Nâng cấp nguồn (PSU)

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập BẢO TRÌ VÀ NÂNG CẤP HỆ THỐNG MÁY TÍNH (Trang 71)

Sau khi nâng cấp 1 loạt các phụ kiện của máy tính chúng ta không thể không đề cập đến việc nâng cấp nguồn cho máy tính của bạn. Việc nâng cấp các phụ kiện như RAM, Chip, Mainboard, Card đồ họa,…chắc chắn máy tính của bạn cần 1 bộ nguồn mới cung cấp đủ công suất điện cho hệ thống mới.

Nếu không cung cấp đủ công suất điện cho hệ thống, bạn sẽ phải thưởng thức vô số các lỗi… từ trên trời rơi xuống! Nhẹ thì máy chạy ì ạch, các game yêu thích bị đứng hình liên tục,… Nặng một chút thì máy đang chạy, tự nhiên khởi động lại hoặc khởi động không được,... trường hợp xấu nhất là cả hệ thống bị hỏng kéo theo nhiều thiết bị khác hỏng theo. Dễ thấy nhất và các ví dụ điển hình là các tụ trên các mainboard thường phồng rộp lên, hoặc VGA cạc của bạn bị vỡ hình xuất hiện các ký tự lạ... Nguyên nhân chẩn đoán được lúc này là một phần do thủ phạm bộ nguồn gây ra. Chính vì vậy, việc lựa chọn một bộ nguồn thích hợp với hệ thống là điều bạn cần xem xét và tính toán khi chọn mua máy tính. Đặc biệt đối với những linh kiện cao cấp như phần cứng máy tính những bộ nguồn chất lượng kém ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến độ bền và tuổi thọ linh kiện, đây là những tác hại mà người dùng chỉ nhận biết được sau một thời gian sử dụng nhất định.

CHƯƠNG 5. MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC. 5.1. Những nguy cơ đe dọa đến dữ liệu trong máy tính và cách phòng chống.

1.Thất lạc, mất mát dữ liệu trong quá trình sử dụng do xóa nhầm… 2. Bị phá hoại bở sự tấn công của virut.

3.Bị mất hoàn toàn do các lỗi phát sinh từ phần cứng: bị bỏng do cháy ổ đĩa, bị hỏng do ảnh hưởng từ môi trường như va đập, mài mòn, nhiệt độ, độ ẩm…

4.Bị đánh cắp bởi các chương trình gián điệp.

5.Bị hỏng do các lỗi về cấu trúc ổ đĩa như: bị phân mảnh file, các lỗi phát sinh do bad sector của ổ cứng.

Điều nên làm để tránh khỏi trương hợp nêu trên là backup dữ liệu định kì bằng những phần mềm hỗ trợ như: Norton Ghost, Acronis True Images… để phục vụ sao lưu toàn bộ dữ liệu trên một phân vùng hoặc trên toàn bộ một đĩa sang một bộ phận lưu trữ khác đảm bảo an toàn về tính toàn vẹn và bảo mật cho dữ liệu sao lưu. Đối với những File có dung lượng lớn cần phải sao chép tới một phân vùng thứ cấp, một ổ đĩa khác hoặc sử dụng những công cụ chuyên dụng để tạo bản sao lưu.

Đối với trường hợp bị làm hỏng hoặc đánh cắp bởi virut máy tính, các chương trình gián điệp giải pháp thông dụng nhất mà đa số người dùng hiện nay lựa chọn là cài đặt chương trình chống virut máy tính. Nhưng đó vẫn là chưa đủ bởi vì virut máy tính ngày càng phát triển rất nhanh và tinh vi trong khi đó thì khả năng “tìm – diệt” của các chương trình chỉ có hạn không thể khống chế được tất cả các loại virut máy tính hay phần mềm gián điệp, do đó rất cần đến một sự chủ động tự bảo vệ “tài sản số” của mình bằng cách mã hóa các tệp tin, đặt mật khẩu truy cập cho những dữ liệu quan trọng và nhạy cảm.

5.2. Một số lỗi của ổ đĩa quang Ổ đĩa CD/DVD) và cách khắc phục.

5.2.1. Ổ quang không được nhận diện trong Windows 7

- Triệu chứng: Sau khi cài mới Windows 7, bạn mới “tá hỏa” là ổ quang trong Windows Explorer tự dưng “mất tiêu”!

- Khắc phục: Bạn hãy tải về tiện ích nhỏ gọn Rizone CD-DVD Repair chữa lỗi ổ CD hoặc ổ đĩa DVD thiếu hoặc không được nhận bởi hệ thống Windows 7. Công cụ này cũng có chức năng sửa chữa (reset) Autoplay của bạn hoặc Autorun, thiết lập và bảo vệ máy tính của bạn chống lại Autorun (virus) bằng cách vô hiệu hóa tính năng Autorun cho ổ đĩa rời.

Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn khởi động chương trình và nhấn Repair CD-DVD để chương trình bắt đầu sửa lỗi. Khi hoàn tất, bạn chỉ cần khởi động lại Windows là xong.

5.2.2. Không nhận dạng ổ quang trong Windows XP

- Triệu chứng: Trong BIOS nhận dạng được ổ CD/DVD nhưng trong Windows lại

không nhận dạng được, kể cả trong Device Manager.

- Khắc phục: Bạn tải về file Fix_CDROM.vbs. Sau đó nhấp đúp và chọn OK ở thông báo Your CD/DVD-Rom drives should now appear in Windows Explorer… và khởi động lại máy tính để có hiệu lực.

5.2.3. Không thể mở khay bỏ đĩa

- Triệu chứng: Bạn cần chép dữ liệu hay xem phim từ đĩa DVD mới mua nhưng khi nhấn nút Eject để mở khay ổ quang ra thì… không có động tĩnh gì hết, mặc dù đèn tín hiệu ổ đĩa vẫn chớp.

- Chẩn đoán: Ổ quang đã bị kẹt đĩa. Nguyên nhân gây ra thường là đĩa bị cong hoặc méo nên bộ phận cơ học có chức năng đẩy khe chứa đĩa bị kẹt.

- Khắc phục: Trong tình huống này, bạn tuyệt đối không nên “cố sức’ mà cạy ổ quang. Bạn hãy quan sát kỹ bên cạnh nút bấm Eject sẽ thấy một lỗ tròn nhỏ có thể giúp bạn đẩy khe đĩa ra ngoài. Hãy tìm một chiếc kẹp giấy, uốn thẳng ra và chọc vào khe này để gạt khóa đóng đĩa bên trong đồng thời tay nhấn nút mở đĩa. Khay đĩa sẽ được mở ra ngay sau đó.

Lưu ý: Bạn vẫn có thể mở khay đĩa ngay cả khi máy đã tắt nguồn nhưng khó khăn hơn. Nên chọn chiếc kẹp giấy vừa với khe trên ổ quang, không nên quá nhỏ sẽ dễ bị kẹt hoặc lọt hẳn vào bên trong.

5.2.4. Ổ CD/DVD không được nhận diện đúng trong Windows

- Triệu chứng: Ổ đĩa chạy liên tục, không ngớt. Trong khi Windows Explorer lại không có mục CD/DVD Drive. Vào Device Manager mục DVD/CD-Rom drives bị biểu tượng .

- Chẩn đoán: Ổ quang bị bệnh Error code 39 – trình điều khiển không có hoặc bị lỗi. - Khắc phục: Bạn hãy thực hiện các bước sau:

+ Tải về và cài đặt công cụ sửa lỗi tự động Microsoft Fix it 50027. Sau đó khởi động lại máy để có hiệu lực.

+ Nếu vẫn chưa khắc phục được lỗi, bạn hãy vào Start > Run > gõ lệnh Regedit > OK

để vào Registry Editor. + Tìm đến khóa

HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Class\{4D36E965- E325-11CE-BFC1-08002BE10318}

+ Nhấn chuột phải và chọn Delete hai khóa UpperFiltersLowerFilters. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khởi động lại máy tính để có hiệu lực.

5.6.5. Không đọc được đĩa kể cả đĩa mới.

- Triệu chứng: Báo lỗi Please insert a disk into drive X mỗi khi kích hoạt ổ DVD/CD dù đĩa đã nằm sẵn trong khay.

- Chẩn đoán: Có thể mắt đọc ổ quang bị “sốc” do quá tải, “liệt” cơ hay mắt đọc do chấn động mạnh.

- Khắc phục:

- Trước hết, bạn hãy lấy đĩa ra và khởi động lại máy tính. Sau đó, bỏ một đĩa mới nhất vào, đợi khi mắt đọc hết nháy hãy truy cập thử nội dung đĩa từ Windows Explorer.

- Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn, bạn có thể dùng bộ dụng cụ lau mắt đọc có bán trên thị trường có tên CD/DVD Lens Cleaner Kit (bộ dụng cụ lau mắt đọc CD/DVD).

Sau đó, nhỏ dung dịch vào các tia bông trên bề mặt đĩa và cho vào khe đọc. Đợi vài giây để quá trình lau mắt diễn ra. Bạn có thể làm lại quá trình này từ 2 đến 3 lần cho đến khi nào mắt đọc hồi phục.

5.3. Một số lỗi cơ bản của PC và cách khắc phục!

5.3.1. Máy luôn luôn hoạt động ở 100% CPU Usage mà không giảm đi khi không dùng chức năng gì. dùng chức năng gì.

Nguyên nhân: Bệnh này có nhiều nguyên nhân, nhưng thông thường là do 2 file explorer.exe và svchost.exe gây ra. Các bạn bật tast manager lên thì sẽ thấy chúng luôn chiếm 1 lượng lớn CPU Usage. Nguyên nhân do xung đột phần mềm, các chương trình audio tồn tại trong máy hay do phần cứng trục trặc và nhất là Klite codec pack.

Cách khắc phục: Đầu tiên, phải chú ý tới các bộ phận phần cứng. Lau chùi RAM, Quạt chíp, các cổng cáp, jack cắm,... trét keo cho CPU và cắm lại vào vị trí cũ. Tiếp theo, vào windows, dùng các phần mềm thông thường như Your Unin-staller để

gỡ bỏ Flash player. Sau đó tới Klite code pack, các bạn làm theo hướng dẫn: 1, Vào start, chọn All Program > Chọn K-lite codec pack > Chọn Codec Tweak Tool >

Chọn All Options rồi chọn Thumbnail settings.

Rồi chọn tiếp

Sau đó Apply and Close. Restart máy, vào lại windows vào trang chủ Adobe cài lại Flash player

5.3.2. Máy chập chờn liên tục, hay bị giật giật nhất là lúc sử dụng ứng dụng nặng. Đôi khi tự động restart hoặc bật máy load windows thì tự động khởi động lại. Đôi khi tự động restart hoặc bật máy load windows thì tự động khởi động lại.

Nguyên nhân: Rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng trên cho máy tính. Chúng ta có 1 số lỗi thường gặp như sau:

1. Lỗi windows, cái này là thường hay gặp nhất. Đơn cử như lỗi chương trình Boot, Các file trong windows lủng củng hay hỏng cũng dẫn đến hoạt động được trong windows thì cũng bị giật giật, đơ đơ. Cách giải quyết khá đơn giản là kiếm 1 file ghost tốt hay 1 đĩa windows ổn định đem ra và setups.

2, Lỗi Bad Hdd. Cái này lý giải cho hiện tượng vì sao windows bị lỗi, cài lại windows mà không khắc phục được. Để biết chính xác thì dùng vài soft đơn giản check Bad HDD để đưa ra kết luận. Khả năng phải thay thế HDD nếu gặp lỗi này là rất cao vì rất khó khắc phục (cũng có thể cắt khoảng dung lượng bị bad ra nhưng nên đem thay cái khác nếu còn BH).

3. Lỏng cáp HDD dẫn đến tính hiệu truyền vào main mất ổn định, Lỏng fan CPU dẫn đến không tản nhiệt được cho CPU, cắm RAM lỏng… các lỗi tưởng như vô cùng đơn giản lại có nhiều người dính phải. Cách tốt nhất trước khi xem máy hỏng ở đâu nên xem các phần cứng có được nguyên vẹn và lắp đúng cách hay không.

5.3.3. Bật máy lên mà màn hình vẫn đen xì, không hiển thị gì cả?

Nguyên nhân: Lỗi này nằm ở phần cứng.

1. Trong trường hợp này nguyên nhân chính chúng ta nên để ý đến là RAM. Thường thì RAM trong các PC bình thường không có hệ thống tản nhiệt, lại phải đón nhận nhiệt tỏa ra từ Vga, CPU nên có thể hiểu tuổi thọ của RAM thường khá thấp, khó có thể ngang bằng với CPU hay Vga được. Ở lỗi này, các bạn hãy tháo thanh RAM mình đang sử dụng ra, dùng Gôm, lau sạch chân mạ đồng của RAM rồi cắm lại (cách tốt nhất là cắm sang 1 máy khác) để xem, nếu RAM hoạt động bình thường thì có nghĩa nó vẫn còn ổn hoặc do khe RAM hay bộ phận nào khác trong máy.

2. Chúng ta không loai trừ lỗi do CPU có vấn đề. Có thể nói Main và CPU là 2 thành phần bền bỉ nhất trong PC. Tuy nhiên khi mà CPU đã gặp vấn đề thì toàn bộ dàn máy coi như vô dụng. Cách duy nhất để test đó là lau chùi rồi cắm sang 1 máy tính khác cùng thông số để kiểm tra.

3. Nếu có VGA rời thì bạn cũng nên cắm nhờ máy người khác để kiểm tra. Hoặc tháo nó ra và xem VGA onboard hoạt động máy có chạy lại bình thường hay không? Nếu máy bình thường thì sự cố nằm chính ở VGA.

4. PSU (bộ nguồn) không đủ sức mạnh cung cấp cho dàn máy cũng là 1 nguyên nhân. Hoặc là dùng PSU noname, điện áp không ổn định dẫn đến tuổi thọ của máy cũng sẽ giảm đi đáng kể.

5. Nếu check tất cả các phần trong máy, jack cắm đều ổn định thì Mainboard chính là bộ phận cuối cùng. Cái này ngoài bảo hành ra thì ít người có khả năng đọc – hiểu và sửa chữa các lỗi trên main.

* Ngoài ra cũng phải xem xét chính xác xem có cắm đúng các jack cắm hay chưa? Có nhầm lẫn cũng dẫn đến máy không thể bật được.

5.3.4. Máy thường xuyên phát ra tiếng kêu rẹt rẹt khi khởi động, 1 lúc thì hết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân: Bệnh này đa phần là do khô dầu quạt chip của CPU hay quạt thông gió, chỉ cần tháo lắp quạt, bóc tấm tem trên nóc quạt chip, nhỏ 1 giọt dầu máy hoặc dầu ăn vào là được. Ngoài ra còn 1 số trường hợp do HDD, PSU nhưng cách khắc phục khá hạn chế hoặc không làm

được.

5.3.5. Máy thường rất nóng, đôi lúc lên đến 100*C?

Nguyên nhân và cách xử lý: Nguyên nhân khá đơn giản: Do keo tản nhiệt CPU của bạn bị khô hay do fan CPU lắp kênh hoặc không hoạt động. Bạn kiểm tra và bổ xung lại là ổn.

5.3.6. USB cắm vào máy không nhận, cắm USB vào máy chỉ hiện có kết nối mà không mở được USB. không mở được USB.

Nguyên nhân: Bệnh này kể ra thì cũng có nhiều nguyên nhân từ dễ đến khó. Có 1 số nguyên nhân để có thể tự khắc phục như sau:

1. Nguyên nhân do jack USB của thiết bị cắm vào bị lung lay, lỏng lẻo do va đập hay lí do khác… dẫn đến khi cắm USB vào PC tuy có tiếp xúc tiếp điện vào USB nhưng băng thông của USB đã bị giảm do không khớp với cổng USB của máy dẫn đến việc máy chỉ phát hiện có thiết bị cắm vào nhưng không xác định được đó là gì.

2. Nguyên nhân do lỗi firmware của USB. Cái này các bạn lên trang chủ của hãng update firmware vào USB là được.

3. Đứt dây, cháy chip bên trong USB. Cái này thì không rõ cách cứu chữa, nhưng mà cứu được cũng không dùng được bao lâu, tốt nhất là mua cái mới.

4. Khi mà cắm USB của mình vào máy khác thì được mà PC của mình thì không được thì phải xem xét tới main và cổng USB trên máy. Có vài khả năng như chưa đấu jack USB với main ở các cổng trên case, cổng USB trên main bị va đập dẫn tới méo mó,

5.4. Cái lỗi cơ bản của RAM và cách khắc phục.

Đối với RAM mới (mới mua về), cắm vào máy, không chạy các lỗi có thể như sau:

1. Cắm chưa chắc, các mối tiếp xúc không tốt -> RAM không chạy. Dĩ nhiên là tháo ra cắm lại hoặc cắm thật chắc vào.

2. Bus RAM không tương thích - Thường là do mainboard đời đầu (PIV) chỉ hổ trợ Bus 266. Thanh ram có bus 333 hay 400 vẫn chạy được trên mainboard đời đầu (PIV) chỉ hổ trợ Bus 266, trường hợp này ram sẽ chạy tốc độ 266 mà mainboard hỗ trợ. Ngược lại thanh ram có bus 266 ko chạy được trên mainboard chỉ hỗ trợ 333 hay 400 8. Sau khi nâng cấp RAM thì máy chạy hay báo lỗi

RAM mới không tương thích với RAM cũ hay không tương thích với bo mạch chủ. Cần thay thanh RAM khác.

Đối với RAM đang dùng các lỗi liên quan như sau:

1. Bật máy, máy ko chạy chỉ kêu tít… tít… tít… dài ngắt quãng. Lỗi này thông thường do quá trình POST (Power-On Self Test) máy không tìm thấy RAM. Do lỏng chân RAM, RAM lỗi hoặc RAM đã die. Cách xử lý, tháo ra vệ sinh (dùng xăng rửa sạch chân cắm - lưu ý nếu còn trong thời hạn BH thì cần cẩn thận kẻo trôi hoặc nhòe tem là mất quyền lợi BH - nếu không chắc thì mang đi BH) cắm lại.

2. Máy đang chạy thì hiện “màn hình xanh”, điều đầu tiên không nên nghĩ đến RAM mà là do lỗi HĐH. Nhưng khi khắc phục HĐH không xong, quyết định cài lại HĐH nhưng cái “màn hình xanh” vẫn ám ảnh bằng cách hiện lên rồi chết cứng luôn. Lúc này thì nên nghĩ đến RAM.

3. Máy không khởi động được sau khi tháo RAM làm vệ sinh

Sau khi tháo RAM ra đã gắn lại không đúng. Cần tháo ra lần nữa, làm sạch bụi khe cắm và gắn thanh RAM lại cho thật sát. Thử thay đổi vị trí khe cắm.

4. Máy báo lỗi và treo khi vào Windows sau khi thay thế ổ CDROM

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập BẢO TRÌ VÀ NÂNG CẤP HỆ THỐNG MÁY TÍNH (Trang 71)