Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 32)

4. Kết cấu của luận văn

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện trả lời cho các câu hỏi trên, phục vụ cho việc nghiên cứu cần đề tài áp dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu sơ cấp: Thu thập trực tiếp từ đối tƣợng nghiên cứu là chất lƣợng cho vay thể hiện qua các số liệu tài chính của ngân hàng TMCP Quốc tế Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013

- Số liệu thứ cấp: Sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu tại ngân hàng TMCP Quốc tế Thái Nguyên để thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu đƣợc công bố chính thống nhƣ báo cáo khoa học, dự án, tham luận tại các hội thảo, hội nghị, báo chí, internet,…

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phân tích tổng hợp để thấy đƣợc tổng quan tình hình hoạt động của NH - Phƣơng pháp so sánh sự biến động của số liệu qua các năm.

+ So sánh số tuyệt đối cho thấy sự biến động về số lƣợng của các chỉ tiêu + So sánh số tƣơng đối để tính tốc độ phát triển các chỉ tiêu năm sau so với năm trƣớc.

- Phƣơng pháp đánh giá thông qua các tỷ số để đánh giá hiệu quả hoạt động của NH.

2.2.3. Phương pháp số bình quân

Số bình quân (Average figure) là chỉ tiêu biểu hiện mức độ điển hình của một tổng thể gồm nhiều đơn vị cùng loại đƣợc xác định theo một tiêu thức nào đó. Số bình quân mô tả đặc điểm chung nhất, phổ biến nhất của hiện tƣợng kinh tế - xã hội trong các điều kiện không gian và thời gian cụ thể. Ngoài ra, số bình quân còn dùng để so sánh đặc điểm của những hiện tƣợng không có cùng quy mô hay làm căn cứ để đánh giá trình độ đồng đều của các đơn vị tổng thể.

• Số bình quân giản đơn: đƣợc tính trên cơ sở các thành phần tham gia bình quân hoá có vai trò về qui mô (tần số) đóng góp nhƣ nhau.

• Số bình quân gia quyền: đƣợc tính trên cơ sở các thành phần tham gia bình quân hoá có vai trò về qui mô đóng góp khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sử dụng phƣơng pháp số bình quân nhằm phân tích tốc độ tăng trƣởng, phát triển giữa các gia đoạn trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.

- Tính tỷ trọng, cơ cấu, mức độ tác động, ảnh hƣởng của các nhóm sản phẩm, các hoạt động.. trên tổng thể của ngân hàng

2.2.4. Phương pháp chọn mẫu

Điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra đƣợc đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện đƣợc cho tổng thể chung.

Do Ngân hàng hoạt động rộng, mức độ phức tạp cao, thời gian nghiên cứu hữu hạn. Sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu giúp tổng hợp khái quá đặc điểm, tính chất của Ngân hàng dựa trên những mẫu đƣợc chọn.

2.2.5. Phương pháp phân tích đồ thị

Đồ thị mô tả hình ảnh tƣơng quan. Phƣơng pháp phân tích đồ thị giúp ta có cái nhìn tổng quát nhất về mức độ tƣơng quan giữa các đối tƣợng.

Sử dụng đồ thị giúp phản ánh tổng thể mức độ tăng trƣởng, tỷ trọng giữa các sản phẩm, các kênh của Ngân hàng qua từng giai đoạn bằng cách biểu thị hình ảnh.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

Để đề tài khả thi và có tính chính xác cao ngoài việc sử dụng các mô hình, các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản, tác giả cũng đã hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu quan trọng, nổi bật trong quá trình thực hiện đề tài. Cụ thể: chỉ tiêu chi phí huy động vốn cho một đồng vốn huy động, chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn huy động, chỉ tiêu đánh giá quy mô chất lƣợng của hoạt động huy động vốn, mức thuận lợi và lợi ích của khách hàng gửi tiền, uy tín ngân hàng và số lƣợng vốn bị rút trƣớc hạn, mức độ đa dạng hoá của các hình thức huy động vốn, công nghệ ngân hàng, đội ngũ cán bộ ngân hàng, công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phân tích cân đối vốn của NH, chính sách lãi suất, chính sách khách hàng, điều kiện kinh tế xã hội, các chính sách của Nhà nƣớc…

2.4. Kết luận chung

Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên việc kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu giúp cho việc nghiên cứu có tính chính xác, khả thi cao. Bên cạnh đó việc sử dụng các biện pháp nghiên cứu cụ thể giúp tác giả thu hẹp phạm vi, thời gian nghiên cứu nhƣng vẫn đảm bảo tính xác thực cũng nhƣ tính khả thi của đề tài.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ

HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Tổng quan về VIB

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VIB

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đƣợc thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 16 Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đến ngày 15/08/2014, sau 18 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 100 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 8.200 tỷ đồng. VIB hiện có 3.500 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại gần 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nƣớc. Trong quá trình hoạt động, VIB đã đƣợc các tổ chức uy tín trong nƣớc, nƣớc ngoài và cộng đồng xã hội ghi nhận bằng nhiều danh hiệu và giải thƣởng, nhƣ: danh hiệu Thƣơng hiệu mạnh Việt Nam, danh hiệu Ngân hàng có dịch vụ bán lẻ đƣợc hài lòng nhất, Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc, ngân hàng có chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lƣợng dịch vụ khách hàng tốt nhất, đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu do báo VietnamNet bình chọn….

Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng của VIB với việc Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) -Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là Ngân hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở thành cổ đông chiến lƣợc của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Sau một năm chính thức trở thành cổ đông chiến lƣợc của VIB, ngày 20/10/2011, CBA đã hoàn thành việc đầu tƣ thêm 1.150 tỷ đồng vào VIB, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA tại VIB từ 15% lên 20% nhằm tăng cƣờng cơ sở vốn, hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh và quy mô hoạt động cho VIB. Mối quan hệ hợp tác chiến lƣợc này tạo điều kiện cho VIB tăng cƣờng năng lực về vốn, công nghệ, quản trị rủi ro… để triển khai thành công các kế hoạch dài hạn trong chiến lƣợc kinh doanh của VIB và đặc biệt là nâng cao chất lƣợng Dịch vụ Khách hàng hƣớng theo chuẩn mực quốc tế.

Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc cải tổ hoạt động kinh doanh, VIB luôn định hƣớng lấy khách hàng làm trọng tâm, lấy chất lƣợng dịch vụ và giải pháp sáng tạo làm phƣơng châm kinh doanh với quyết tâm “trở thành ngân hàng luôn sáng tạo và hƣớng đến khách hàng nhất tại Việt Nam”. Một trong những sứ mệnh đƣợc ban lãnh đạo VIB xác định ngay từ ngày đầu thành lập là: “Vƣợt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng”. Do vậy, hiện VIB đã và đang tăng cƣờng hiệu quả sử dụng vốn, cùng năng lực quản trị điều hành, tiếp tục chú trọng phát triển mạng lƣới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đa dạng để cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm, đồng thời nâng cao chất lƣợng dịch vụ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tầm nhìn

Trở thành ngân hàng sáng tạo và hƣớng tới khách hàng nhất tại Việt Nam.

Sứ mệnh

- Đối với khách hàng: Vƣợt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.

- Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môi trƣờng làm việc hiệu quả.

- Đối với cổ đông: Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông. - Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng...

Giá trị cốt lõi - Hƣớng tới khách hàng - Nỗ lực vƣợt trội - Trung thực - Tinh thần đồng đội - Tuân thủ kỷ luật

Thƣơng hiệu VIB

Ngay từ ngày đầu thành lập, Ngân hàng Quốc Tế đã xác định rõ mục tiêu trở thành một ngân hàng Việt Nam hoạt động theo các chuẩn mực ngân hàng quốc tế, phát triển một thƣơng hiệu mạnh theo hƣớng gắn bó chặt chẽ với khách hàng. Trong suốt 15 năm qua, VIB đã không ngừng nỗ lực nhằm đạt đƣợc mục tiêu ấy.

Năm 2009, với sự tƣ vấn của công ty thƣơng hiệu hàng đầu thế giới Interbrand, VIB chính thức triển khai chiến lƣợc thƣơng hiệu mới. Không đơn thuần là sự thay đổi về hình ảnh hay thông điệp truyền thông, với VIB, thay đổi chiến lƣợc thƣơng hiệu đồng nghĩa với sự thay đổi cốt lõi về mọi mặt, từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

suy nghĩ, thái độ ứng xử hàng ngày của cán bộ nhân viên đến từng sản phẩm dịch vụ, nhằm mang lại nhiều giá trị hơn nữa cho khách hàng.

Ý tƣởng thƣơng hiệu

Với ý tƣởng thƣơng hiệu kết nối nhân văn (Human Connection), với cam kết luôn nỗ lực, tận tâm phục vụ khách hàng, khẩu hiệu (slogan) của VIB là: “The heart of banking”. Với việc chuyển đổi chiến lƣợc thƣơng hiệu 2009, VIB muốn khẳng định rằng VIB đang tiến lên phía trƣớc. Sự thay đổi này không chỉ thể hiện ở hình ảnh mà còn là hiệu quả công việc và những giá trị mà VIB nỗ lực đem lại cho khách hàng. Mọi công việc hàng ngày của từng thành viên VIB đều hàm chứa các giá trị mà thƣơng hiệu VIB đại diện.

Ý nghĩa logo VIB

Biểu tƣợng của VIB đƣợc tạo thành bởi 3 chữ V, tƣợng trƣng cho những kết nối và nguồn lực tổng hợp mà VIB đem đến trong quan hệ với khách hàng và đối tác. Ở trung tâm ba chữ V là hình ảnh một trái tim thể hiện khách hàng luôn ở trong trái tim VIB. Về mặt cảm xúc, ba chữ V tạo thành hình tƣợng con ngƣời dang tay thân thiện chào đón, tƣợng trƣng cho tinh thần nhân văn, thể hiện ý tƣởng “Kết nối Nhân văn” của thƣơng hiệu VIB.

Hình dáng chữ VIB cong, mềm mại với chữ V cách điệu nhƣ một nụ cƣời chào đón khách hàng.

Màu xanh và ba gam màu vàng cam ấm áp, đầy sinh lực, tạo ra một không gian rộng lớn, đem lại cảm giác về một môi trƣờng cởi mở, dễ tiếp cận, truyền tải sự thân thiện và tinh thần hợp tác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chân thật: VIB nhận đƣợc sự tôn trọng của khách hàng bằng việc làm liêm chính,chuyên nghiệp và chân thật.

- Vun đắp các mối quan hệ: VIB có tầm nhìn dài hạn, luôn sát cánh và chia sẻ cùng khách hàng trong suốt cuộc đời, để giúp khách hàng phát triển và thành công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiện đại: VIB tìm hiểu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng.

- Chú trọng hiệu quả công việc: VIB quyết tâm làm hết sức mình để mang lại những kết quả tốt nhất đến khách hàng.

- Nhạy bén: VIB luôn đi sát nhu cầu thay đổi của khách hàng và đáp ứng bằng những sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

Thành viên Hội đồng quản trị

Ông Đặng Khắc Vỹ Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Ông Đặng Khắc Vỹ đƣợc Hội đồng Quản trị VIB bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT từ ngày 16/09/2013. Trƣớc đó, ông Vỹ là Ủy viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng VIB các khóa I, II, III, IV, V.

Ông Đặng Văn Sơn Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Ông Đặng Văn Sơn đƣợc bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch HĐQT VIB theo quyết nghị của HĐQT có hiệu lực từ ngày 16/09/2013. Trƣớc đó, ông đƣợc bầu vào HĐQT VIB từ đầu năm 2007 và tiếp tục là Ủy viên HĐQT khóa V (2008 - 2013).

Ông Hàn Ngọc Vũ Thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ông Hàn Ngọc Vũ đƣợc bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc, Thành viên HĐQT VIB theo quyết nghị của HĐQT có hiệu lực từ ngày 16/09/2013.

Ông Đỗ Xuân Hoàng Ủy viên Hội đồng Quản trị. Ông Đỗ Xuân Hoàng tiếp tục đƣợc Đại hội đồng Cổ đông lần thứ 12, năm 2008 của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam bầu vào Hội đồng Quản trị khóa V (2008-2013).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ông Trần Nhất Minh Ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc thƣờng trực. Ông Trần Nhất Minh chính thức đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc thƣờng trực kiêm Ủy viên Hội đồng Quản trị VIB từ ngày 15/6/2012.

Ông Garry Lynton Mackrell Ủy viên Hội đồng Quản trị. Ông Garry Lynton Mackrell đƣợc Đại hội đồng Cổ đông phiên họp lần 2 năm 2010 của Ngân hàng Quốc tế bầu vào Hội đồng Quản trị khóa V (2008- 2013).

3.1.2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi Nhánh Thái Nguyên Thái Nguyên

Hiện nay để tạo điều kiện phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, chi nhánh VIB Thái Nguyên đã sắp xếp và tổ chức bộ máy bao gồm: 1 Giám đốc, ba phòng nghiệp vụ và hai phòng kinh doanh trực thuộc nhƣ sau:

- Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp. - Phòng quan hệ khách hàng cá nhân - Phòng kế toán- dịch vụ khách hàng. - Phòng Giao dịch Phan Đình Phùng - Phòng Giao dịch Gang Thép Mỗi phòng bố trí một đồng chí trƣởng phòng.

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của NHTM CP Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

GIÁM ĐỐC P. QHKH DN PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ- DVKH P. QHKH CN P. KD PHAN ĐÌNH PHÙNG P. KD GANG THÉP

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Giám đốc: Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, phân

chia công việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, hƣớng dẫn và giám sát việc thực hiện nội dung hoạt động cấp trên đã giao đồng thời tiếp nhận ý kiến phản hồi từ cấp dƣới. Đƣợc quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng và kỷ luật…các cán bộ nhân viên trong đơn vị.

- Phòng kế toán - dịch vụ khách hàng: Thƣờng xuyên thực hiện các

nghiệp vụ thanh toán, mở tài khoản, chuyển tiền cho khách hàng, thực hiện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Kết hợp với phòng KD để thu nợ, huy động vốn, giải ngân cho khách hàng, huy động vốn đồng thời quản lý, lƣu trữ chứng từ, thông tin, hạch toán theo quy định của chế độ kế toán nhà nƣớc, và có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại Ngân hàng. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính quyết toán kế hoạch thu - chi tài chính, quỹ tiền lƣơng, và các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ, thực

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 32)