Kết quả Hình 3.1 và Phụ bảng 1.1 cho thấy, tỉ lệ bệnh héo xanh trên ớt Sừng Vàng Châu Phi ở 6 chủng vi khuẩn qua các thời điểm khảo sát khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Chủng vi khuẩn 2 và 5 luôn có tỉ lệ bệnh héo xanh cao nhất (60,0 – 80,0% ở 12 NSKCh đến 100% ở 32 NSKCh). Trong khi chủng 3 luôn có tỉ lệ bệnh héo xanh thấp nhất (0,0% ở 12 NSKCh đến 56,0% ở 32 NSKCh), khác biệt qua phân tích thống kê so với 5 chủng còn lại. Trên nghiệm thức ĐC (không chủng vi khuẩn) hoàn toàn không xuất hiện bệnh qua tất cả các thời điểm khảo sát, điều này có thể giải thích do đất trồng đã được thanh trùng trước khi trồng và thí nghiệm được bố trí trong nhà
21
lưới nên cách ly nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài trong suốt quá trình thí nghiệm.
Hình 3.1 Tỉ lệ bệnh héo xanh (%) của các chủng vi khuẩn trên ớt Sừng Vàng Châu Phi qua các thời điểm khảo sát
Giai đoạn 22 – 32 NSKCh, hầu như tất cả các chủng vi khuẩn điều đạt tỉ lệ
bệnh cao (trừ chủng 3 có tỉ lệ bệnh thấp nhất, khác biệt ý nghĩa với các chủng còn lại, dao động 36 – 56%). Do trong giai đoạn cuối của quá trình chủng bệnh, với mật độ Ralstonia solanacearum cao, các chủng vi khuẩn này tăng mật số
nhanh chóng làm những chủng vi khuẩn ít gây hại trong giai đoạn trước đến giai
đoạn này đã phát triển, vì vậy làm cho tỉ lệ gây bệnh của các chủng hầu như
không khác biệt nhau. Cũng trong giai đoạn này, tại thời điểm 22 NSKCh, chủng vi khuẩn 2 và 5 đạt tỉ lệ bệnh 100%, đến 27 NSKCh thì chủng 1 cũng đạt tỉ lệ
bệnh 100%. Điều này chứng tỏ rằng chủng 2 và 5 là hai chủng phát triển mạnh nhất, có độc lực cao và tấn công mạnh chúng làm tất cả các cây đều nhiễm bệnh trong giai đoạn sớm.