Chiều cao cây lúa ở các giai đoạn sinh trưởng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biện pháp bón thấm urea lên khả năng bốc thoát khí nh3 trong vụ lúa đông xuân năm 2012 – 2013 tại bình minh – vĩnh long (Trang 47)

Đạm là chất tạo hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho, gia tăng chiều cao cây. Khác với các cây trồng cạn, cây lúa có thể

hấp thu và sử dụng cả hai dạng đạm nitrat (NO3-) và ammonium (NH4+), mà

chủ yếu là đạm ammonium, nhất là trong giai đoạn sinh trưởng ban đầu. Cây lúa thích hút và hút đạm ammonium nhanh hơn nitrat (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

Theo Bảng 3.4, chiều cao cây giai đoạn 20 NSKS giữa các mức bón đạm, có khác biệt ý nghĩa thống kê 1%. Chiều cao cây thấp nhất là nghiệm thức 0N (32,3 cm), chiều cao cây cao nhất là nghiệm thức 120N (35,4 cm). Đối với biện pháp quản lý nước thì chiều cao cây có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Giai đoạn 10NSKS Chiều cao cây lúa chủ yếu sử dụng dinh dưỡng còn lại trong đất và dinh dưỡng trong hạt quyết định (Mai Văn Đen và Phạm Quý Ninh, 2008). Đến giai đoạn này cây lúa bắt đầu huy động nguồn dinh dưỡng bên ngoài môi trường đất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng của cây do lượng dinh dưỡng dự trữ từ phôi nhũ không đủ cung cấp. Thời điểm 45 NSKS chiều cao cây lúa có khác biệt ý nghĩa thống kê 1% giữa các mức độ đạm (Bảng 3.4), chiều cao thấp nhất là nghiệm thức 0N (48,1cm), chiều cao cao nhất là nghiệm thức 120N (63,4cm). Theo Yoshida (1981), thì trong điều kiện tối hảo chiều cao cây lúa phụ thuộc vào giống, nhưng trong điều kiện canh tác bình thường, chiều cao cây lúa hầu như bị chi phối bởi điều kiện dinh dưỡng và chế độ cung cấp nước. Đây là giai đoạn hoàn thiện thân lá, thời kì vươn lóng mạnh nhất, chuẩn bị cho giai đoạn làm đòng trổ bông, lúa hấp thu dinh dưỡng mạnh. Do nghiệm thức 0N không được bón đạm và hàm lượng dinh dưỡng trong đất không đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa nên chiều cao cây lúa trong nghiệm thức 0N thấp hơn chiều cao cây lúa của các nghiệm thức có bón đạm.

Bên cạnh đó vào thời điểm 65 NSKS thì chiều cao cây của các nghiệm thức bón phân và cả các nghiệm thức quản lý nước đều có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Các nghiệm thức bón đạm chiều cao cây cao nhất ở nghiệm thức 120N (84,5 cm) và chiều cao cây thấp nhất là nghiệm thức 0N (70,9 cm). Các nghiệm thức quản lý nước chiều cao cây cao nhất là biện pháp bón thấm - tưới sau một ngày (83,3 cm) và thấp nhất là biện pháp bón thấm - tưới ngay. Nghiệm thức bón thấm - tưới sau một đạt chiều cao cây cao nhất là do urea sau khi bón được tiếp xúc với nước nhưng chỉ thấm qua cho phân tan

và cây trồng dễ hấp thu, một ngày sau mới cho nước vào, tuy urea vẫn chuyển

hóa thành NH4+ nhưng đã được đất giữ lại. Khả năng cây hút được lượng đạm

bón vào cao hơn, tỷ lệ này có xu hướng cao khi bón đạm sâu vào trong đất hoặc bón thúc ở các thời kỳ sinh trưởng về sau (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) giai đoạn sinh sản này chiều cao cây lúa gia tăng rõ rệt do sự vươn lóng trên cùng, đồng thời giai đoạn này cây lúa trổ nên tập trung dinh dưỡng vào việc nuôi đòng. Tương tự như giai đoạn 45 NSKS do nghiệm thức 0N không được cung cấp đạm nên có chiều cao thấp hơn các nghiệm thức còn lại.

Bảng 3.4: So sánh chiều cao cây lúa OM5451 (cm) trong các giai đoạn sinh trưởng ở vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tại Bình Minh, Vĩnh Long

Nghiệm thức NSKS

10 20 45 65 90

Đạm (A)

0N 16,8 32,3b 48,1c 70,9c 70,2c

80N 16,8 34,5a 60,9b 78,8b 83,5b 120N 17,0 35,4a 63,4a 84,5a 84,3a Quản lý

nước (B)

Ngập liên tục 16,8 35,1a 58,3 80,3a 79,4 Bón thấm 1 16,8 32,8b 56,8 74,6b 79,3 Bón thấm 2 17,1 35,3a 62,0 83,3a 83,7 F (A) ns ** ** ** ** F (B) ns * ns ** ns F (A x B) ns ns ns ns ns CV (%) 3,81 4,89 4,04 5,37 6,05

Ghi chú: Trong cùng một cột theo sau là những chữ giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê qua kiểm định DUNCAN ở mức ý nghĩa 5%; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Tương tự như giai đoạn 65 NSKS thời điểm 90 NSKS chiều cao cây lúa có khác biệt ý nghĩa qua thống kê 1% giữa các nghiệm thức bón đạm, chiều cao cây lúa cao nhất ở nghiệm thức 120N (84,3 cm), chiều cao cây lúa thấp nhất ở

nghiệm thức 0N (70,2 cm). Theo Võ Tòng Xuân và ctv. (1993) cho rằng, giai

đoạn 75 NSKS cây lúa tập trung hút nhiều dinh dưỡng đặc biệt là đạm và lân. Đây là giai đoạn lúa đã chín chiều cao cây không có sự chệch nhiều so với giai đoạn 65NSKS

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biện pháp bón thấm urea lên khả năng bốc thoát khí nh3 trong vụ lúa đông xuân năm 2012 – 2013 tại bình minh – vĩnh long (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)