* Kết quả của phiếu điều tra đối với học sinh
Vào cuối đợt thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra nhằm thu thập các ý kiến phản hồi từ HS của các lớp TN để đưa ra một số kết luận khoa học về tác dụng tích cực của phương pháp BTNB đó là: tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học, rèn luyện các kỹ năng xã hội. Kết quả được thống kê trong bảng sau:
Bảng 3.18.Ý kiến học sinh về ưu điểm của học tập theo phương pháp BTNB
S T T
Nội dung Số HS đánh giá về mức độ TB
Rất đúng Đúng Đúng một phần Phân vân Không đúng 1 Giúp HS rèn luyện và phát triển các kỹ năng xã hội (làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn
61 58 7 0 0 4.43
2 HS phát huy năng lực bản thân 41 57 25 3 0 4.08
3 Việc học tập diễn ra một cách thoải mái, không gò bó, áp lực
38 62 21 4 1 4.05
4 Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học
66 49 11 0 0 4.44
5 Không khí lớp học sôi nổi 49 52 21 2 2 4.14
6 Tăng cường sự đoàn kết giữa HS với HS
55 53 15 3 0 4.27
92 với GV
8 Phương pháp BTNB giúp tăng hiệu quả học tập
51 52 18 5 0 4.18
Nhận xét:
Qua việc học tập theo phương pháp BTNB, HS đã thấy một số ưu điểm nổi bật của phương pháp này như sau:
- HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực. - Bầu không khí lớp học sôi nổi, hào hứng.
- HS có tâm lý học tập thoải mái, không bị gò bó, áp lực nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao.
- Tạo điều kiện tốt để HS rèn luyện, phát triển các kỹ năng xã hội (hoạt động nhóm, giao tiếp, lắng nghe, giải quyết mâu thuẫn, thuyết trình,…).
- Tạo cho HS tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học. * Kết quả phỏng vấn đối với GV
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn đối với GV tham gia dạy các lớp TN để thu nhận những ý kiến phản hồi nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng phương pháp BTNB vào thực tế giảng dạy tại trường THPT.
Câu hỏi do chúng tôi đặt ra là:
- Xin thầy, cô cho biết ý kiến về những ưu điểm của phương pháp BTNB? - Thầy cô đã rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách tổ chức, quản lí HS,… để việc thực hiện dạy học theo phương pháp BTNB được thành công?
Kết quả phỏng vấn cho thấy tất cả các GV đều nhận thấy ưu điểm của phương pháp BTNB. Các GV còn tham gia đóng góp ý kiến, kinh nghiệm thực tế của bản thân để nâng cao hiệu quả của giờ học. Các ý kiến phản hồi của GV đều tập trung vào các vấn đề sau:
- Nội dung bài học phải được GV chọn lọc kỹ càng. Kiến thức của bài học phải là những kiến thức HS đã được biết đến ở các lớp trước và đặc biệt là phải có thí nghiệm. Lượng kiến thức trong mỗi bài học phải vừa phải.
93
- Cần có quá trình tập huấn cho HS hiểu thế nào là phương pháp BTNB,cách ghi chép vào vở thí nghiêm, tập huấn các kỹ năng làm thí nghiệm, kỹ năng hoạt động nhóm để HS không bỡ ngỡ, lúng túng và hoạt động hiệu quả hơn.
- Nên sử dụng hình thức thi đua giữa các nhóm để thu hút HS tham gia nhiệt tình, làm cho lớp học sinh động.
- Cần thiết phải có phiếu ghi bài cho học sinh. * Một số bài học kinh nghiệm
Từ thực tế giảng dạy và quá trình thực nghiệm sư phạm đã cung cấp cho chúng tôi nhiều bài học kinh nghiệm để sử dụng phương pháp BTNB đạt hiệu quả cao. Đó là:
1. HS phải được GV bộ môn bồi dưỡng cho những kỹ năng cần thiết khi làm thí nghiệm (kỹ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm,…), kỹ năng hoạt động nhóm(kỹ năng lãnh đạo, phân công, lập kế hoạch, chia sẻ thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến, biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá,…). HS phải được làm quen trước với phương pháp BTNB, phải được hướng dẫn cách ghi vở thí nghiệm.
2. Phần lựa chọn chủ đề dạy học theo phương pháp BTNB, GV nên lựa chọn những chủ đề mà HS đã có ít nhiều những quan niệm về chúng, HS phải tự đề xuất được các phương án thí nghiệm và tự lực tiến hành các thí nghiệm tìm tòi- nghiên cứu.
3. Trong quá trình dạy học, nên chọn những nhóm HS hoặc HS có quan niệm sai lầm nhất phát biểu trước, các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện sau.
4. Trong quá trình các nhóm hoạt động, GV luôn phải theo dõi, động viên, khuyến khích, giải đáp thắc mắc, điều chỉnh khi cần thiết. Việc theo dõi và hướng dẫn các nhóm hoạt động còn tạo cơ sở để đánh giá HS.
5. Bài kiểm tra nên chọn hình thức trắc nghiệm khách quan. Nếu đủ thời gian GV có thể cho HS chấm chéo và thông báo kết quả ngay trong tiết học.
94
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3 chúng tôi đã tiến hành những công việc sau:
- Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng: Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Đồng Hòa.Ở mỗi trường có một lớp dạy thực nghiệm theo phương pháp BTNB và một lớp đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống, cả 2 lớp đều do cùng một GV đảm nhiệm.
- Tiến hành cho HS kiểm tra 15 phút: bài số 1 (saukhi học xong chủ đề 1,2), bài số 2 (sau khi học xong chủ đề 3,4), bài số 3 (sau khi học xong chủ đề 5), hình thức kiểm tra là trắc nghiệm.
- Thống kê các số liệu thực nghiệm.
- Phân tích định tính và định lượng các kết quả thực nghiệm. Từ đó rút ra kết luận về hiệu quả của phương pháp BTNB trong giảng dạy môn hóa học ở trường THPT.
- Trao đổi với HS các lớp thực nghiệm và GV giảng dạy thực nghiệm để rút ra các bài học kinh nghiệm.
95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã hoàn thành những công việc sau:
* Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Trong đó chúng tôi đã đóng góp xây dựng cơ sở lí luận của phương pháp BTNB qua các nội dung sau:
- Cơ sở khoa học của phương pháp BTNB.
- Các nguyên tắc cơ bản của của phương pháp BTNB. - Tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB.
- Các kỹ thuật dạy học và rèn luyện kỹ năng cho HS trong phương pháp BTNB.
* Nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp BTNB vào giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng: Hầu hết các GV chưa sử dụng phương pháp này, thậm chí nhiều GV còn chưa nghe nói đến phương pháp này.
* Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương nitơ-photpho sách giáo khoa Hóa học 11 để thiết kế các giáo án cụ thể.
* Nghiên cứu đặc thù bộ môn và vận dụng phương pháp BTNB vào giảng dạy bộ môn hóa học, lựa chọn 5 chủ đề dạy học thuộc chương nitơ-photpho.
* Soạn 5 giáo án của 5 chủ đề dạy học nói trên theo tiến trình dạy học của phương pháp BTNB.
* Tiến hành dạy thực nghiệm 5 giáo án tại 3 trường THPT ở Hải Phòng với 3 cặp lớp TN và ĐC.
- Tiến hành thống kê định lượng 744 bài kiểm tra của HS các lớp TN và ĐC để khẳng định hiệu quả giảng dạy của phương pháp BTNB.
- Tiến hành phát phiếu điều tra đối với HS và phỏng vấn GV đã tham gia thực nghiệm để thu nhận các thông tin phản hồi. Qua đó khẳng định được những ưu điểm nổi bật và hiệu quả của phương pháp BTNB.
Chúng tôi đã đúc rút được các bài học kinh nghiệm sau:
1. HS phải được bồi dưỡng một số kỹ năng để phục vụ cho việc tham gia học tập theo phương pháp BTNB.
96
2. GV phải lựa chọn chủ đề dạy học phù hợp.
3. Trong quá trình dạy học, nên chọn những nhóm HS hoặc HS có quan niệm sai lầm nhất phát biểu trước, các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện sau.
4. GV phải luôn theo dõi, khuyến khích, động viên, điều chỉnh khi cần thiết trong quá trình HS hoạt động nhóm.
5. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra. 6. Thiết kế phiếu ghi bài cho HS.
2. Khuyến nghị
* Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Tiếp tục cải tiến nội dung chương trình sách giáo khoa theo hướng đơn giản hóa các nội dung không còn phù hợp, cung cấp những kiến thức hiện đại, thiết thực với cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi để GV có thể áp dụng một cách thường xuyên phương pháp BTNB vào giảng dạy các môn tự nhiên.
- Tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng giáo dục toàn diện trong đó chú ý đến việc đánh giá năng lực HS.
- Tiếp tục cải tiến nội dung và phương pháp trong công tác tập huấn, bồi dưỡng GV theo hướng cung cấp đầy đủ cơ sở lí luận và cập nhật những nghiên cứu khoa học mới về phương pháp BTNB nhằm nâng cao trình độ và kinh nghiệm cho GV. - Tổ chức các diễn đàn trên các phương tiện thông tin đặc biệt là internet để GV có thể trao đổi tài liệu, giáo án tham khảo và kinh nghiệm bản thân về phương pháp BTNB.
- Cung cấp các trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi để việc dạy học theo phương pháp BTNB đạt hiệu quả hơn.
* Đối với trường THPT
- Lãnh đạo nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại với bàn ghế thích hợp để thuận lợi cho HS học tập theo phương pháp BTNB.
- Giảm sĩ số học sinh trong một lớp tạo điều kiện cho GV quản lí tốt hơn các hoạt động của HS, đảm bảo các nhóm HS đều có cơ hội bộc lộ quan điểm của mình.
97
- Cần khắc phục khó khăn, trở ngại và mạnh dạn áp dụng phương pháp BTNB vào giảng dạy một cách thường xuyên hơn.
- Tích cực tự học, tham gia các đợt học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. - Tích cực trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy theo phương pháp BTNB thông qua đồng nghiệp, qua các phương tiện thông tin hiện đại đặc biệt là internet.
Thực tế xã hội trong giai đoạn hiện nay đã đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục đó là phải đào tạo đội ngũ lao động không những có kiến thức chuyên môn giỏi mà phải có khả năng sáng tạo, sự linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi. Chúng tôi hi vọng rằng những đóng góp của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn hóa học và xa hơn là góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới giáo dục của nước ta hiện nay.
Do hạn chế về thời gian và năng lực của bản thân nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những góp ý thẳng thắn, chân tình của quý thầy cô để chúng tôi hoàn thiện thêm luận văn của mình.
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông.Nxb Đại học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
2. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục.
Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Thạc Cát (2003), Từ điển hóa học phổ thông, Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn, Đào Thu Nga, Nguyễn Thị Hồng Thúy
(2007),Giới thiệu giáo án hóa học 11. Nxb Hà Nội.
5. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo
dục trung học phổ thông môn hóa học. Nxb Giáo dục.
6. Nguyễn Cương (1999), Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học. Nxb Giáo dục. 7. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và
đại học. Nxb Giáo dục.
8. Nguyễn Văn Cường (2006), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy
học THPT. Nxb Hà Nội.
9. Trịnh Ngọc Châu (2006), Giáo trình thực tập hóa học vô cơ. Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
10. Vũ Cao Đàm (2001), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb
Khoa học và kỹ thuật.
11. Vũ Gia (2000), Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo. Nxb Thanh niên. 12. Nguyễn Vinh Hiển (chỉ đạo nội dung) (2012), Phương pháp “Bàn tay nặn
bột” trong dạy học các môn khoa học cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Tài liệu
tập huấn thí điểm, Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nxb Tài nguyên- Môi trường và Bản đồ Việt nam.
13. Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thư, Phạm Đình Hiến, Cao Văn Giang, Phạm
Tuấn Hùng, Phạm Ngọc Bằng (2007), Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm hóa học
trung học phổ thông. Nxb Giáo dục.
14. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1982), Lí luận
dạy học hóa học, Tập 1. Nxb Giáo dục Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Sửu (chủ biên), Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hóa
99
16. Lê Phạm Thành (chủ biên), Nguyễn Thành Sơn, Lương Văn Tâm, Nguyễn
Hồng Thái (2009), Hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học THPT. Nxb
Hà Nội.
17. Lê Trọng Tín (2001), Phương pháp dạy học môn hóa học. Nxb Giáo dục. 18. Dương Triệu Tống (2005), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng. Nxb Khoa học xã hội.
19. Vũ Anh Tuấn (chủ biên) (2012), Phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy
học môn Hóa học cấp trung học cơ sở, Tài liệu tập huấn thí điểm, Dự án giáo dục
THCS vùng khó khăn nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nxb Tài nguyên- Môi trường và Bản đồ Việt nam.
20. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ
thông. Nxb Giáo dục.
21. Nguyễn Xuân Trường ( tổng chủ biên), Lê Mậu Quyền (chủ biên), Phạm
Văn Hoan, Lê Chí Kiên (2006), Hóa học 11. Nxb Giáo dục.
22. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên kiêm chủ biên), Phạm Văn Hoan, Phạm Tuấn Hùng, Trần Trung Ninh, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Nguyễn
Phú Tuấn (2006), Sách giáo viên Hóa học 11 . Nxb Giáo dục.
23. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu
Quyền (2006), Bài tập hóa học 11. Nxb Giáo dục.
24. Lê Ngọc Tứ (2004), Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập cảu học sinh bằng
trắc nghiệm khách quan. Nxb ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
25. Website: http://bantaynanbot.edu.vn.
26. Website: http://lamapvietnam.edu.vn/lamap/index.php.
100 PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bài kiểm tra amoniac-muối amoni Thời gian: 15 phút
Câu 1.NH3 có những tính chất đặc trưng nào trong số các tính chất sau? 1) Hòa tan tốt trong nước. 2) Nặng hơn không khí. 3) Tác dụng với axit. 4) Khử được hidro.
5) Dung dịch NH3 làm xanh quỳ tím. Những câu đúng là:
A. 1, 4, 5. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 5.
Câu 2. Chất có thể làm khô khí NH3 là
A. H2SO4 đặc . B. P2O5. C. CuSO4 khan. D. KOH rắn.
Câu 3. Xét cân bằng: N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k) ∆H = -92kJ. Để cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận cần phải
A. tăng nhiệt độ, giảm áp suất. B. tăng nhiệt độ, tăng áp suất. C. giảm nhiệt độ, tăng áp suất. D. giảm nhiệt độ, giảm áp suất.
Câu 4. Phương trình hóa học nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3? A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O.
B. NH3 + HCl → NH4Cl.
C. 8NH3 + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2. D. 2NH3 + 3CuO →3Cu + N2 + 3H2O.
Câu 5. Dung dịch NH3 phản ứng được với dãy các chất nào sau đây (điều kiện phản ứng có đủ)?
A. HCl, NaCl, MgCl2. B. Ba(NO3)2, H2SO4, FeO. C. HNO3, FeCl3, CuSO4. D. HCl, KOH, ZnSO4.
Câu 6. Để điều chế 4 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 50% thì thể tích H2 cần