Phương tiện

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng gây hại của sáu chủng vi khuẩn ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh trên ớt sừng vàng châu phi trong điều kiện nhà lưới (Trang 26)

2.1.1 Địa điểm và thời gian

- Địa điểm: Nhà lưới nghiên cứu rau sạch, khoa Nông nghiệp và Sinh học

Ứng dụng (NN & SHƯD), trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) - Thời gian: Từ tháng 07 – 11/2013

2.1.2 Vật liệu

- Giống Ớt Sừng Vàng Châu Phi: Giống ớt được cung cấp bởi công ty Trách nhiệm hữu hạn Giống cây trồng Trung Nông. Cây cao khoảng 80 – 100 cm, có khả năng phân cành mạnh, số trái trên cây nhiều. Trái màu đỏ tươi, đầu nhọn, trái hơi cong. Giống này có thời gian sinh trưởng trung bình (110 – 115 ngày tùy vụ trồng ), trái dài 10 – 12 cm, đường kính 1 – 1,5 cm, màu đỏ tươi khi chín.

- Giá thể: Bao gồm đất trộn với tro trấu theo tỉ lệ 2:1, sau đó được thanh trùng tại phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo vệ Thực vật

- Vi khuẩn Ralstonia solanacearum: Vi khuẩn được lấy từ cây ớt bệnh tại các vùng sản xuất ớt tập trung như: Huyện Chợ Mới – An Giang, huyện Thanh Bình – Đồng Tháp, huyện Bình Tân – Vĩnh Long, huyện Giồng Riềng – Kiên Giang. Chọn cây ớt có triệu chứng bệnh héo xanh, sát trùng phần gốc bằng cồn 70o, chọn phần mạch dẫn truyền sau đó cắt một đoạn khoảng 1 cm rồi nhỏ vào từ

2 – 3 giọt nước cất, quan sát thấy có dịch vi khuẩn màu sữa đục tuông ra thì đó là cây ớt bị bệnh héo xanh. Tiến hành thu thập mẫu rễ cây bệnh rồi cho vào túi nilon có dán nhãn. Mẫu rễđược giữở nhiệt độ lạnh cho đến khi được phân lập tại phòng thí nghiệm. Mẫu ớt bệnh được phân lập tại phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo vệ Thực vật gồm 6 chủng vi khuẩn.

-Phân bón: NPK 16 – 16 – 8 – 13S, DAP, phân trung lượng, phân hữu cơ

-Thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc trừ nhện Ortus, Radian, Sec Saigon… -Vật liệu khác: Chậu nhựa, thước thẳng, viết, thước kẹp, bình phun, cuốc, xẻng…

2.2 Phương pháp

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố gồm 7 nghiệm thức là 6 chủng vi khuẩn gây bệnh héo xanh được thu thập tại các vùng

15

trồng ớt chuyên canh và 1 đối chứng không bệnh với 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 chậu gồm 5 cây.

1.Chủng 1: Ấp Hạ 1 – Tân Bình – Thanh Bình – Đồng Tháp 2.Chủng 2: Ấp Hạ 2 – Tân Quới – Thanh Bình – Đồng Tháp 3.Chủng 3: Ấp Phú Thượng 1 – Kiến An – Chợ Mới – An Giang 4.Chủng 4: Ấp Phú Thượng 2 – Kiến An – Chợ Mới – An Giang 5.Chủng 5: Ấp Tân Thới – Tân Bình – Bình Tân – Vĩnh Long 6.Chủng 6: Ấp Xẻo Mây – Thạnh Hòa – Giồng Riềng – Kiên Giang 7.Đối chứng không chủng bệnh

- Mỗi nghiệm thức là 1 chậu nhựa kích thước: 12 cm x 14,5 cm x 10,5 cm - Mỗi lặp lại quan sát 5 cây. Tổng số cây/nghiệm thức: 25 cây

- Tổng số cây quan sát: 25 x 7 =175 cây

Hình 2.1 Bố trí thí nghiệm trên ớt Sừng Vàng Châu Phi tại nhà lưới Rau sạch, khoa NN & SHƯD, trường ĐHCT (tháng 07 – 11/2013).

2.2.2 Kỹ thuật gieo trồng

- Chuẩn bị giá thể: Giá thể dùng trong thí nghiệm bao gồm đất trộn với tro trấu theo tỉ lệ 2:1 và một lượng phân hữu cơ vừa đủ để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho đất, sau đó giá thể được đem thanh trùng bằng máy thanh trùng tại phòng thí nghiệm bộ môn Bảo vệ Thực vật.

- Chuẩn bị chậu nhựa: Sử dụng chậu mới đểđảm bảo không có mầm bệnh, nếu sử dụng chậu cũ thì chậu phải được ngâm trong clorin để khử trùng. Cho 1

16

kg đất đã được thanh trùng vào mỗi chậu. Bố trí thí nghiệm sau cho khoảng cách giữa các chậu là 30 x 30 cm để thuận lợi cho việc chăm sóc và cách ly nguồn bệnh khi tiến hành chủng bệnh sau này.

- Gieo hạt: Hạt giống ớt Sừng Vàng Châu Phi được ngâm trong nước ấm nhiệt độ 45 – 55oC (tỉ lệ nước 2 sôi + 3 lạnh) trong 2 giờ để phá miên trạng và kích thích quá trình nảy mầm. Sau đó cho vào khăn bàn lông và cho vào bọc ni lông đen, phơi ngoài nắng. Sau 4 – 5 giờ thì gieo vào chậu nhựa, dùng que gỗ

xom 5 lỗ trên bề mặt giá thể sâu khoảng 0,5 cm, sau đó gieo 5 hạt vào mỗi chậu. - Chăm sóc sau khi gieo: Dùng bình phun sương phun nước giữ ẩm, cung cấp độẩm cho hạt ớt nảy mầm, rắc vôi xung quanh các chậu nhựa vừa gieo hạt ớt

để diệt trùng và hạn chế các bệnh hại khác tấn công. Cây con được che lưới đen (giảm 50% ánh sáng) vào những buổi trưa nắng gắt để giảm cường độ ánh sáng và nhiệt độ giúp cây con sinh trưởng tốt hơn. Bắt đầu từ 16 ngày sau khi gieo, có thể phun thuốc để phòng trừ bệnh khảm và các tác nhân truyền bệnh như rầy phấn trắng và nhện trắng nhỏ (Ortus nồng độ 1,25 ml/l, radian nồng độ 1 ml/l, Sec Saigon). Từ 15 ngày sau khi gieo có thể tiến hành bổ sung các loại phân bón

để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây như DAP nồng độ 2 g/l, NPK 16 – 16 – 8 – 13S nồng độ 3 g/l. Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt giai đoạn trước chủng bệnh (25 ngày sau khi gieo) để tránh vi khuẩn lây lan qua con đường nước tưới.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng gây hại của sáu chủng vi khuẩn ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh trên ớt sừng vàng châu phi trong điều kiện nhà lưới (Trang 26)