Nội dung

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 (Trang 31)

8. Cấu trúc khóa luận

1.2.2.Nội dung

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế ở trường Tiểu học: 1. Trường Tiểu học Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội.

Qua thực tiễn khảo sát ở trường Tiểu học trên để điều tra:

- Thực trạng nhận thức của GV về sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp dạy học đàm thoại trong quá trình dạy học giải toán có lời văn lớp 4.

- Thực trạng nhận thức của GV về hiệu quả sử dụng của phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp dạy học đàm thoại trong quá trình dạy học giải toán có lời văn lớp 4 của GV trường Tiểu học Cổ Loa.

- Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong quá trình dạy học giải toán có lời văn lớp.

- Kĩ năng giải toán có lời văn của HS lớp 4.

1.2.3. Phƣơng pháp điều tra. 1.2.4. Kết quả điều tra.

1.2.4.1. Thực trạng nhận thức của GV về sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp dạy học đàm thoại trong quá trình dạy học giải toán có lời văn lớp 4.

Để tìm hiểu thực trạng này tôi sử dụng câu hỏi số 1 trong phụ lục 1. Kết quả thu được như sau:

Bảng 1: Nhận thức của GV về sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4.

SỰ CẦN THIẾT SỐ LƢỢNG %

Rất cần thiết 7 70%

Cần thiết 3 30%

27

Kết quả thu được cho thấy có 70% GV cho rằng việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn là rất cần thiết và 30% GV cho rằng cần thiết và không có GV nào cho rằng sử dụng phương pháp này là không cần thiết. Như vậy các GV đã nhận thức rất rõ về sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 và coi đó là phương pháp hữu hiệu giúp HS nắm bài hiệu quả hơn.

1.2.4.2. Thực trạng nhận thức của GV về hiệu quả sử dụng của phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp dạy học đàm thoại trong quá trình dạy học giải toán có lời văn lớp 4 của GV trường Tiểu học Cổ Loa.

Để tìm hiểu thực trạng này, tôi sử dụng câu hỏi số 2 trong phụ lục 1 Kết quả thu được như sau:

Bảng 2: Nhận thức của GV về hiệu quả sử dụng của phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4.

Kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy có 60% GV cho rằng sử dụng phương pháp hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 là rất hiệu quả, có 30% GV cho rằng hiệu quả và 10% cho rằng ít hiệu quả.

Như vậy, đa số các GV đều cho rằng việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 sẽ đem lại hiệu quả cao và HS nắm bài tốt hơn. Đa số các GV đã nhận thức được hiệu quả khi sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4.

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG SỐ LƢỢNG %

Rất hiệu quả 12 60

Hiệu quả 6 30

Ít hiệu quả 2 10

28

1.2.4.3. Thực trạng việc sử dụng phương pháp hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4.

Bảng 3: Bảng điều tra về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4.

Thƣờng

xuyên Thỉnh thoảng Ít khi

Không bao giờ

Số lƣợng 10 5 5 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

% 50 25 25 0

Qua biểu đồ cho ta thấy việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn chưa cao. Vì hầu hết GV đều cho rằng sử dụng phương pháp này là rất cần thiết và đem lại hiệu quả song dễ làm mất trật tự và gây ồn ào trong lớp học. Các GV cũng trao đổi rằng thường chỉ vận dụng phương pháp đàm thoại mà không kết hợp cả hai phương pháp đàm thoại và phương pháp hợp tác. Tuy nhiên, các GV cũng đều nhận thấy sự cần thiết dạy học giải toán có lời văn bằng phương pháp dạy học theo nhóm và phương pháp đàm thoại.

Thông qua điều tra cho chúng ta thấy rằng vận dụng phương pháp hợp tác và phương pháp đàm thoại mang lại hiệu quả cao trong học tập, có tác dụng rất tốt với HS chiếm 60%, tốt chiếm 30% và bình thường chiếm 10%. Trong phương pháp hợp tác và phương pháp đàm thoai, GV là người nêu ra vấn đề, HS là người giải quyết vấn đề. Nhờ có không khí thảo luận sôi nổi, cởi mở nên các em HS, đặc biệt là những em nhút nhát trở nên bạo dạn hơn, các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe ý kiến của bạn để từ đó giúp trẻ dễ hòa nhập vào nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt phát huy tính tích cực của HS.

1.2.4.4. Kĩ năng giải toán có lời văn của HS lớp 4 hiện nay.

Qua thực tiễn điều tra từ kì thi chất lượng giữa kì 2 năm học 2014 – 2015 ở trường Tiểu học Cổ loa về giải toán có lời văn của HS lớp 4. Tôi đã thu được kết quả như sau:

29

- Tôi chỉ điều tra một câu về giải toán có lời văn của HS. Qua tổng hợp kết quả của 531 bài làm của HS ở khối lớp 4 thì có 239 bài giải đúng và đạt yêu cầu, 149 bài chỉ giải được một phần của bài toán, còn lại 147 bài không biết cách giải bài toán.

+ Đối với bài toán có văn trong đề bài cho HS lớp 4, biểu điểm đưa ra là 2,5 điểm. Tôi đã thống kê điểm từng bài của học sinh với các mức điểm: 0,5 điểm; 1 điểm; 1,5 điểm; 2 điểm và 2,5 điểm.

- Sau đây là kết quả điểm cụ thể ở từng mức: Bảng kết quả điểm bài toán có văn.

Đề thi chất lượng giữa kì 2 năm học 2014 – 2015.

Nhận xét:

- Qua kết quả trên, chúng tôi thấy rằng: Kĩ năng giải toán có lời văn của HS Tiểu học hiện nay còn rất hạn chế, chưa đạt được yêu cầu đặt ra. Các bài giải không đúng của HS phần lớn do các em không hiểu đề bài và đặt lời giải một cách tùy tiện không đúng với yêu cầu của đề bài, những bài giải đúng một phần thì cũng phần lớn mắc lỗi về phần lời giải. Có rất nhiều bài HS làm phép tính thì đúng nhưng lời giải lại bị sai do đó theo biểu điểm các bài đó hoặc không cho điểm hoặc chỉ được khuyến khích cho 0,5 điểm. Có nhiều bài HS lại quên ghi đáp số và cũng bị trừ 0,5 điểm.

Như vậy có thể nói GV chưa có được những phương pháp dạy học phù hợp để phát triển tư duy cho HS tạo cầu nối giữa nội dung bài học và vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết vấn đề bài toán có lời văn trong quá trình dạy học, đặc biệt là cách đặt lời giải cho phép tính của bài toán.

Số HS

KẾT QUẢ KIỂM TRA

Điểm 0,5 Điểm 1 Điểm 1,5 Điểm 2 Điểm 2,5

Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % 118 15 12,71 19 16,10 28 23,72 34 28,81 22 18,64

30 Đánh giá:

- Từ kết quả thu được qua các giờ thử nghiệm cũng như trong quá trình đi dự giờ trực tiếp một số GV dạy khối 4 ở trường Tiểu học Cổ Loa tôi thấy:

+ Hầu hết trong giờ học phần giải quyết nhiệm vụ các bài toán có lời văn HS rất trầm. Trầm diễn ra ở mức độ dơ tay phát biểu xây dựng bài, GV hỏi gì HS mới dám tả lời một cách thụ động, bài khó cũng không hỏi bạn hay cô thầy cô hỏi bài dễ cũng không xung phong chữa bài, không có sự giúp đỡ giữa bạn học khá và bạn học trung bình chủ yếu là “mạnh ai người đấy làm” những HS làm được bài thì chủ yếu là các dạng bài toán ở dạng tái hiện củng cố hay thay số.

+ Quy trình các em được lĩnh hội vốn kiến thức trong nội dung bài học liên quan đến toán có lời văn là máy móc, là dập khuôn mà chưa có sự can thiệp của quá trình kích thích tư duy trực tiếp vào các em. Vì vậy trong các giờ học liên quan đến toán có lời văn HS thiếu tự tin hoặc không có kết nối liên quan đến giải quyết vấn đề trong bài toán, dẫn đến việc HS không có hứng thú với tiết học, hiệu quả của một giờ học không cao.

+ Các bài toán có lời văn được GV đưa ra một cách “trung bình” với văn bản và truyền thụ trọn vẹn, chưa chú ý tới kiến thức của họ tới HS vùng miền để đưa ra các số liệu, các câu hỏi…nhằm kích thích, hứng thú giúp người học phát triển tư duy học và giải toán có lời văn.

+ Quá trình học của HS diễn ra theo thời gian giải quyết nhiệm vụ bài học và lĩnh hội tri thức. Một trong hai nhiệm vụ trên bị khuyết thì hoạt động học của HS không có kết quả, không giải quyết được nhiệm vụ mà mục tiêu của bài học đưa ra. Chủ quan của tác giả đánh giá trong giờ học có liên quan đến toán có văn thì các trò không thực sự được tư duy và không được kích thích tư duy nên dẫn đến hoạt động lĩnh hội và giải quyết nhiệm vụ của trò thấp.

31

CHƢƠNG 2

VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC, PHƢƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 4.

2.1. Nguyên tắc vận dụng phƣơng pháp hợp tác và phƣơng pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4.

2.1.1. Xác định rõ mối quan hệ và nhiệm vụ của GV và HS trongquá trình dạy học.

Trong quá trình dạy học luôn luôn tồn tại hai mối quan hệ GV – HS và HS – HS. HS hợp tác với nhau để tiến hành các hoạt động nhận thức một cách tự giác, tích cực, sáng tạo dưới sự hướng dẫn của GV. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối quan hệ thầy áp đặt – trò phục tùng không phát huy được tính độc lập và sáng tạo của người học. Người học không có được hứng thú, sự tự tin và tôn trọng trong quá trình học tập. Ngược lại họ luôn thấy gò bó, lo lắng, thậm chí là sợ hãi. Do vậy khi vận dụng phương pháp hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 cần phải xây dựng được mối quan hệ thầy trò phù hợp, giúp HS tự tin và thoải mái trong quá trình học tập.

Trong quá trình dạy học, việc xác định rõ nhiệm vụ của GV và HS là một điều hết sức quan trọng, GV và HS cùng nhau làm việc tuy nhiên với vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Trong tiến trình đó, nhiệm vụ của GV là thiết kế, tổ chức và điều khiển quá trình dạy học nhưng tất cả các hoạt động của GV đều phải hướng đến HS, mọi hoạt động của GV đều trở nên vô nghĩa nếu HS không tích cực, chủ động đón nhận nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Tạo nhu cầu và hứng thú cho HS.

Nhu cầu hứng thú học tập là một điều kiện quan trọng trong quá trình học tập của HS, nó giúp HS hướng tới sự chú ý của mình vào hoạt động học tập, bồi dưỡng trí tò mò khoa học và lòng ham hiểu biết, cần cù, nhẫn nại…Do vậy việc tạo nhu cầu và hứng thú cho người học là vô cùng quan trọng. GV có thể tạo nhu cầu hứng

32

thú cho người học bằng nhiều cách như: gây không khí làm việc một cách nhanh chóng, tác phong chan hòa…

2.1.3. Tạo môi trƣờng học tập cho HS có điều kiện thuận lợi để thảo luậntrao đổi ý tƣởng của mình với bạn bè và GV.

Ngoài việc tạo cho HS thấy nhu cầu, nhiệm vụ, giải quyết vấn đề thì GV cần phải tạo được môi trường tích cực. Bố trí các điều kiện để tổ chức cho HS giao tiếp với nhau, hướng dẫn HS trình bày và thảo luận các vấn đề của mình, đồng thời phải biết lắng nghe, khi đó GV sẽ tham gia vào cuộc trao đổi như một thành viên trong lớp học, điều khiển quá trình thảo luận một cách khéo léo, khi đó ngoài việc giúp đỡ HS giải quyết vấn đề, GV còn thu được các thông tin ngược kịp thời và thường xuyên.

2.1.4. GV thƣờng xuyên chủ động trong việc điều khiển hoạt độngnhận thức của HS.

Sau khi GV đưa ra vấn đề cho HS thảo luận nhóm để HS nhận biết và giải quyết được vấn đề thì HS phải tiến hành các hoạt động tư duy. Do vậy quá trình này đòi hỏi GV phải hiểu rõ quá trình tư duy của HS. Giữa các thao tác tư duy và phẩm chất trí tuệ có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Các thao tác tư duy là nguồn gốc sinh ra các phẩm chất trí tuệ, ngược lại các phẩm chất trí tuệ phát triển trở lại thúc đẩy các thao tác tư duy ở mức độ cao hơn. Do vậy để phát triển phẩm chất trí tuệ thì trong quá trình dạy học, GV phải tạo điều kiện cho HS biết và thực hiện các thao tác tư duy nhiều lần.

2.1.5. Thƣờng xuyên kiểm tra đánh giá và giúp HS tự kiểm tra đánh giá.

Một trong các yếu tố quan trọng giúp GV có thể điều khiển quá trình dạy học đạt hiệu quả đó chính là việc thu thập các thông tin ngược. Do vậy việc kiểm tra đánh giá nhằm giúp GV thu thập được thông tin ngươc để kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó việc giúp HS thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá cũng là một yêu cầu quan trọng vì qua đó họ có thể biết được những mặt mạnh yếu của bản thân, mức độ đạt được yêu cầu đề ra, từ đó họ sẽ có quyết định cho quá trình học tập của mình.

33

2.1.6. Coi trọng những kiến thức và kinh nghiệm đã có của ngƣời học.

Thực tiễn dạy học cho thấy, trước khi dạy về một khái niệm nào đó HS đã có thể có những hiểu biết nhất định về vấn đề đó qua kinh nghiệm cuộc sống hoặc do những suy luận về những vấn đề tương tự mà HS đã biết. Có những quan niệm đúng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tư duy, nhưng cũng có những quan niệm chưa đầy đủ hoặc sai sẽ gây ra trở ngại cho quá trình tư duy của HS, nhưng tất cả những kinh nghiệm đó đều có tác dụng kích thích tư duy của người học nếu GV biết cách sử dụng chúng.

Do vậy, trong quá trình dạy học GV cần có những quan tâm và cách xử lí sư phạm đặc biệt với những quan niệm sai hoặc chưa đầy đủ của HS. Quá trình dạy học không chỉ có nhiệm vụ xây dựng kiến thức mới cho HS mà còn giúp HS tự nguyện điều chỉnh các quan niệm sẵn có của mình cho phù hợp với tri thức khoa học.

2.2. Một số biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng dạy học hợp tác và đàm thoại. tác và đàm thoại.

2.2. Một số biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng dạy học hợp tác và đàm thoại.

2.2.1. Bồi dưỡng một số kĩ năng trong dạy học hợp tác và đàm thoại cho GV và HS. HS.

Qua điều tra thực tiễn thấy đa số GV chưa hiểu nhiều về phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp dạy học đàm thoại. Theo họ thì học hợp tác nhóm là

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 (Trang 31)