo Bảng 3.5 số chồi của các nghiệm thức bón đạm có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Số chồi thấp nhất ở nghiệm thức 0N và cao nhất ở nghiệm thức 120N. Bên cạnh đó số chồi của các nghiệm thức quản lý nước cững có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Bảng 3.5). Cây lúa cần nhiều đạm vào giai đoạn nảy chồi tích cực, phân hóa và phát triển đòng (Bùi Huy Đáp, 1980). So với thời điểm 45 NSKS thì số chồi không tăng mà giảm. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cùng với sự gia tăng chiều cao, kích thước lá đến khi đạt số chồi tối đa thì không tăng nữa mà các chồi yếu bắt đầu rụi dần (chồi vô hiệu hay còn gọi là chồi vô ích), số chồi giảm xuống, các chồi nhỏ yếu, không đủ cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng với các chồi khác. Thời điểm có chồi tối đa có thể đạt được trước cùng lúc hay sau thời kỳ bắt đầu phân hóa đòng tùy theo giống lúa. Theo Nguyễn Thành Ngân (2004) cho rằng giai đoạn lúa mọc chồi tích cực để vươn lóng làm đòng sau khi đạt số chồi tối đa cây chuyển sang giai đoạn làm đòng, số chồi hữu hiệu mang bông, số chồi vô hiệu chết dần đi làm cho số chồi giảm xuống.

Bảng 3.5. So sánh số chồi lúa OM5451 trong các giai đoạn sinh trưởng ở

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biện pháp bón thấm urea lên khả năng bốc thoát khí nh3 trong vụ lúa đông xuân năm 2012 – 2013 tại bình minh – vĩnh long (Trang 48)