Quy trình kiểm toán các ƣớc tính kế toán đƣợc áp dụng tại công ty cổ phần

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình kiểm toán các ước tính kế toán tại công ty tnhh kiểm toán mỹ chi nhánh cần thơ (Trang 48)

5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc (Theo mục tiêu nghiên cứu)

4.1 Quy trình kiểm toán các ƣớc tính kế toán đƣợc áp dụng tại công ty cổ phần

DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ABC

4.1.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

4.1.1.1 Tiếp nhận KH

Công ty Cổ phần ABC (gọt tắt là Công ty ABC) là KH cũ của Công ty AA.

Khi nhận đƣợc thƣ mời kiểm toán của Công ty ABC, Công ty AA đã tiến hành cập nhật thông tin để đánh giá về KH này:

- Mục đích kiểm toán của Công ty ABC vẫn là kiểm toán BCTC thƣờng niên theo yêu cầu của các cổ đông trong Công ty:

+ Công bố tình hình HĐKD của Công ty ABC trong năm 2012 cho các cổ đông của Công ty nắm rõ.

+ Xác nhận độ trung thực, hợp lý của toàn bộ BCTC. Đây sẽ là kết quả đánh giá HĐKD năm 2012 của Công ty ABC và từ đó làm cơ sở phát hành thêm cổ phiếu và huy động đầu tƣ vốn của các cổ đông.

- Công ty ABC vẫn hoạt động bình thƣờng và đảm bảo hoạt động liên tục, không bị kiện tụng hay tranh chấp nội bộ.

- Trong năm công ty không thay đổi chính sách kế toán và nhân sự.

- Sổ sách của Công ty ABC đƣợc trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ và đƣợc lƣu giữ cẩn thận.

Sau khi xét thấy không phát sinh những vấn đề mới nhƣ xung đột về lợi ích hay vi phạm tính độc lập trong kiểm toán…, và Công ty hoàn toàn có đủ năng lực phục vụ KH nên Công ty đã tiếp tục ký kết hợp đồng kiểm toán với KH này.

a. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

 Hình thức sở hữu vốn

Công ty ABC đƣợc thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 5705000032 do Sở Kế hoa ̣ch và Đầu tƣ TP . Cần Thơ cấp ngày 27/06/2007. Tính đến thời điểm hiện tại, giấy phép kinh doanh đã đƣợc thay đổi lần thứ 3.

Năm 2012, Công ty không có thêm cổ đông góp vốn nên vẫn giữ nguyên theo Giấy chứng nhận đầu tƣ ban đầu đăng ký, VCSH của Công ty là 224.918.930.000 VND, trong đó các cổ đông nắm giữ cổ phiếu với số lƣợng, tỷ lệ tƣơng ứng với số vốn sở hữu nhƣ bảng sau:

Bảng 4.1: Bảng chi tiết VCSH của công ty CP ABC

ĐVT: đồng

(Nguồn: Công ty Cổ phần ABC)

Nguồn vốn đầu tƣ của chủ sở hữu thể hiện trên BCĐKT vào ngày 31/12/2012 là 224.918.930.000 đồng và phù hợp tỷ lệ nêu trên.

 Trụ sở hoạt động

Trụ sở Công ty vẫn không thay đổi cho đến ngày 31/12/2012 và đƣợc đặt tại số 153 đƣờng CMT8, phƣờng Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.

 Ngành nghề kinh doanh

+ Xay xát và sản xuất bột thô, chế biến gia công gạo xuất khẩu. + Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp.

+ Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

+ Bán buôn nông, lâm sản, nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống. + Nuôi trồng thủy sản nội địa.

 Cổ phiếu của Công ty chính thức đƣợc niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ ngày 22/12/2009 với mã chứng khoán là ABC. Số lƣợng cổ phiếu Tỷ lệ (%) Vốn sở hữu Cổ đông là tổ chức 16.868.920 75% 168.689.200.000 Cổ đông là cá nhân 5.622.973 25% 56.229.730.000 Tổng 22.491.893 100% 224.918.930.000

b. Cơ cấu tổ chức TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÂN XƯỞNG

SẢN XUẤT 1 PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT 2

PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN PHÂN XƯỞNG TÁI CHẾ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH PHÒNG KẾ TOÁN THỐNG KÊ PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH PHÒNG VẬT TƯ PHÒNG KỸ THUẬT KCS Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần ABC

(Nguồn: Công ty Cổ phần ABC)

c. Thông tin về kế toán

- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán + Kỳ kế toán

Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND). - Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

+ Chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng Chế độ Kế toán DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và thông tƣ 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính hƣớng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán DN.

Công ty tuân thủ các Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành để lập và trình bày các BCTC riêng cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012.

+ Hình thức kế toán áp dụng: nhật kí chung. - Các chính sách kế toán áp dụng

 Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền bao gồm Tiền mặt tại quỹ, TGNH, các khoản đầu tƣ ngắn hạn có thời gian đáo hạn không quá ba tháng, có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các lƣợng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

 Hàng tồn kho (HTK)

HTK đƣợc tính theo giá gốc. Trƣờng hợp giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc.

Giá gốc HTK bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đƣợc HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Giá trị HTK đƣợc xác định theo phƣơng pháp bình quân gia quyền. HTK đƣợc hạch toán theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên.

Dự phòng giảm giá HTK đƣợc lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của HTK lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc.

 TSCĐ

TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình đƣợc xác định giá trị ban đầu theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình đƣợc ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.

Khấu hao TSCĐ theo phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng: Thời gian khấu hao đƣợc xác định phù hợp với Thông tƣ số 203/2009/TT - BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, thời gian ƣớc tính nhƣ sau:

Nhà cửa, vật kiến trúc 06 – 30 năm

Máy móc thiết bị 06 – 15 năm

Phƣơng tiện vận tải 06 – 15 năm Thiết bị dụng cụ quản lý 05 – 10 năm

 Vốn chủ sở hữu

VCSH đƣợc ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu.

 Các nghiệp vụ bằng ngoại tệ

Các nghiệp vụ phát sinh bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của Công ty (VND/USD) đƣợc hạch toán theo tỷ giá giao dịch trên thị trƣờng

ngoại tệ liên ngân hàng vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ đƣợc hạch toán vào KQHĐKD giữa niên độ. Tại ngày kết thúc kỳ kế toán, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ đƣợc đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố tại thời điểm này và đƣợc hạch toán theo hƣớng dẫn tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 - Ảnh hƣởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.

 Doanh thu

Doanh thu BH

Doanh thu BH đƣợc ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: - Phần lớn RR và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã đƣợc chuyển giao cho ngƣời mua;

- Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ ngƣời sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn;

- Công ty đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch BH; - Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch BH;

Doanh thu CCDV

Doanh thu CCDV đƣợc ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó đƣợc xác định một cách đáng tin cậy. Trƣờng hợp việc CCDV liên quan đến nhiều kỳ thì Doanh thu đƣợc ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập BCĐKT của kỳ đó.

Doanh thu HĐTC

Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia và các khoản Doanh thu HĐTC khác đƣợc ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

- Có khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch đó; - Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn.

Cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia đƣợc ghi nhận khi Công ty đƣợc quyền nhận cổ tức hoặc đƣợc quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.

 Đánh giá: Công ty AA vẫn luôn thận trọng trƣớc khi ký kết hợp đồng kiểm toán đối với KH cũ. Việc làm này là rất hợp lý và cần thiết. Bởi vì RR có thể phải gánh trách nhiệm pháp lý của KTV là rất cao. Nếu không cập nhật thông tin để đánh giá lại các KH hiện hữu thì những vấn đề mới phát sinh trong năm nhƣ xung đột về lợi ích, mâu thuẫn về phạm vi kiểm toán, tính độc lập trong kiểm toán… có thể khiến cho KTV sẽ gặp phải những bất lợi nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến cuộc kiểm toán.

Theo đoạn 5 VSA 310 „„Hiểu biết về tình hình kinh doanh”: trước khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán thì KTV và công ty kiểm toán phải tìm hiểu về tình hình kinh doanh của đơn vị như lĩnh vực hoạt động, loại hình DN, hình thức sở hữu,...Ở đây, Công ty AA chỉ khảo sát sơ bộ, chủ yếu tìm hiểu mục đích kiểm toán của KH, khả năng đáp ứng của Công ty chứ chƣa tìm hiểu sâu về KH về các vấn đề nhƣ: tình hình hoạt động kinh doanh của KH, năng lực quản lý của BGĐ,... Chƣa mở rộng tìm hiểu ở KTV tiền nhiệm và bên thứ ba liên quan.

4.1.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán

Sau khi kí hợp đồng kiểm toán, Công ty đã tiến hành lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán. Nhóm kiểm toán gồm trƣởng nhóm kiểm toán, các KTV và trợ lý kiểm toán.

Phạm vi công việc

Các công việc thực hiện nhƣ: - Xác lập mức trọng yếu.

- Thực hiện thử nghiệm cơ bản kiểm tra BCTC và các khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính (cụ thể ở đây là kiểm toán các ƣớc tính kế toán).

- Trao đổi những vấn đề phát sinh cần xem xét, bút toán điều chỉnh.

- Tổng hợp và phát hành báo cáo kiểm toán dự thảo. Phát hành báo cáo chính thức khi đƣợc sự đồng ý của ban giám đốc.

Thời gian kiểm toán

Cuộc kiểm toán đƣợc bắt đầu từ ngày 18/07/2013 tại văn phòng làm việc của công ty và dự kiến kết thúc vào ngày 21/07/2013.

Thời gian dự kiến phát hành báo cáo dự thảo là: 10 ngày sau khi kết thúc cuộc kiểm toán.

Tài liệu yêu cầu đơn vị chuẩn bị cho cuộc kiểm toán

- Bảng cân đối số phát sinh.

- Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012. - Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản.

- Các chứng từ, hóa đơn liên quan cho năm tài chính 31/12/2012.

Đánh giá: Đoạn 8 VSA 300 ‘‘Lập kế hoạch kiểm toán”: Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn. Trƣớc khi tiến hành kiểm toán, Công ty AA đã lập kế hoạch kiểm toán rõ ràng, cụ thể để hoạch định những công việc cần tiến hành từ việc chuẩn bị, thực hiện đến việc kết thúc cuộc kiểm toán. Các

công việc đều đƣợc phân công rõ ràng cho từng ngƣời trong nhóm kiểm toán trƣớc khi bắt đầu xuống kiểm toán cho KH, có sự luân phiên KTV trong các cuộc kiểm toán nên công việc kiểm toán luôn diễn ra suôn sẽ, thuận lợi và nhanh chóng, tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp. Những KTV đã từng kiểm toán cho KH năm trƣớc đƣợc phân công kiểm toán cho năm nay nên nắm vững đƣợc những nét đặc thù trong kinh doanh của KH, điều này giúp duy trì mối liên hệ mật thiết với KH.

Tuy nhiên, kế hoạch về thời gian kiểm toán còn có điểm chƣa hợp lý. Khoảng thời gian ba, bốn ngày cho một cuộc kiểm toán là hơi ngắn, có thể gây áp lực cho KTV và sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng của cuộc kiểm toán. Khi phân công nhân sự kiểm toán vẫn còn mang tính chủ quan: việc sử dụng lại KTV cũ tuy tạo sự thoải mái, am hiểu về KH, trao đổi dễ dàng nhƣng sẽ dẫn đến KTV thực hiện ƣớc tính độc lập mang tính chủ quan, cảm tính về ƣớc tính kế toán, hoặc mức độ hoài nghi về ƣớc tính giảm. Ngoài ra, Công ty chƣa quan tâm đến năng lực và kinh nghiệm làm việc khi phân công KTV thực hiện kiểm toán.

4.1.1.3 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

a. Tìm hiểu HTKSNB

HTKSNB của Công ty ABC đƣợc tìm hiểu thông qua việc phỏng vấn những ngƣời có chức vụ quan trọng nhƣ: Giám đốc và Kế toán trƣởng. Tuy nhiên, KTV chỉ hỏi một số câu hỏi liên quan đến HTKSNB của đơn vị để đánh giá sơ bộ chứ không lập thành bảng câu hỏi.

Đánh giá: Theo đoạn 2 VSA 400 ‘‘Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” :

Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả.Việc tìm hiểu về HTKSNB của Công ty còn sơ sài, chỉ sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn thì độ tin cậy của thông tin chƣa cao do phụ thuộc vào sự trung thực và thiện chí của ngƣời đƣợc phỏng vấn. Vì vậy, bên cạnh phƣơng pháp phỏng vấn, KTV cũng nên kiểm tra các loại tài liệu và sổ sách, quan sát các hoạt động kiểm soát và vận hành của chúng trong thực tiễn. Đồng thời, kết hợp sử dụng bảng câu hỏi và lƣu đồ để mô tả HTKSNB của đơn vị một cách rõ nét hơn.

b.Đánh giá rủi ro kiểm soát

AA không tiến hành đánh giá cụ thể về rủi ro kiểm toán, việc đánh giá chỉ dựa trên nhận định của KTV về HTKSNB của đơn vị thông qua phỏng vấn BGĐ và việc đánh giá rủi ro không đƣợc lƣu trong hồ sơ làm việc. HTKSNB của đơn vị đƣợc đánh giá khá tốt.

 Đánh giá: Đoạn 8 VSA 240 ‘‘Gian lận và sai sót” quy định: Khi lập kế hoạch và khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro về những gian lận và sai sót có thể có, làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính và phải trao đổi với Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị về mọi gian lận hoặc sai sót quan trọng phát hiện được. Đánh giá RR kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của HTKSNB trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu. Việc đánh giá RR kiểm soát sẽ giúp KTV giới hạn đƣợc thủ tục kiểm toán, tập trung vào các thủ tục kiểm toán quan trọng, tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán. AA chỉ đánh giá rủi ro thông qua phỏng vấn ngƣời của đơn vị tuy tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí nhƣng rủi ro sẽ rất cao. Vì vậy, KTV nên thực hiện thêm một số công việc nhƣ tìm hiểu về môi trƣờng kinh doanh của đơn vị, nghiên cứu đặc điểm khoản mục dự phòng và những sai sót từng xảy ra trong đơn vị, quan sát công việc của các bộ phận, xem xét năng lực của BGĐ...để có cơ sở thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản hợp lý hơn.

4.1.1.4 Xác lập mức trọng yếu

Mức trọng yếu tổng thể đƣợc xác định dựa trên ba chỉ tiêu: lợi nhuận trƣớc thuế, doanh thu, tổng tài sản.

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình kiểm toán các ước tính kế toán tại công ty tnhh kiểm toán mỹ chi nhánh cần thơ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)