Thông thường, quá trình dạy học đối với một môn học nào đó trong môi trường truyền thống, giáo viên (dựa vào đề cương chi tiết của môn học) vẫn thường phân chia môn học thành ra nhiều bài học, đối với mỗi bài học lại phân chia thành nhiều chủ đề
học để có thể truyền đạt cho học viên trong một phạm vi kiến thức cùng với khoảng thời gian giới hạn nào đó. Trong đó, mỗi topic khi trình bày đối với người học đều nhắm tới sao cho người học phải hiểu về chủđề, ghi nhớ được kiến thức cơ bản, và có thể vận dụng kiến thức trong các hoàn cảnh cụ thể như bài tập/thực hành/thực tiễn. Các yêu cầu này tưởng chừng như rất đơn giản để có thể thực hiện đầy đủ, nhưng trong dạy học thực tế thì hoàn toàn không như vậy. Người học có thể ghi nhớ được kiến thức cơ bản nhưng không hiểu về kiến thức đó hay không biết vận dụng nó vào thực tiễn; hoặc là người học có thể hiểu về chủ đề nhưng không biết kiến thức cơ bản nào cần phải ghi nhớ. Điều này cho thấy. vai trò quan trọng của giáo viên được thể
hiện thông qua kinh nghiệm và khả năng sư phạm trong quá trình hướng dẫn một bài giảng cụ thể. Có thể minh hoạ cấu trúc tổng quát của một học phần/môn học truyền thống thông thường như Hình 2.6.
Trong hơn thập niên trở lại đây, máy tính và các thiết bị di động được dùng rộng rãi để hỗ trợ cho những hoạt động học tập, đặc biệt một dạng nội dung học tập mới mà luận án đề cập ở đây, đó là các dạng sách điện tử - electronic book (hay e-book). Từ
lúc ra đời, e-book đã chứng tỏđược nhiều ưu điểm và thuận lợi của mình [28][44][77], nhưng cũng bộc lộ những hạn chế về đặc thù thiết bị như e-book reader, đòi hỏi phải sử dụng nguồn điện và phần mềm, dễ bị hư hỏng và mất cắp, ... Tóm lại, e-book thể
82
hiện được sự tiến bộ của kĩ thuật điện tử và công nghệ thông tin. Nhưng cũng giống như sách in, e-book vẫn ở dạng tài liệu tham khảo, khó có thể tự học/tự nghiên cứu đối với người học (sự khó khăn tăng dần đối với người học ở các cấp học thấp). Bên cạnh đó, với hệ học, để trình bày mỗi chủ đề/bài học thoả mãn các yêu cầu trên thì lại càng khó khăn do thiếu sự tương tác trực tiếp của giáo viên như trong lớp học truyền thống. Khái niệm e-Course được đề xuất là sự liên kết giữa phần kiến thức cơ sở (từ Sub-KG
được trích xuất) với phần tri thức sư phạm của giáo viên dựa trên kĩ năng sư phạm và kinh nghiệm của mình để chuyển tải kiến thức đến học viên, giúp học viên có cơ hội lĩnh hội được kiến thức cần học một cách trọn vẹn và dễ dàng, đặc biệt là trong quá trình tự học/tự nghiên cứu qua mạng. Hay nói khác đi, e-Course chính là sự kết hợp giữa một ″thành phần kiến thức lõi″ được thể hiện bởi Sub-KG và một ″thành phần giao diện″ mang tính sư phạm được thiết kế bởi giáo viên hướng dẫn (xem Hình 2.7)
Hình 2.6. Cấu trúc của một học phần truyền thống
. ″Thành phần kiến thức lõi″ hay là ″khung xương″ của một môn học chứa các kiến thức nền tảng đảm bảo được tính đúng, đủ và hợp lý của kiến thức đối với mục tiêu
đào tạo. ″Thành phần giao diện″ là thành phần thể hiện bên ngoài của ″khung xương″
để trình bày với người học, được thiết kế do khả năng và kinh nghiệm sư phạm của giáo viên sao cho học viên có thể lĩnh hội được các kiến thức nền tảng ở ″khung xương″.
83
Hình 2.7. Ý tưởng cơ bản của e-Course
Mỗi e-Course sẽ có cấu trúc tương tự như một học phần thông thường đã biết (xem
bảng 1.1), cùng với một số thay đổi hoặc bổ sung cho phù hợp với một học phần trực tuyến, cụ thể với các thành phần như sau: topic (tương ứng với một chủ đề học), e-
Lesson (tương ứng với một bài học) và e-Course.
Thành phần cơ bản trong e-Course thực chất là topic, topic sẽ thể hiện ″nội dung cần truyền đạt″ của giáo viên về một chủđề nào đó đối với người học, nhằm để người học có thể tự học/tự nghiên cứu và lĩnh hội được kiến thức cần thiết của chủ đề đó
(xem Hình 2.8).
Topic có những đặc điểm sau:
- Thành phần ″lõi″ là các PI muốn thể hiện. Một topic không nhất thiết chỉ là thể hiện đối với một PI.
- Thành phần thể hiện ″bên ngoài″ thông qua giao diện người dùng là nội dung của topic, thay đổi tùy theo sự thiết kế của mỗi giáo viên.
- Nội dung của topic có thể phân chia thành các dạng khác nhau như: dạng khái niệm, nguyên lý hay qui trình, thao tác; dạng lý thuyết hay bài tập; dạng đơn giản hay phức tạp, để từđó nội dung sẽđược biên soạn và trình bày thích hợp theo từng loại (ở dạng câu hỏi gợi ý, giải thích, hướng dẫn phù hợp).
- Tập hợp thành những nội dung khác nhau đối với mỗi người thiết kế dạy học nhưng dựa trên cùng Sub-KG đối với một mục tiêu cho trước.
84
Hình 2.8. e-Course và ý nghĩa của các thành phần
2.4.1 Các định nghĩa liên quan
Định nghĩa 2.3. (Topic– Đơn vị kiến thức dạy học nhỏ nhất)
Topic là các ρj ∈ Ue được giáo viên biên soạn và thể hiện lại thông qua hệ thống giao diện để giúp người học hiểu và ghi nhớ kiến thức nhằm đáp ứng được mục tiêu dạy học của chủ đề. Được định nghĩa hình thức như sau, topic là kết hợp của bộ ba gồm: các từ khóa – K ; các ý giảng chính ρj ; và phần tri thức sư phạm của giáo viên –
PK. Kí hiệu là t, với t = (K, ρj , PK)
Định nghĩa 2.4. (e-Course– Nội dung dạy học dựa trên KG)
e-Course là tập hợp các topic ti tuân theo một thứ tự tuần tự nào đó. Ta có, e-
Course = { ti }, với i = 1..n.
e-Course mang ý nghĩa tương đồng của một học phần (course) truyền thống, và điểm khác biệt chính đó là một nội dung dạy học hoàn chỉnh mà người học có thể tự học/tự nghiên cứu đã được tích hợp tri thức sư phạm của giáo viên lẫn công nghệ.