Mục đích, nguyên tắc thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 (Trang 55)

8. Cấu trúc khóa luận

3.1.1. Mục đích, nguyên tắc thực nghiệm

Thực nghiệm nhằm điều chỉnh và bổ sung để hoàn chỉnh các nghiên cứu lí thuyết tìm ra hướng đi đúng đắn, thích hợp để vận dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

Việc nghiên cứu của tôi tuân thủ những yêu cầu chung của thực nghiệm sư phạm, đồng thời có chú ý tới đặc trưng của vấn đề nghiên cứu để có sự đánh giá, xử lí một cách khách quan, trung thực những kết quả thu được từ thực nghiệm.

3.1.2. Đối tƣợng và địa bàn.

Do thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, để thuận tiện hơn trong quá trình thực nghiệm nên tôi tìm hiểu và quyết định tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Cổ Loa huyện Đông Anh, TP Hà Nội làm địa bàn tiến hành thực nghiệm. Đây là trường có số lượng HS khá đông riêng khối lớp 4 có hơn 500 em trong đó sĩ số mỗi lớp là 53 – 54.

Để chọn lớp thực nghiệm và đối chứng, tôi căn cứ vào một số tiêu chuẩn sau: 1. Học lực của HS 2 lớp.

2. Số HS của 2 lớp.

3. Trình độ và thâm niên nghiệp vụ của 2 GV giảng dạy.

Sau một thời gian tìm hiểu, hỏi ý kiến ban giám hiệu nhà trường, các GV của khối 4, tôi quyết định chọn lớp 4c làm lớp thực nghiệm và lớp 4b làm lớp đối chứng. Việc chọn hai lớp này thỏa mãn các tiêu chuẩn trên, thứ nhất học lực của của HS hai lớp gần như tương đương, số HS hai lớp bằng nhau, trình độ GV dạy hai lớp cũng ngang nhau.

51

3.1.3. Nội dung thực nghiệm.

Tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra đầu vào (bài kiểm tra số 1). Qua đó giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan hơn về năng lực tư duy và khả năng tiếp thu của HS trước khi thực nghiệm. Nội dung của bài kiểm tra số 1 là một số bài toán có lời văn điển hình nằm trong phạm vi kiến thức mà các em đã được học. Các bài có nội dung phù hợp với trình độ đại trà. Tuy nhiên cũng có một số nội dung nâng cao so với sách giáo khoa nhằm mục đích phân loại HS.

Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã thiết kế và dạy thực nghiệm 2 tiết học về một số dạng toán có lời văn điển hình. Thông qua những tiết dạy chúng tôi đã rèn cho HS tư duy logic song song với nó là phát triển các phẩm chất tư duy, rèn khả năng suy luận, diễn đạt cho HS.

Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra đầu ra (bài kiểm tra số 2) để đánh giá kết quả bước đầu của việc rèn luyện tư duy cho HS thông qua biện pháp mà tôi đưa ra. Nội dung bài kiểm tra số 2 cũng có cấu trúc tương tự như nội dung trong bài kiểm tra số 1.

3.1.4. Thời gian và tiến trình thực nghiệm.

Từ ngày 25 tháng 2 đến ngày 4 tháng 4 năm 2015.

3.1.5. Chẩn bị thực nghiệm.

Các GV dạy thực nghiệm là GV chủ nhiệm các lớp được chọn làm thực nghiệm. GV thực nghiệm cần phải tìm hiểu kĩ nội dung, yêu cầu, cách dạy các bài thực nghiệm cũng như nắm rõ các phương án dạy và học. Tất cả những vấn đề trên được trao đổi trước khi thực nghiệm.

Để phát huy tính sáng tạo và chủ động của người dạy, chúng tôi không đòi hỏi GV phải tuân theo giáo án một cách máy móc mà tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể GV có cách xử lí phù hợp.

Điều kiện cơ sở vật chất thiết yếu như bàn ghế, chỗ ngồi được chuẩn bị đầy đủ, phù hợp với yêu cầu của giờ học. Công tác phân nhóm học tập cũng được chuẩn bị từ trước giờ thực nghiệm. Tất cả các tiết dạy thực nghiệm đều được ghi lại làm cơ sở cho việc đánh giá sau này.

52

3.2. Tổ chức thực nghiệm. 3.2.1. Tiến hành thực nghiệm. 3.2.1. Tiến hành thực nghiệm.

Chúng tôi tiến hành dạy 2 tiết thực nghiệm và hướng dẫn HS thực hành, luyện tập ở các lớp thực nghiệm đã được chọn lựa, còn các lớp đối chứng vẫn dạy bình thường. Các lớp thực nghiệm do GV chủ nhiệm trực tiếp đứng lớp và dạy theo hướng vận dụng phương pháp hợp tác và đàm thoại. Sau thực nghiệm chúng tôi tiến hành đồng thời kiểm tra (đầu ra), chúng tôi tiến hành xử lí, so sánh với kết quả đầu vào. Trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính hiệu quả, tính khả thi của việc vận dụng phương pháp hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4.

3.2.2. kết quả thực nghiệm.

3.2.2.1. Các bình diện được đánh giá.

Sau khi tiến hành thực nghiệm, căn cứ vào các tiết dạy thực nghiệm, căn cứ vào kết quả 2 bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả một cách khách quan trên cả hai mặt:

- Đánh giá về mặt định lượng (kiến thức – kĩ năng):

Tôi xây dựng thang đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS như sau: + Loại giỏi: bài đạt 9 – 10 điểm.

+ Loại khá: Bài làm đạt 7 – 8 điểm.

+ Loại trung bình: Bài làm đạt 5 – 6 điểm. + Loại yếu: Bài làm đạt 1 - 4 điểm.

- Đánh giá về mặt định tính (đánh giá về mặt thái độ, hứng thú học tập của HS) bao gồm:

+ Mức độ tích cực: Chăm chú nghe giảng, hăng say phát biểu ý kiến, tích cực tự giác trong khi làm bài.

+ Mức độ bình thường: Chú ý nghe cô giáo giảng bài, chỉ phát biểu khi được yêu cầu, không làm mất trật tự trong khi học và làm bài.

+ Mức độ không tích cực: Không chăm chú nghe giảng, không hợp tác với bạn bè, hay đùa nghịch, nói chuyện riêng trong giờ học.

53

3.2.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm. a. Kết quả thực nghiệm.

Bảng 1: Kết quả kiểm tra trƣớc thực nghiệm của HS ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng.

Lớp Số HS

Kết quả kiểm tra

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

DC 54 7 13% 16 29,9% 23 42,6% 8 14,8%

TN 53 7 13,2% 16 30,2% 22 41,5% 6 15,1%

Từ số liệu bảng 1 ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: So sánh kết quả kiểm tra về tƣ duy logic của HS trƣớc thực nghiệm.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

- Tỷ lệ HS nắm kiến thức và kĩ năng của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng như sau:

+ Ở mức trung bình tương đối cao, xấp xỉ 50% + Ở mức khá, chiếm tỷ lệ khiêm tốn, dưới 30%

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

GIOI KHA TB YEU

DC TN

54 + Ở mức độ giỏi, chiếm tỷ lệ dưới 15%

+ Ở mức độ yếu lại chiếm tỷ lệ rất cao, trên 10%

Tóm lại, trước khi thực nghiệm, kết quả học tập của nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương, HS ở cả 2 nhóm nắm kiến thức chỉ đạt ở mức trung bình khá. Điều đó nói lên phần nào khả năng tiếp thu bài của HS nhóm thực nghiệm và đối chứng nhìn chung còn thấp và không chênh lệch nhau nhiều.

b. Kết quả sau thực nghiệm.

Bảng 2: Kết quả sau thực nghiệm.

Lớp Số HS

Kết quả kiểm tra

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL

% SL % SL % SL %

TN 53 13 24,5% 28 52,5% 12 22,5% 0 0%

DC 54 6 11,1% 17 31,5% 24 44,4% 7 13%

Biểu đồ 2: Biểu đồ kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

0 10 20 30 40 50 60

GIOI KHA TB YEU

DC TN

55

Quan sát biểu đồ ta thấy: Kết quả nắm vững kiến thức và kĩ năng của lớp thực nghiệm cao hơn hẳn của HS lớp đối chứng theo tỷ lệ phần trăm xếp loại tốt, khá, trung bình, đặc biệt là không có loại yếu. Điều đó khẳng định vận dụng phương pháp hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 có tính khả thi, có ưu thế và hiệu quả hơn hẳn nhóm đối chứng.

Bảng 3: So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của HS lớp đối chứng.

Lớp ĐC Số

HS

Kết quả kiểm tra

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Trước

TN 54 7 13% 16 29,9% 23 42,6% 8 14.8%

Sau TN 54 6 11,1% 17 31,5% 24 44,4% 7 13%

Từ số liệu của bảng 3 ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3: So sánh kết quả trƣớc và sau thực nghiệm của HS lớp đối chứng.

Căn cứ vào số liệu biểu đồ chúng ta thấy: Kết quả nắm kiến thức, kĩ năng trong giải các bài toán có lời văn của HS lớp 4 của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm không có sự chênh lệch đáng kể. Như vậy bước đầu khẳng định khi

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

GIOI KHA TB YEU

Trước TN Sau DC

56

không có sự tác động đúng cách vào trong quá trình dạy học thì việc nắm kiến thức, hình thành kĩ năng của HS đạt hiệu quả không cao. Chính vì vậy, chúng ta cần có những phương pháp dạy học phù hợp.

Bảng 4: So sánh kết quả trƣớc và sau thực nghiệm của HS lớp thực nghiệm.

Số HS

Kết quả kiểm tra

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Trước

TN 53 7 13.2% 16 30.2% 22 41,5% 6 15,1%

Sau TN 53 13 24,5% 28 52.5% 12 22.5% 0 0%

Từ số liệu bảng 4, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 4: So sánh kết quả trƣớc và sau thực nghiệm của HS lớp thực nghiệm. 0 10 20 30 40 50 60

GIOI KHA TB YEU

Trước TN TN2

57

Căn cứ vào số liệu biểu đồ chúng tôi nhận thấy: Kết quả nắm kiến thức, kĩ năng trong dạy học giải toán có lời văn cho HS lớp 4 của nhóm thực nghiệm trước và sau khi thực nghiệm có sự chênh lệch khá lớn. Tỷ lệ HS đạt mức giỏi, khá tăng lên đáng kể. Còn HS trung bình thì giảm hẳn và đặc biệt, không còn HS ở mức yếu. Điều này khẳng định việc vận dụng phương pháp hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn có ưu thế và hiệu quả.

3.2.3. Kết luận.

Trên cơ sở phân tích các kết quả thu được trước và sau khi thực nghiệm chúng tôi rút ra kết luận sau:

- Việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 đã được thực tế chứng minh là mang tính hiệu quả và khả thi. Cho nên được GV ủng hộ và đón nhận một cách nhiệt tình, hoàn toàn có thể sử dụng rộng rãi cho HS.

- Việc vận dụng phương pháp hợp tác và đàm thoại không những giúp HS hiểu sâu, nắm chắc kiến thức, tạo điều kiện để giúp HS hình thành các kĩ năng toán học mà quan trọng hơn là góp phần hình thành cho HS khả năng suy luận, khả năng diễn đạt qua đó phát triển tư duy cho HS.

- Do thời gian thực nghiệm không nhiều nên chúng tôi chỉ bước đầu khẳng định được tính khả thi và hiệu quả của phương pháp đã đề ra. Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy, các tiết dạy thực nghiệm không những khai thác được vốn hiểu biết, kinh nghiệm của HS mà còn phát huy được tính độc lập, tích cực, chủ động sáng tạo của người học cho nên đã gây hứng thú, lôi cuốn tất cả HS tham gia vào quá trình học tập, khến giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái.

58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận.

Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học: Bao gồm các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Có thể nói toán có lời văn là cầu nối gữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác. Thông qua giải toán có lời văn, HS đi sâu vào lập luận, tìm lời giải, chọn lọc ngôn từ, tìm ra con đường ngắn nhất để đi đến mục đích bằng sự trình bày rõ ràng với những lập luận chặt chẽ của mình. Phương pháp dạy học tích cực không những nâng cao năng lực suy nghĩ, thúc đẩy HS phát triển sự thông minh ,sáng tạo, rèn luyện kĩ năng đọc, viết, diễn đạt tính toán cho HS .Phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 là hết sức quan trọng và cần thiết.

Vận dụng phương pháp đàm thoại và phương pháp hợp tác sẽ giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của HS. HS tham gia xây dựng bài mới và vận dụng giải bài tập tích cực hơn. Tư duy của HS sẽ không ngừng được nâng cao, GV đưa ra những câu hỏi, những vấn đề rất thú vị và HS sẽ hứng thú hơn khi giáo viện đặt những câu hỏi kích thích sự tò mò, tìm hiểu của các em. Giúp cho việc dạy học giải toán có lời văn trở nên gần gũi với các em hơn, các em biết vận dụng các kiến thức đó vào cuộc sống.

Kết quả đạt đƣợc của đề tài.

- Đề tài làm sáng tỏ hơn về phương pháp hợp tác và phương pháp đàm thoại

và ý nghĩa, vai trò của việc dạy học giải toán có lời văn. -Đề tài đã tìm hiểu được:

+ Thực trạng nhận thức của GV về sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp dạy học đàm thoại trong quá trình dạy học giải toán có lời văn lớp 4.

+ Thực trạng nhận thức của GV về hiệu quả sử dụng của phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp dạy học đàm thoại trong quá trình dạy học giải toán có lời văn lớp 4 của GV trường Tiểu học Cổ Loa.

59

+ Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong quá trình dạy học giải toán có lời văn lớp.

+ Kĩ năng giải toán có lời văn của HS lớp 4.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm với HS lớp 4 của trường Tiểu học Cổ Loa. Kết quả thực nghệm bước đầu minh họa tính khả thi và hiệu quả của một số biện pháp đã đề ra.

- Để sử dụng tốt các kết quả nghiên cứu của đề tài, trong quá trình dạy học GV cần phải căn cứ vào trình độ của HS trong lớp học và áp dụng cho phù hợp.

Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA

Họ và tên GV: Chủ nhiệm lớp:

Thầy cô đồng ý với ý kiến nào, xin thầy cô đánh dấu nhân vào ô trống dầu dòng.

Câu 1: Theo thầy cô việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn có cần thiết không?

a. Rất cần thiết b. Cấn thiết

c. Không cần thiết

Câu 2: Thầy cô có thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học hợp tac và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 không?

a. Rất thường xuyên b. Thường xuyên c. Không thường xuyên

Câu 3: Theo thầy cô việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học gtair toán có lời văn lớp 4.

a. Rất hiệu quả b. Hiệu quả c. Ít hiệu quả d. Không hiệu quả

PHỤ LỤC 2

Nội dung kiểm tra trước thực nghiệm.

Họ và tên HS:……….. Trường:………Lớp:………

BÀI KIỂM TRA SỐ 1

Bài toán 1: Trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20/11, bạn Nga

đạt được 12 điểm 10. Số điểm 9 bạn đạt được gấp 2 lần số điểm 10. Hỏi trong đợt thi đua đó bạn nga đạt được tất cả bao nhiêu điểm giỏi?

Bài làm

Bài toán 2: Nhà Thọ nuôi được 1 con vịt và một số gà. Số vịt kém số gà 5

lần. Hỏi nhà Thọ nuôi được tất cả bao nhiêu con cả hai loại.?

Bài toán 3: Hồng vẽ được 12 lá cờ, gấp 3 lần số lá cờ bạn Nam vẽ. Hỏi cả

hai bạn vẽ được mấy lá cờ?

Bài toán 4: Một đội công nhân được giao nhiệm vụ đắp một đoạn đường.

Ngày đầu đắp được 45m. Ngày thứ hai do có một số người được điều đi làm việc

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)