Tỷ lệ lưu ban theo lớp ở cấp tiểu học

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUỐC GIA GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 2015 CỦA VIỆT NAM (Trang 25)

2. mục tiêu 2: Phổ cập giáo dục cơ bản

2.7. tỷ lệ lưu ban theo lớp ở cấp tiểu học

Bảng 7: tỷ lệ học sinh lưu ban theo lớp ở cấp tiểu học

Năm học Tỷ lệ lưu ban theo lớp ở cấp tiểu học

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Toàn cấp 2003-2004 3,05 1,33 0,97 0,84 0,15 1,24 2004-2005 2,58 0,97 0,65 0,42 0,07 0,89 2005-2006 2,74 1,18 0,79 0,58 0,10 1,02 2006-2007 4,88 2,84 2,61 2,4 0,99 2,89 2007-2008 5,44 2,42 2,30 2,19 0,78 2,66 2008-2009 4,57 1,76 1,33 1,23 0,37 1,90 2009-2010 3,85 1,45 1,01 0,75 0,21 1,54 2010-2011 3,46 1,21 0,83 0,62 0,15 1,31 2011-2012 3,26 1,02 0,64 0,49 0,10 1,11 2012-2013 2,74 1,18 0,79 0,58 0,10 1,02

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

dữ liệu ở Bảng 7 cho thấy tỷ lệ lưu ban ở cấp tiểu học giảm rõ rệt trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ lưu ban toàn cấp năm học 2006-2007 là 2,89%, đến năm học 2012-2013 chỉ còn 1,02%. điều này thể hiện hiệu quả của các chính sách nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số và học sinh vùng khó khăn ở tiểu học. điều đáng lưu ý là tỷ lệ lưu ban ở lớp 1 vẫn cao hơn các lớp khác (2,74% năm học 2012-2013). nguyên nhân chủ yếu là do một bộ phận học sinh khi vào lớp 1, các em gặp khó khăn trong

quá trình chuyển đổi từ hoạt động vui chơi (là chủ yếu) ở mẫu giáo sang hoạt động học tập ở tiểu học, một bộ phận học sinh dân tộc còn gặp khó khăn về việc sử dụng tiếng việt trong nhà trường tiểu học. điều này cho thấy cần có sự chuẩn bị tốt hơn cho trẻ trước khi trẻ bước vào lớp 1 ngay từ khi trẻ còn học ở mẫu giáo 5 tuổi, đặc biệt là sự chuẩn bị về vốn tiếng việt (khả năng nghe nói tiếng việt) cho trẻ dân tộc thiểu số trước khi học lớp 1.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUỐC GIA GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 2015 CỦA VIỆT NAM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)