Hấp thụ quang là phƣơng pháp không thể thiếu đƣợc khi nghiên cứu tính chất quang của NC bán dẫn. Từ phổ hấp thụ quang có thể nhận đƣợc thông tin về hiệu ứng giam giữ lƣợng tử đối với các hạt tải, xác định mức năng lƣợng cơ bản và các mức năng lƣợng kích thích của
exciton, đánh giá phân bố kích thƣớc hạt, tính kích thƣớc và nồng độ của các NC trong dung dịch.
Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý của hệ đo hấp thụ UV-Vis hai chùm tia.
Hình 2.5 trình bày sơ đồ nguyên lý của hệ đo hấp thụ quang hai chùm tia. Nhờ cách tử, ánh sáng tới đƣợc tách thành các bƣớc sóng đơn sắc. Tiếp đó, chùm sáng đơn sắc đƣợc chia thành hai tia có cƣờng độ bằng nhau nhờ gƣơng bán phản xạ. Một trong hai tia sáng truyền qua cuvette thạch anh chứa dung dịch mẫu cần nghiên cứu, có cƣờng độ I sau khi truyền qua mẫu. Tia còn lại truyền qua cuvette tƣơng tự chứa dung môi để so sánh. Cƣờng độ của tia sáng sau khi truyền qua mẫu so sánh là Io. Việc quay cách tử và tự động so sánh cƣờng độ các tia sáng sau khi truyền qua dung dịch chứa mẫu nghiên cứu và mẫu so sánh sẽ cho phép nhận đƣợc phổ hấp thụ của mẫu nghiên cứu dƣới dạng sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào bƣớc sóng.
Các phổ hấp thụ của các NC và cấu trúc nano lõi/vỏ đƣợc đo trên thiết bị UV-Vis hai chùm tia Jasco V530 tại Viện Địa lý, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Khoảng phổ làm việc của thiết bị từ 190 đến 1100 nm. Để tránh hiện tƣợng tái hấp thụ, các mẫu đo đƣợc pha loãng để độ hấp thụ của chúng nhỏ hơn 0,1.