Tóm lại, chương này đã đề cập đến việc khai thác mô hình KG ở nhiều ngữ cảnh dạy – học khác nhau, thông qua việc sử dụng Sub-KG trích xuất từ KG và luận án đã xây dựng một số giải thuật để phục vụ cho các kịch bản dạy – học tương ứng.
Bên cạnh đó, đề xuất khái niệm mới là e-Course và việc áp dụng e-Course đối với các ngữ cảnh dạy học khác nhau ở góc độ lớp học. Qua đó cho thấy mô hình KG và e-
Course phần nào đã giải quyết ″khoảng hở″ về khả năng chuyên môn/nghiệp vụ giữa người phát triển IT và người thiết kế dạy học (giáo viên). Người phát triển IT sẽ gặp khó khăn và tạo ra sản phẩm có chất lượng thấp khi không có tri thức sư phạm cần thiết, trong khi đó, người giáo viên có thể cũng rất hạn chế về khả năng phát triển và sử dụng ứng dụng e-Learning trong giảng dạy của mình. Luận án cũng đã đề nghị một
khuôn mẫu rõ ràng để xây dựng nội dung dạy học, cụ thể là các topic hay e-Course
nhằm khắc phục hạn chế trên.
17 Secret Garden – phần mềm trò chơi giáo dục, được tác giả và các cộng sự phát triển dựa trên ý tưởng của trò chơi Plants vs. Zoombies (5/2012). Xem thêm ở Phụ lục 2.
91
CHƯƠNG 3
Khai thác Knowledge Graph
trong một hệ học trực tuyến
Tóm tắt –
Trình bày một cách tiếp cận xây dựng hệ học trực tuyến áp dụng cho ngữ cảnh dạy học đại học ở Việt Nam. Từđó, luận án đề xuất mô hình đặc trưng của người học và kiến trúc khung Học Tương tác Tích cực – ACeLF, nhằm giải quyết bài toán xây dựng một môi trường hỗ trợ học tập trực tuyến thật sự hữu ích đối với người học, thông qua việc xây dựng mô hình cho các hoạt động học tập, tư vấn thông tin và kiểm tra-đánh giá.
Nội dung chương gồm:
− Phân tích ngữ cảnh dạy-học đại học ở Việt Nam
− Kiến trúc khung Học Tương tác Tích cực (ACeLF) và cách tiếp cận
− Trình bày chiến lược sư phạm của mô hình
− Đề xuất mô hình hồ sơđặc trưng người dùng (learner profile)
92
CHƯƠNG 3 –
Khai thác Knowledge Graph trong một hệ học trực tuyến
3.1 Giới thiệu
Từ những quan điểm dạy học hiện đại, phương pháp học tích cực và học cộng tác
đã được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động học tập của người học ở môi trường
đào tạo truyền thống, lẫn môi trường trực tuyến. Trong đó, học tích cực quan tâm đến việc rèn luyện những kĩ năng để tự học/tự nghiên cứu đối với cá nhân người học và học cộng tác lại chú trọng đến việc phát triển các khả năng/kĩ năng để làm việc nhóm, kết nối và chia sẻ thông tin với cộng đồng, nhằm đáp ứng được bốn tiêu chí học tập của thế kỉ 21 do UNESCO đề xuất18.
Với những thuận lợi về mặt công nghệ và sự phát triển không ngừng của lĩnh vực
ICT, hầu hết các hệ học được thiết kế hiện nay đều hướng đến việc phát triển nhiều dịch vụ tiện ích, hoạt động học tập phong phú và đa dạng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là ″làm thế nào chọn lựa, khai thác một cách tốt nhất đối với các tài nguyên này để dạy và học trực tuyến?″, đây cũng chính là một vấn đề mà luận án quan tâm và giải quyết.
Trong chương này, luận án tiếp cận và đề xuất một kiến trúc khung Học Tương tác Tích cực - Active-Collaborative e-Learning Framework – viết tắt là ACeLF - để hỗ
trợ phát triển các hệ học trực tuyến, áp dụng trong ngữ cảnh dạy học đại học ở Việt Nam.