Tư vấn xử trí một số bệnh thường gặp ở trẻ em nhiễm HIV

Một phần của tài liệu Hướng dẫn tư vấn cho trẻ em nhiễm HIV PGS TS nguyễn thanh long (chủ biên) (Trang 52)

II. TƯ VẤN CHĂM SÓC CHO TRẺ EM NHIỄM HIV

3. Tư vấn xử trí một số bệnh thường gặp ở trẻ em nhiễm HIV

3.1. Chú ý phát hiện các triu chng bất thường

* Triệu chứng:

- Sốt: khi thân nhiệt của trẻ trên 37,5oC (sốt cao khi thân nhiệt trên 38,5oC). - Ho: Chú ý xem có bị tím tái khi ho, có đờm hay không?

- Khó thở, tím tái, vã mồ hôi, phập phồng cánh mũi. - Thở nhanh (tốt nhất là đếm nhịp thở), tính theo tuổi: + Trẻ từ dưới 2 tháng: nhịp thở nhanh khi  60 nhịp/phút;

+ Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng: nhịp thở nhanh khi  50 nhịp/phút; + Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi: nhịp thở nhanh khi  40 nhịp/phút. - Rút lõm lồng ngực: trẻ thở khó nhọc, bụng và hõm ức lõm khi thở. - Có tiếng thở rít thường xuyên khi nằm yên.

- Tiêu chảy kéo dài, mất nước

Lưu ý: Các dấu hiệu cảnh báo của mất nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

+ Hơn 6 giờ đồng hồ, trẻ không làm ướt một chiếc tã; + Nước tiểu của bé có màu sậm hơn bình thường; + Miệng và môi của trẻ bị khô;

+ Trẻ khóc mà không ra nước mắt; + Trông bé mệt mỏi, lờ đờ.

53 bé ngủ liên tục hoặc quấy khóc.

* Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị, nếu - Sốt cao liên tục không hạ được nhiệt độ. - Ho trên 30 ngày.

- Thở có tiếng rít. - Thở nhanh.

- Rút lõm lồng ngực.

- Dấu hiệu mất nước nặng (nêu trên)

3.2. Sốt vi rút

* Triệu chứng:

- Sốt cao nhưng có đáp ứng khi dùng thuốc hạ sốt. - Có thể kèm theo họng đỏ, chảy nước mũi,... * Xử trí và chăm sóc tại nhà:

- Dùng thuốc hạ sốt Paracetamon - Chườm ấm, nới rộng quần áo,...

* Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị: nếu sốt cao liên tục, co giật, phát ban,...

3.3. Viêm họng cấp

* Triệu chứng: - Sốt cao.

- Họng đỏ, Amidan to, chảy nước mũi,... - Ho khan hoặc có đờm.

- Có thể khóc khàn, nói khàn. * Xử trí và chăm sóc tại nhà:

- Có thể dùng kháng sinh nếu họng viêm có mủ: Bisepton, Cefuroxim, Amoxilin.

- Dùng thuốc hạ sốt Paracetamon - Chườm ấm, nới rộng quần áo,...

54 - Vệ sinh mũi họng bằng nhỏ NaCl 0,9%.

* Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị: nếu ho nhiều, khó thở, sốt cao liên tục, co giật, phát ban,...

3.4. Viêm phổi * Triệu chứng: - Sốt cao. - Ho khan hoặc có đờm. - Khó thở, thở nhanh, thở rít. - Rút lõm lồng ngực. * Xử trí và chăm sóc tại nhà:

- Dùng kháng sinh đường uống như penicilin, amoxicilin, erythromycin (tốt nhất nên dùng kháng sinh đường uống dạng siro).

- Dùng thuốc hạ sốt paracetamon - Chườm ấm, nới rộng quần áo.

- Làm thông thoáng đường thở bằng cách hút đờm dãi.

* Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị: nếu ho nhiều, khó thở, tím tái sốt cao liên tục, co giật, lơ mơ, mệt mỏi.

3.5. Tiêu chảy cấp

* Triệu chứng:

- Đi ngoài phân lỏng từ ≥ 3 lần/ngày và kéo dài trên 14 ngày. - Có thể có sốt, ho kèm theo.

* Cách xử trí và chăm sóc tại nhà:

- Cho trẻ uống nước bù lại lượng nước mất do tiêu chảy. - Lượng dung dịch cần uống:

+ Trẻ dưới 2 tuổi uống 50-100 ml sau mỗi lần đi ngoài; + Trẻ trên 2 tuổi uống 100-200 ml sau mỗi lần đi ngoài; + Trẻ dưới 16 tuổi: 1-3 lít/ngày.

- Loại dung dịch uống: Oresol, nước canh, nước cháo, nước đun sôi để nguội.

55 - Cách cho trẻ uống ORS:

+ Cho trẻ uống thường xuyên từng thìa;

+ Nếu nôn chờ 10 phút cho uống tiếp nhưng chậm hơn; + Tiếp tục cho sữa nếu trẻ muốn.

- Chăm sóc ăn uống:

+ Chọn Thức ăn mềm, lỏng, nhiều chất dinh dưỡng như thịt nạc, chia nhiều bữa, không ăn kiêng quá mức.

* Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị nếu: - Li bì, sốt cao liên tục, co giật, phát ban,...

- Nôn nhiều, không ăn uống được, mất nước nặng. - Trẻ đi ngoài nhiều lần, uống ORS trẻ vẫn khát. - Phân có máu.

* Phòng bệnh: - Vệ sinh ăn uống. - Vệ sinh cá nhân.

Lưu ý: nếu tiêu chảy có liên quan với HIV thì sẽ thuyên giảm khi được điều

trị bằng thuốc kháng HIV (ARV).

3.6. Sốt kéo dài

* Triệu chứng: khi nhiệt độ đo được ở nách trên 37,5o

C và thời gian sốt liên tục trên 14 ngày.

* Cách xử trí và chăm sóc tại nhà:

- Cởi bớt quần áo, để trẻ ở nơi thoáng khí.

- Lau mát người bằng khăn ướt các vùng trán, nách, bẹn của trẻ. - Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả.

- Dùng thuốc hạ sốt Paracetamol 15mg/kg trọng lượng/lần, có thể dùng 3-4 lần/ngày bằng đường uống hay đặt hậu môn.

* Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị: nếu sốt liên tục trên 7 ngày.

56

* Biểu hiện: mụn nhọt trên da, viêm loét da. * Xử trí và chăm sóc tại nhà:

- Dùng kháng sinh đường uống Cloxaxilin. - Hạ sốt nếu có.

- Tắm rửa bằng các chất có tính sát trùng nhẹ: nước lá chè xanh,... * Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị: nếu

- Sốt cao liên tục.

- Mụn mủ nhiều nơi, dùng kháng sinh không đỡ. * Phòng bệnh:

- Giữ vệ sinh cá nhân: tắm rửa sạch sẽ, thường xuyên.

- Vệ sinh môi trường nơi trẻ ở: đảm bảo phòng thoáng mát, nhà sạch sẽ. - Tiêm phòng đầy đủ.

3.8. Nhiễm nấm

* Nấm miệng: Là những mảng trắng, nổi trên bề mặt lưỡi, lau mất đi nhưng lại xuất hiện ngay.

* Nấm thực quản:

- Biểu hiện khó nuốt, nuốt đau, giọng khàn; - Thường có nấm miệng đi kèm.

* Nấm da:

- Tổn thương dát đỏ lan toả có đóng vẩy có mụn mủ; - Hay gặp ở nách, bẹn, móng chân, móng tay.

* Nấm Penicilin marneffei:

- Sẩn nổi trên mặt da, hoại tử ở trung tâm có viêm loét; - Ở toàn thân, chủ yếu ở vùng đầu mặt.

* Xử trí và chăm sóc tại nhà: - Dùng thuốc đánh nấm miệng. - Uống Fluconasol 7-10 mg/kg/ngày. - Vệ sinh cơ thể, vệ sinh ăn uống.

57 * Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị:

- Đưa trẻ đến phòng khám ngoại trú HIV/AIDS hoặc phòng khám da liễu càng sớm càng tốt.

- Tiếp tục đưa ra đến cơ sở y tế khám và điều trị nếu: + Sau 1 tuần điều trị không đỡ;

+ Xuất hiện sốt cao liên tục.

3.9. Phát ban sẩn ngứa

* Biểu hiện:

- Sẩn và cục tăng sắc tố, dầy sừng.

- Thường cân xứng hai bên ở tay, chân, lưng, mông. * Xử trí và chăm sóc tại nhà:

- Dùng thuốc kháng Histamin bôi, uống: Phenargan, Clarytin,... - Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

* Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị: đưa trẻ đến phòng khám ngoại trú HIV/AIDS hoặc phòng khám da liễu càng sớm càng tốt.

3.10. Phản ứng dị ứng thuốc trên da

* Biểu hiện:

- Thể nhẹ: Thường xuất hiện trong 2 tuần đầu điều trị, dạng hồng ban dát sẩn, hoặc ban giống ban sởi, có sốt.

- Thể nặng: ban có phỏng nước, kèm theo viêm loét các hốc tự nhiên. * Xử trí và chăm sóc tại nhà:

- Dùng thuốc kháng Histamin bôi, uống: Phenargan, Clarytin... - Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

* Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị: đưa trẻ đến phòng khám ngoại trú HIV/AIDS hoặc phòng khám da liễu càng sớm càng tốt.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn tư vấn cho trẻ em nhiễm HIV PGS TS nguyễn thanh long (chủ biên) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)