Số lá trên cây của ớt Sừng Vàng Châu Phi khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát trừ thời điểm 1 NSKCh (Hình 3.6 và Phụ bảng 1.4). Nhìn chung, tất cả các nghiệm thức chủng bệnh đều có số lá ít hơn đối chứng. Cụ thể là ĐC luôn có số lá trên thân chính của ớt cao nhất (14,80 lá/cây ở 12 NSKCh đến 22,96 lá/cây ở 32 NSKCh). Chủng 2 luôn có số lá trên thân chính thấp nhất (10,58 lá/cây ở 12 NSKCh đến 4,50 lá/cây ở 32 NSKCh), vì trong giai đoạn 12 – 32 NSKCh, tỉ lệ bệnh và chỉ số
bệnh của chủng 2 là cao nhất, còn ĐC hoàn toàn không bị bệnh héo xanh nên số
26
Tại thời điểm 1 NSKCh, số lá trên cây của ớt Sừng Vàng Châu Phi không khác biệt nhau qua phân tích thống kê biến thiên từ 7,68 – 9,40 lá/cây. Điều này có thể giải thích tương tự như chiều cao thân chính là do trong giai đoạn này, vừa tiến hành chủng huyền phù vi khuẩn vào gốc nên số lá trên cây được quyết định chủ yếu bởi đặc tính giống ớt Sừng Vàng.
Thời điểm 22 – 32 NSKCh, chủng 3 và ĐC luôn có số lá cao nhất (15,76 – 20,16 lá/cây ở 22 NSKCh đến 16,68 – 22,96 lá/cây ở 32 NSKG) do ĐC không bị ảnh hưởng bởi bệnh héo xanh, còn chủng 3 là chủng vi khuẩn bị ảnh hưởng ít nhất bởi việc chủng vi khuẩn nên vì vậy số lá khác biệt không có ý nghĩa với ĐC. Trong khi chủng 2 luôn có số lá ít nhất (8,15 – 4,5 lá/cây) vì bịảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh héo xanh (tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh luôn cao). Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định của Nguyễn Mạnh Chinh (2007) là vi khuẩn Ralstonia solanacearum làm vít tắt mạch dẫn làm cản trở sự vận chuyển nước, chất dinh dưỡng trong cây dẫn đến lá héo rũ nhanh và rụng.
Thời điểm 22 NSKCh các chủng 2 và 5 đều có số lá giảm hơn ở thời điểm 12 NSKCh; thời điểm 32 NSKCh, chỉ còn Chủng 2 tiếp tục giảm số lá, trong khi Chủng 5 thì có số lá tăng trở lại tại thời điểm này. Điều này phù hợp với diễn biến chỉ số bệnh héo xanh, Chủng 2 có tốc độ tăng chỉ số bệnh nhanh chóng (1,2
ở 12 NSKCh đến 3,12 ở 32 NSKCh), chính vì vậy số lá của chủng này cũng giảm theo tương ứng. Qua đó cho thấy bệnh héo xanh có ảnh hưởng trực tiếp đến số lá của cây vì lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, giúp cây cho năng suất và phẩm chất cao (Lê Văn Hòa và ctv., 2005).
27
Hình 3.6 Số lá (lá/cây) của ớt Sừng Vàng Châu Phi trên các nghiệm thức chủng bệnh qua các thời điểm khảo sát
3.3.3 Đường kính gốc thân
Kết quả Hình 3.7 và Phụ bảng 1.5 cho thấy, đường kính gốc thân của ớt Sừng Vàng Châu Phi khác biệt có ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê ở 2 thời
điểm khảo sát cuối (22 – 32 NSKCh) và không khác biệt ở thời điểm đầu (1 – 12 NSKCh dao động trong khoảng 0,32 – 0,46 cm). Điều này chứng tỏ rằng đường kính gốc thân chỉ bịảnh hưởng ở những giai đoạn cuối cùng sau khi chủng bệnh. Chủng 3, 6 và ĐC luôn luôn có đường kính gốc thân cao nhất (0,45 – 0,50 cm ở
22 NSKCh đến 0,53 cm ở 32 NSKCh). Trong khi chủng 2 luôn có đường kính gốc thân thấp (0,43 cm thời điểm 22 NSKCh đến 0,44 thời điểm 32 NSKCh). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với diễn biến chỉ số bệnh héo xanh vì khi vi khuẩn xâm nhập vào cây, chúng làm tắt các mạch dẫn nước, cắt ngang thân thấy bó mạch dẫn hóa màu nâu hoặc nâu đen, bệnh phát triền làm cho thân cây lõm, rỗng thân, dần dần đường kính gốc thân của cây nhỏ lại cho đến khi gốc không còn khả năng vận chuyển nước dẫn đến cây chết (Chu Thị Thơm và ctv., 2005).
0 5 10 15 20 25 1 12 22 32
Ngày sau khi chủng Chủng 1 Chủng 2 Chủng 3 Chủng 4 Chủng 5 Chủng 6 ĐC S ố l á (l á/ câ y )
28
Hình 3.7 Đường kính gốc thân (cm) của ớt Sừng Vàng Châu Phi trên các nghiệm thức chủng bệnh qua các thời điểm khảo sát
Giai đoạn 1 – 12 NSKCh, đường kính gốc thân của các nghiệm thức chủng bệnh khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với ĐC. Do trong giai đoạn này, vi khuẩn vừa mới xâm nhập nên chưa có thời gian nhân mật số nhiều, chưa làm thay đổi cấu trúc thân dẫn đến đường kính gốc thân cây ớt phát triển bình thường. Sang giai đoạn cuối 22 – 32 NSKCh, lúc này thời gian chủng bệnh là khá dài, vi khuẩn đã có thời gian ủ bệnh và nhân mật số nhanh chóng, làm cho đường kính gốc thân khác biệt có ý nghĩa 1%. Trong đó, chủng 2 là chủng vi khuẩn bị ảnh hưởng nhiều bởi bệnh héo xanh nên đường kính gốc thân luôn thấp.
0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 1 12 22 32
Ngày sau khi chủng
Chủng 1 Chủng 2 Chủng 3 Chủng 4 Chủng 5 Chủng 6 ĐC Đ ườ n g k ín h g ố c th â n ( cm )
29
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
– Chủng vi khuẩn 2 và 5 có tỉ lệ bệnh héo xanh cao nhất (100% bắt đầu từ thời
điểm 22 NSKCh).
– Chỉ số bệnh héo xanh cao nhất thuộc về chủng 2, 4 và 5 (2,56 – 3,12 thời điểm 32 NSKCh).
– Chủng 2 là chủng vi khuẩn ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh trưởng của ớt Sừng vàng Châu Phi.
4.2Đề nghị
− Nên sử dụng chủng vi khuẩn 2 để tiếp tục nghiên cứu bệnh héo xanh trên cây
ớt Sừng Vàng Châu Phi để tìm ra cách khắc phục khả thi nhất, ngăn chặn bệnh héo xanh phát triển.
− Nghiên cứu sử dụng các gốc ghép ớt khác nhau trên ngọn Ớt Sừng Vàng Châu Phi nhằm tăng khả năng kháng bệnh trên ớt, ổn định năng suất.
30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bosland, P. W. and Votava, E. J (2000). Pepper: Vegetable and spice capsicums. CABI
Publishing, Oxon, UK and New York.
Bosland, P.W (1996), Capsicumsz: Innovative uses of an ancient crop. In: J.Janick
(ed.), progress in new crops. ASHS Press, Arlington, VA.
Bosland, P.W., J. Iglesias, và M.M. Gonzalez (1994), ‘NuMez Centenial’ và ‘NuMex
Twilight’ ornamental chiles, Hortscience 29:1090.
CABI (2001), Crop protection compendium. Wallingford, UK: CAB. International.
Center for New Crops and Plant Products. (2002). Capsicum pepper. Purdue University. Chu Thị Thơm, Phạm Thị Lài và Nguyễn Văn Tó (2005). Trồng cà chua quanh năm.
NXB Lao động – Hà Nội.
Đỗ Mỹ Linh (2008), Trái cây trị bệnh, NXB Lao động Hà Nội.
Đỗ Tấn Dũng (2001) Bệnh héo rũ hại cây trồng cạn và biện pháp phòng chống. NXB
Nông nghiệp Hà Nội.
Đỗ Tấn Dũng (2001), Nghiên cứu bệnh héo xanh Vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) gây hại một số cây trồng vùng phụ cận 1998 – 2003, Hội thảo quốc gia bệnh cây và Sinh học phân tử bệnh hại cây trồng có nguồn gốc từ đất lần thứ 4 – Đại học Cần Thơ 29/10/2004.
Đường Hồng Dật (2002), Sổ tay người trồng rau (Tập 2), NXB Hà Nội.
Đường Hồng Dật (2003), Kỹ thuật trồng rau ăn lá, rau ăn hoa và rau gia vị, NXB Lao
động Hà Nội.
Eshbaugh, W.H (1993), History and exploitation of a serendipitous. New crop
discovery. In: J. Janick and J.E. Simon (eds.), New crop. Wiley, New York.
Gino Co. LTD và Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam, Hà Nội ngày 10/08/1995, Báo cáo: Chương trình hợp tác chuyển giao Công nghệ trồng rau quả trong nhà lưới.
Lê Quang Long (2006), Từđiển tranh về các loài cây, NXB Giáo dục.
Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), Giáo trình Sinh lý thực vật, Tài liệu lưu hành nội bộ, Đại học Cần Thơ.
Mai Thị Phương Anh (1999), Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp, NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi (1996), Rau và trồng rau, Giáo
trình dành cho học viên cao học Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Mai Văn Quyền, Lê Thị Việt Nhi, Ngô Quang Vinh, Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Tuấn Kiệt (2000), Những cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
31
Mai Văn Quyền, Lê Thị Việt Nhi, Ngô Quang Vinh, Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Tuấn Kiệt (2007), Cây rau gia vị, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Momol, J.Jones, J.OLSON, (2003), New out break of Ralstonia solanacearum race 3
biovar 3 in geranium in us and effect of biofumigant on Ralstonia solanacearum (sace 1 biovar) university of Plorida past Alert.
Ngô Xuân Chinh (2005), Trồng rau với các hình thức bảo vệở các tỉnh phía Nam, Tài
liệu tập huấn, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
Nguyễn Mạnh Chinh (2007), Sổ tay trồng rau an toàn. NXB Nông nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh.
Nguyễn Quốc Vọng (2002), Clean and green vegetable production systems for Vietnam,
Paper for training course “Vegetable production in sub-region of central Vietnam”, Nha Trang.
Nguyễn Văn Hường (2004), Cây rau dinh dưỡng trong bữa ăn gia đình, NXB Thanh
Hóa.
Nguyễn Văn Quỳnh và Lê Thị Sen (2003), Giáo trình Côn trùng Nông nghiệp, Phần B: Côn trùng gây hại cây trồng chính ởĐồng Bằng Sông Cửu Long, Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng (2003), Bệnh hại cà chua do Nấm, Vi khuẩn và biện pháp phòng chống, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Việt Thắng và Trần Khắc Thi (1997), Sổ tay người trồng rau, NXB Nông
Nghiệp Hà Nội.
Nonnecke, I.L (1989), Vegetable production. New York: Von Nostrand Reinhold.
Phạm Hoàng Oanh (2001), Một số bệnh hại trên rau cải, bệnh héo tươi trên ớt, Tài liệu tập huấn sâu bệnh hại rau màu tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, 6/2001 Tài liệu lưu hành nội bộ.
Phạm Hồng Cúc (1999), Kỹ thuật trồng cà chua, NXB Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Hồng Cúc, Trần Văn Hai và Trần Thị Ba (2001), Kỹ thuật trồng rau, NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
Phạm Văn Kim (2000), Các nguyên lý về bệnh hại cây trồng, Trường Đại học Cần Thơ. Tạ Thu Cúc (2002), Kỹ thuật trồng cà chua, NXB Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh.
Trần Thế Tục (2000), Sổ tay người làm vườn, NXB Nông Nghiệp.
Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và Phạm Hồng Cúc (1999), Giáo trình trồng rau. Khoa
32
Trần Thị Ba, Trần Văn Hai, Võ Thị Bích Thủy (2008), Kỹ thuật sản xuất rau sạch,
NXB Đại học Cần Thơ.
Trần Tú Ngà và Trần Thế Tục (1995), Chọn tạo giống ớt cay, Kết quả nghiên cứu Khoa học về rau quả 1990 – 1994, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Van Loon, L.C., P. A. H. M. Bakker and C. M. J. Peiterse. 1998 “Systemic resistance
induced by Rhizophere bacteria”, Annu.Rev. Phytophathol.
Võ Văn Chi (2005), Sách cây rau, trái đậu dùng đểăn và trị bệnh, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998), Giáo trình Bệnh cây Nông nghiệp, NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
Vũ Triệ Mân và Lê Lương Tề (1999), Bệnh vi khuẩn và virus hại cây trồng. NXB Giáo
dục
Lemesa, F. O. 2006. Biochemical, Pathologial and Genetic Characterization of Strains
of Ralstonia solanacearum Smith from Ethiopia and Biocontrol of R. solanacearum with Bacterrial Antagonists. PhD. Dissertation. University of
Hannover, Germany.
Nelson, L. M. 2004. Plant growth promoting rhizobacteria (PGPR): Prospects for new inculant. Online, Crop Management doi: 10.1094/Cm – 2004 – 0301 – 05 – RV.
PHỤ CHƯƠNG 1 SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Phụ bảng 1.1 Tỉ lệ bệnh héo xanh (%) của các chủng vi khuẩn trên ớt Sừng Vàng Châu Phi qua các thời điểm khảo sát
Nghiệm thức Ngày sau khi chủng bệnh
12 17 22 27 32 Chủng 1 40,0 bc 92,0 ab 96,0 a 100,0 a 100,0 a Chủng 2 80,0 a 96,0 a 100,0 a 100,0 a 100,0 a Chủng 3 0,0 d 20,0 c 36,0 b 40,0 b 56,0 b Chủng 4 52,0 bc 92,0 ab 92,0 a 92,0 a 92,0 a Chủng 5 60,0 ab 96,0 a 100,0 a 100,0 a 100,0 a Chủng 6 24,0 cd 76,0 b 88,0 a 92,0 a 96,0 a ĐC 0,0 d 0,0 d 0,0 c 0,0 c 0,0 c Mức ý nghĩa ** ** ** ** ** CV. (%) 65,37 18,42 14,62 12,77 14,43 ĐC: Nghiệm thức đối chứng không chủng bệnh.
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%; ns: không khác biệt
Phụ bảng 1.2 Chỉ số bệnh héo xanh của các chủng vi khuẩn trên ớt Sừng Vàng Châu Phi qua các thời điểm khảo sát
Nghiệm thức Ngày sau khi chủng bệnh
12 17 22 27 32 Chủng 1 0,48 bc 2,04 ab 2,56 a 2,56 a 2,92 ab Chủng 2 1,20 a 2,36 a 2,64 a 2,72 a 3,12 a Chủng 3 0,00 c 0,32 c 0,40 c 0,56 c 0,72 c Chủng 4 0,84 ab 1,96 ab 2,36 ab 2,44 a 2,56 ab Chủng 5 0,80 ab 2,24 ab 2,76 a 2,92 a 3,20 a Chủng 6 0,28 bc 1,48 b 1,72 b 1,72 b 2,20 b ĐC 0,00 c 0,00 c 0,00 c 0,00 c 0,00 c Mức ý nghĩa ** ** ** ** ** CV. (%) 86,79 37,16 30,25 27,94 27,97 ĐC: Nghiệm thức đối chứng không chủng bệnh.
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%;
Phụ bảng 1.3 Chiều cao thân chính (cm) của ớt Sừng Vàng Châu Phi trên các nghiệm thức chủng bệnh qua các thời điểm khảo sát
Nghiệm thức Ngày sau khi chủng bệnh
1 12 22 32 Chủng 1 18,34 22,61 c 24,80 a 26,17 ab Chủng 2 18,21 21,35 c 13,70 b 11,51 b Chủng 3 20,38 26,69 a 30,92 a 38,85 a Chủng 4 18,43 23,43 bc 27,09 a 38,70 a Chủng 5 19,24 26,04 a 24,20 a 32,24 a Chủng 6 18,58 25,30 ab 30,79 a 31,86 a ĐC 15,96 25,04 ab 33,86 a 43,44 a Mức ý nghĩa ns ** ** * CV. (%) 10,57 7,31 28,79 43,60 ĐC: Nghiệm thức đối chứng không chủng bệnh.
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%; *: mức ý nghĩa 5%; ns: không khác biệt
Phụ bảng 1.4 Số lá (lá/cây) của ớt Sừng Vàng Châu Phi trên các nghiệm thức chủng bệnh qua các thời điểm khảo sát
Nghiệm thức Ngày sau khi chủng bệnh
1 12 22 32 Chủng 1 8,64 9,76 c 13,87 b 11,00 bc Chủng 2 8,68 10,58 c 8,15 c 4,50 c Chủng 3 9,40 12,96 b 15,76 ab 16,68 ab Chủng 4 8,84 10,89 c 11,82 bc 14,40 b Chủng 5 8,60 12,18 b 11,12 bc 13,70 b Chủng 6 8,72 12,98 b 14,12 b 14,85 ab ĐC 7,68 14,80 a 20,16 a 22,96 a Mức ý nghĩa ns ** ** ** CV. (%) 8,57 8,16 28,40 43,05 ĐC: Nghiệm thức đối chứng không chủng bệnh.
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%; ns: không khác biệt
Phụ bảng 1.5 Đường kính gốc thân (cm) của ớt Sừng Vàng Châu Phi trên các nghiệm thức chủng bệnh qua các thời điểm khảo sát
Nghiệm thức Ngày sau khi chủng bệnh
25 35 45 55 Chủng 1 0,34 0,41 0,40 c 0,42 c Chủng 2 0,34 0,43 0,43 bc 0,44 c Chủng 3 0,34 0,46 0,45 ab 0,53 a Chủng 4 0,32 0,41 0,43 bc 0,46 bc Chủng 5 0,32 0,42 0,43 bc 0,44 c Chủng 6 0,33 0,46 0,47 ab 0,51 ab ĐC 0,36 0,45 0,50 a 0,53 a Mức ý nghĩa ns ns ** ** CV. (%) 9,44 7,25 7,13 9,41 ĐC: Nghiệm thức đối chứng không chủng bệnh.
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%; ns: không khác biệt
PHỤ CHƯƠNG 2 CÁC BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA)
Phụ bảng 2.1 Tỉ lệ bệnh héo xanh (%) của các chủng vi khuẩn trên ớt Sừng Vàng Châu Phi thời điểm 12 NSKCh bệnh Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F P Nghiệm thức 27588,571 6 4598,095 8,047 0,000 Sai số 16000,000 28 571,429 Tổng Cộng 43588,571 34 CV. (%) = 65,37
Phụ bảng 2.2 Tỉ lệ bệnh héo xanh (%) của các chủng vi khuẩn trên ớt Sừng Vàng Châu Phi thời điểm 17 NSKCh bệnh Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F P Nghiệm thức 48548,571 6 8091,429 52,444 0,000