Chỉ tiêu hô hấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu tâm lý của loài cá mè trắng (hypophthalmichthys harmandi sauvage) nuôi tại nghệ an (Trang 30 - 34)

1. Sự biến đổi tần số hô hấp theo thang nhiệt độ.

Qua nghiên cứu chúng tôi thu đợc kết quả cụ thể ở bảng3.

Bảng 3: Tần số hô hấp của cá Mè Trắng ở các nhiệt độ khác nhau

Nhiệt độ (0C) Số lần hô hấp / phút Đợt I ( P = 81,54g) Đợt II ( P = 155,02g) X ± m X m± 7 0 41,5 2,4± 35,58 0,9± 10 0 51,0 2,1± 46,3 0,65± 15 0 60,8 2,0± 55,3 0,73± 20 0 74 2,37± 66,1 0,83± 250 87 2,88± 79 0,76± 300 104 3,08± 90,3 1,18± 350 113 3,02± 98 1,25± 400 117 1,5± 114,4 1,129±

* Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tần số hô hấp vào nhiệt độ: 12 0 110 100 90 80 70 60 50 40 30 70C 100C 150C 200C 250C 300C 350C 400C Đợt I Đợt II Nhiệt độ (toC) Tần số hô hấp (lần/phút )

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tần số hô hấp tỷ lệ thuận với nhiệt độ nớc. Khi nhiệt độ tăng thì tần số hô hấp tăng và khi nhiệt độ giảm thì tần số hô hấp cũng giảm . Theo chúng tôi thì nguyên nhân cơ bản đó là khi nhiệt độ tăng hàm lợng ôxy hoà tan vào nớc giảm, đồng thời khả năng phân li ôxyhêmôglôbin thành ôxy và Hêmoglobin lại tăng, lúc này để đảm bảo l- ợng ôxy cho cơ thể, cá phải tăng cờng độ hô hấp và giảm hoạt động.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện thuỷ sản Việt Nam thì hàm lợng ôxy hoà tan trong nớc ở nhiệt độ khác nhau là khác nhau.

ở 50C thì hàm lợng ôxy hoà tan trong nớc là 14,64 mg/lít ở 100C thì hàm lợng ôxy hoà tan trong nớc là 11,35 mg/lít ở 150C thì hàm lợng ôxy hoà tan trong nớc là 10,18 mg/lít ở 200C thì hàm lợng ôxy hoà tan trong nớc là 9,18 mg/lít ở 250C thì hàm lợng ôxy hoà tan trong nớc là 8,37 mg/lít ở 300C thì hàm lợng ôxy hoà tan trong nớc là 7,67 mg/lít …

Tần số hô hấp của cá lớn thấp hơn cá bé, điều này phù hợp với quy luật chung. Tức là do ở cá bé thì có cờng độ trao đổi chất cao hơn, nhu cầu ôxy lớn hơn nên tần số hô hấp phải cao hơn. Sự thay đổi về cờng độ hô hấp của cá Mè Trắng theo trọng lợng nó cũng liên quan số lợng hồng cầu và hàm lợng Hêmôglôbin trong máu. Đối với cá lớn thì số lợng hồng cầu và hàm lợng Hêmôglôbin cao hơn cá bé. Chính điều này cũng dẫn đến tần số hô hấp của cá lớn thấp hơn cá bé.

Ngoài ra chúng tôi còn nhận thấy rằng cá Mè Trắng có khả năng thích nghi tốt với sự thay đổi của nhiệt độ môi trờng sống bởi ngỡng nhiệt độ của cá Mè Trắng trong nghiên cứu của chúng tôi là tơng đối rộng (70 - 400C).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với với kết quả nghiên cứu của một số tác giả: Quách thị Tài (1990) trên cá Mè Trắng, Lê Quang Long trên cá rô phi ...

2. Ngỡng ôxy và lợng tiêu hao ôxy.

Ngỡng ôxy là giới hạn của nồng độ ôxy trong nớc bắt đầu gây cho cá chết ngạt.

Lợng tiêu hao ôxy là lợng ôxy đợc cơ thể sử dụng trong quá trình hoạt động sống. Để dễ tính toán và so sánh ngời ta quy theo đơn vị mgO2/kg giờ. Lợng tiêu hao ôxy là số mg ôxy (cũng có thể dùng ml) mà mỗi đơn vị khối lợng (kg) tiêu hao theo quá trình trao đổi chất trong một đơn vị thời gian (giờ).

Qua nghiên cứu chúng tôi thu đợc kết quả cụ thể ở bảng 4. Bảng 4: Ngỡng ôxy và lợng tiêu hao ôxy của cá Mè Trắng

Trọng lợng trung

bình (gam) Số cá nghiêncứu (con)

Ngỡng ôxy (mg/l)

Lợng tiêu hao ôxy (mgO2/kg/h)

X ± m X

81,54 30 0,37 0,04± 310,2 0,124±

155,02 30 0,32 0,01± 240,5 0,13±

Qua những số liệu thu đợc ta thấy, trọng lợng cá có liên quan chặt chẽ với mức độ tiêu hao ôxy và ngỡng ôxy. Ngỡng ôxy và lợng tiêu hao ôxy của cá tỷ lệ nghịch với trọng lợng cá. Cá càng lớn thì ngỡng gây chết thấp hơn so với cá bé. Điều này cũng dễ hiểu vì cá càng lớn các cơ quan nói chung, hệ hô hấp, hệ thần kinh nói riêng càng hoàn chỉnh, khả năng thích ứng của nó cũng tăng lên. Vì thế nó có thể chịu đựng đợc khi lợng ôxy hoà tan trong nớc xuống thấp.

Mức độ tiêu hao ôxy trên một đơn vị thời gian so với trọng lợng cá thì cá càng lớn thì chỉ số này càng bé. Điều này phù hợp với quy luật sinh lý của cá.

Nhìn chung thì ngỡng ôxy của cá Mè Trắng tơng đối thấp và lợng tiêu hao ôxy tơng đối cao so với một số loài cá nớc ngọt khác. Chính vì thế mà tốc độ tăng trởng của các Mè Trắng nhanh hơn. Mặt khác do lợng tiêu hao ôxy cao nên chúng thờng phân bố ở tầng mặt và tầng giữa vì chỉ những tầng nớc đó thì mới đủ lợng ôxy hoà tan cho nhu cầu hô hấp của nó.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả Quách Thị Tài (1991) trên cá Mè Trắng, Trần Văn Vỹ ( 2000) trên cá Mè Trắng và cá mè hoa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu tâm lý của loài cá mè trắng (hypophthalmichthys harmandi sauvage) nuôi tại nghệ an (Trang 30 - 34)