Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm bằng phương pháp thống

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống và phương pháp giải bài tập phần điện học vật lí 9 trung học cơ sở nhằm phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 92)

3.4.2. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm bằng phương pháp thống kê toán học thống kê toán học

3.4.2.1. Phương pháp xử lí số liệu

Sau khi tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học.

+ Lập bảng thống kê kết quả học tập của học sinh qua lần kiểm tra + Vẽ đường cong tần suất tích lũy và đường phân bố tần suất + Tính các tham số thống kê theo các công thức:

Giá trị trung bình cộng là tham số đặc trưng cho vị trí của đại lượng

ngẫu nhiên đối với điểm kiểm tra, điểm trung bình cộng của mỗi lớp là một thông số đánh giá kết quả và chất lượng học tập của lớp đó. Điểm trung bình được xác định theo công thức:

1 1 N i i i X N X N   

Trong đó Xi là điểm số; Ni =là số học sinh được điểm Xi; N là tổng số học sinh.

Phương sai (S2), độ lệch chuẩn (S ) là các tham số đo mức độ phân tán

của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng, S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán xung quanh giá trị trung bình. kết quả học tập của lớp càng đáng tin cậy. Độ phân tán được xác định theo công thức:

84

Trong đó fi là tần suất tương ứng với điểm Xi, có giá trị bằng Ni. Độ lệch chuẩn được xác định theo công thức:

S =

Hệ số biến thiên V : Trong trường hợp hai bảng số liệu có giá trị trung

bình cộng khác nhau, người ta so sánh mức độ phân tán của các số liệu đó bằng hệ số biến thiên. Nghĩa là nhóm nào có hệ số biến thiên nhỏ hơn thì nhóm đó sẽ có chất lượng đồng đều hơn. Hệ số biến thiên được xác định theo công thức:

V = .100 %.

Nếu V < 30%: độ dao động đáng tin cậy

Nếu V > 30%: độ dao động không đáng tin cậy 3.4.2..2. Đánh giá định lượng

Trong bảng 3.1 đưa ra kế quả thống kê điểm kiểm tra 45 phút của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Bảng 3.1. Thống kê số điểm kiểm tra sau khi TNSP của các lớp TN và lớp ĐC Lớp Số

học sinh

Điểm kiểm tra của học sinh (theo thang điểm 10) Điểm trung bình

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 48 0 0 1 3 6 7 11 10 7 2 1 6,04

ĐC 50 0 1 2 4 7 10 12 8 5 1 0 5,44

Từ bảng 3.1 tiến hành xử lí xác định tuần suất điểm kiểm tra fi của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, kết quả được cho trong bảng 3.2. Trong bảng 3.2 cũng đưa ra tần suất tích lũy điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

85

Bảng 3.2. Bảng tần suất và tần suất tích lũy Điểm Xi Lớp 9A (thực nghiệm) Lớp 9C (đối chứng) Tần số fiN Tần suất Tần suất lũy tích Tần số fiC Tần suất Tần suất lũy tích 0 0 0 0,00 0 0 0,00 1 0 0 0,00 1 2 2,00 2 1 2,08 2,08 2 4 6,00 3 3 6,25 8,33 4 8 14,00 4 6 12,5 20,83 7 14 28,00 5 7 14,58 35,41 10 20 48,00 6 11 22,92 58,33 12 24 72,00 7 10 20,83 79,16 8 16 88,00 8 7 14,58 93,74 5 10 98,00 9 2 4,18 97,92 1 2 100,00 10 1 2,08 100,00 0 0 100,00 48 50

Trong bảng 3.3. đưa ra các tham số thống kê như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và độ biến thiên kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Bảng 3.3. Các tham số đặc trưng Tham số Đối tượng S2 S V Lớp 9A (thực nghiệm) 6,04 3,1 1,76 29,14% Lớp 9C (đối chứng) 5,44 3,04 1,74 31,99%

86

Từ số liệu 3.1. tiến hành vẽ đồ thị phân bố điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Hình vẽ 3.1. Từ số liệu tần suất tích lũy trong bảng 3.2. tiến hành vẽ đồ thị tuần suất tích lũy điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như đồ thị hình 3.2. 0 0 1 3 6 7 11 10 7 2 1 0 1 2 4 7 10 12 8 5 1 0 0 2 4 6 8 10 12 14 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm kiểm tra

Đồthịphân bốđiểm kiểm tra TNSP lớp TN và lớp ĐC

TN ĐC

Hình 3.1. Phân bố điểm theo 11 bậc lớp TN và lớp ĐC

87

Từ bảng số 3.1. và hình vẽ 3.1 nhận thấy:

(1). Số lượng học sinh đạt điểm dưới trung bình (từ 4 trở xuống) ở lớp thực nghiệm là 10/48 đạt 21%, còn ở lớp đối chứng là 14/50 đạt 28%.

Số lượng học sinh đạt điểm loại giỏi (từ 8 đến 10) ở lớp thực nghiệm là 10/48 đạt 21%, cao hơn so lớp đối chứng là 6/50 chỉ đạt 12%. Tại lớp thực nghiệm, khi tiến hành bài kiểm tra 45 phút có 1 bài đạt điểm tối đa là 10 điểm, hai bài đạt điểm 9 và có 7 bài đạt điểm 8. Còn đối với lớp đối chứng, không có bài nào đạt điểm 10, có 1 bài đạt điểm 9 và 5 bài đạt điểm 8.

Tỷ lệ phần trăm học sinh đạt điểm yếu, kém ở lớp thực nghiệm cũng thấp hơn so với lớp đối chứng. Điều này cũng được thể hiện rõ trên đồ thị tần suất tích lũy. Tần suất tích lũy của lớp thực nghiệm luôn nằm dưới lớp đối chứng.

Từ số liệu bảng số 3.3 nhận thấy điểm trung bình điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Độ biến thiên của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng điều này chứng tỏ kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn và đồng đều hơn so với lớp đối chứng.

Thông qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Đối với lớp thực nghiệm, sự phân hóa trong học sinh rất rõ ràng. Những học sinh có thái độ tích cực và trách nhiệm cao trong quá trình học tập thì đạt điểm cao, số lượng học sinh này nhiều hơn so với cách dạy thông thường ở lớp đối chứng. Ngược lại, những học sinh thiếu tinh thần trách nhiệm với tiến trình học tập của mình đạt điểm rất thấp, số lượng học sinh này ở lớp đối chứng lại nhiều hơn ở lớp thực nghiệm.

88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thông qua diễn biến các giờ dạy thực nghiệm, cùng với việc tiến hành điều tra, xử lí định tính và định lượng kết quả bài kiểm tra trong quá trình thực nghiệm sư phạm đã khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là đúng đắn. Các kết quả thực nghiệm sư phạm đều chứng tỏ rằng: Hệ thống bài tập xây dựng của chúng tôi có tính khả thi và đề tài dã đạt được những mục tiêu đề ra.

Hệ thống bài tập đã chọn cùng với hoạt động hướng dẫn giải bài tập theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh có tác dụng giúp học sinh nắm vững kiến thức, đem lại hiệu quả rõ rệt khi dạy phần Điện học.

89

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã thu được một số kết quả:

Hệ thống hóa lí luận về dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, phát huy tính tích cực, tự chủ.

Tìm hiểu các cách phân loại bài tập vật lí và áp dụng các phương thức giải bài tập theo sự phân loại đó cho phần “Điện học” thuộc chương trình vật lí 9.

Tìm hiểu nội dung, tầm quan trọng cũng như các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần nắm được ở phần Điện học.

Chúng tôi đã lựa chọn và xây dựng được hệ thống bài tập cho phần “Điện học” thuộc chương trình Vật lí 9 THCS , gồm có 57 bài tập, đồng thời tổ chức hoạt động giải bài tập theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần bồi dưỡng và phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Vật lí.

Các kết quả luận văn thu được thông qua quá trình TNSP đã khẳng định rằng: Đề tài nghiên cứu của chúng tôi mang tính khả thi cao. Thực tế cho thấy khi giảng dạy theo hệ thống bài tập mà chúng tôi đã xây dựng tốt hơn so với phương pháp dạy trước đây.

2. Khuyến nghị

Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thu được một số kết quả nhất định, khẳng định vai trò của bài tập vật lí trong việc giúp học sinh nắm vững kiến thức, góp phần vào việc phát triển tính tích cực, tự chủ của học sinh trong học tập. Do đó, cần mở rộng hướng nghiên cứu của đề tài cho các bài tập của các phần khác, mở rộng phạm vi thực nghiệm sư phạm để khẳng định chắc chắn hơn nữa về tính khả thi của đề tài.

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Vật lí 9. Nhà xuất bản giáo dục

Hà Nội

2. Bộ giáo dục và đào tạo, Sách bài tập Vật lí 9. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội

3. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên

THCS, chu kì III (2004 – 2007) – quyển . Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội

4. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên

THCS, chu kì III (2004 – 2007) – quyển 2. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội

5. Bộ giáo dục và đào tạo, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS.

Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội

6. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 9. Nhà

xuất bản giáo dục Hà Nội

7. Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Sách giáo viên vật lí 9. Nhà xuất bản giáo

dục Hà Nội

8. Bộ giáo dục và đào tạo (1979), Phương pháp giảng dạy vật lí ở trường

phổ thông, tập 1. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội

9. Bộ giáo dục và đào tạo, Phương pháp dạng bài tập vật lí. Nhà xuất bản

giáo dục Hà Nội

10.Bộ giáo dục và đào tạo, Phương pháp giải bài tập Vật Lí THCS. Nhà xuất bản

giáo dục Hà Nội

11.Bộ giáo dục và đào tạo, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học

môn Vật lí ở trường THCS. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội

12.Bộ giáo dục và đào tạo, Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 9. Nhà xuất bản giáo

dục Hà Nội

13.Bộ giáo dục và đào tạo, 400 bài tập Vật Lí 9 Nhà xuất bản Đại học quốc

gia Hà Nội

14.Đặng Đức Trọng – Nguyễn Đức Tấn – Vũ Minh Nghĩa (2008), Bồi

dưỡng năng lực tự học Vật lí 9, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố

91

15.Đỗ Hương Trà (2009), Dạy học bài tập vật lí ở trường trung học phổ

thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

16.Đỗ Hương Trà (2008), Bài giảng chuyên đề phương pháp dạy học vật lí.

Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.

17.Nguyễn Văn Khải (2008), Lí luận dạy học vật lí ở trường phổ thông. Nhà

xuất bản Giáo dục.

18.Ngô Diệu Nga (2009), Bài giảng chuyên đề, phương pháp nghiên cứu

khoa học dạy học vật lí. Đại học sư phạm Hà Nội.

19.Nguyễn Ngọc Quang (1977), Bàn về một hệ thống phương pháp nhận

thức trong bộ môn vật lí ở trường phổ thông. Hà Nội.

20.Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1998), Giáo trình tổ chức hoạt

động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông.

Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

21.Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quê

(2002), Phương pháp dạy học vật lí ở trưởng phổ thông. Nhà xuất bản Đại

học Sư phạm.

22.Nguyễn Thanh Hải (2005), Ôn tập và kiểm tra Vật lí 9, Nhà xuất bản

Hải Phòng

23.Phạm Hữu Tòng (2007), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định

hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

24.Phạm Hữu Tòng (1994), Bài tập về phương pháp dạy bài tập vật lí. Nhà

xuất bản Giáo dục.

25.Phan Hoàng Văn (2007), 500 bài tập Vật lí THCS, Nhà xuất bản Đại học

92

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN

Nhằm tìm ra các phương pháp dạy học và giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự chủ trong hoạt động giải bài tập phần Điện học thuộc chương trình vật lí 9, chúng tôi tiến hành cuộc điều tra dưới đây. Vui lòng đánh dấu X vào các nội dung mà anh/chị cho là phù hợp ở các câu hỏi.

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các anh/chị!

Câu 1. Khi dạy giải bài tập, anh/chị quan tâm đến vấn đề nào sau đây? □ Bài tập theo trình tự sách giáo khoa

□ Phân loại bài tập và phương pháp giải

□ Chỉ chọn những bài tập phù hợp với học sinh □ Hệ thống các bài tập khó

Câu 2. Anh/chị hãy đánh giá mức độ lựa chọn bài tập theo các tiêu chí sau đây?

Mức độ Rất ưu tiên Ưu tiên Bình thường Không dùng

đến Bài tập trong sách giáo khoa Bài tập trong sách bài tập Bài tập chọn theo sở trường riêng Tự soạn thảo bài tập

Câu 3. Theo đánh giá của cá nhân anh/chị, đối với học sinh, bài tập phần điện học thuộc dạng:

□ Dễ

□ Bình thường □ Khó

93 Theo anh/chị thì lí do là gì? ... ... ... ... ...

Câu 4. Trong quá trình dạy phần Điện học, anh/chị thường sử dụng bài tập vật lí khi nào?

□ Đầu giờ và cuối giờ □ Cuối giờ

□ Chỉ trong giờ bài tập □ Học sinh phải tự làm

94

Phụ lục 2. PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH

Họ và tên học sinh:………... Lớp:……….Trường:……… Nhằm tìm ra các phương pháp dạy học và giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự chủ trong hoạt động giải bài tập phần điện học, chúng tôi tiến hành cuộc điều tra dưới đây. Vui lòng đánh dấu X vào các nội dung mà em cho là phù hợp ở các câu hỏi.

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các em!

Câu 1. Em hãy đánh giá mức độ các tác dụng của bài tập vật lí?

Mức độ Các tác dụng của bài tập vật lí Rất có tác dụng tác dụng Không tác dụng

Giúp ôn tập và đào sâu kiến thức lý thuyết

Giúp rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tế

Giúp phát triển tư duy sáng tạo, tính độc lập và tự lực

Giúp đánh giá mức độ nẵm bắt kiến thức

Câu 2. Lí do em không làm được bài tập phần Điện học là gì? □ Không hiểu lý thuyết nên không biết áp dụng

□ Hiểu lý thuyết nhưng không biết áp dụng

□ Không nắm được phương pháp giải các dạng bài tập phần này □ Biết phương pháp giải nhưng khi thực hiện hay có sai sót

Câu 3. Trong quá trình giải bài tập phần Điện học, em hãy đánh giá mức độ khó khăn của các bước giải sau?

95

Mức độ

Nội dung học sinh gặp khó khăn

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Tìm hiểu đề bài và ký hiệu các đại lượng theo quy ước

Tìm ra các mối liên hệ giữa các đại lượng đã biết và đại lượng xác định Vận dụng kiến thức toán học để tìm nghiệm

Biện luận để tìm ra nghiệm đúng

Câu 4. Khi làm bài tập phần Điện học, mức độ sử dụng các cách làm sau đây của em như thế nào?

Mức độ Cách làm Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Hiểu kỹ lý thuyết sau đó làm bài tập

Chỉ xem qua lý thuyết sau đó làm bài tập Không xem qua lý thuyết mà làm bài tập ngay, chỗ nào cần xem lại lý thuyết thì mở sách ra xem

Đọc trước lời giải và thực hiện lại một cách thuần thục

Câu 5. Trong quá trình giải bài tập phần Điện học, mức độ khó khăn của em trong việc áp dụng các kiến thức sau như thế nào?

96

Phần mạch điện

Mức độ khó khăn khi giải

Dạng bài tập Không khó Có khó khăn, tự vượt qua được Có khó khăn, không tự vượt qua được Phân tích mạch điện

Không biết vận dụng công thức nào cho bài toán

Xác định các đại lượng khi áp dụng định luật Ôm

Phần Công - công suất và điện năng tiêu thụ của mạch điện

Mức độ khó

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống và phương pháp giải bài tập phần điện học vật lí 9 trung học cơ sở nhằm phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)