Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần hải nguyên (Trang 65)

Qua phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần Hải Nguyên trong 3 năm(năm2006 đến năm 2008) ta thấy nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong những năm qua là khá tốt, nố được thể hiện qua:

- Doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng liên tục qua 3 năm, hiệu suất sử dụng tài sản, tổng vốn và vốn chủ sở hữu của công ty là khá cao và có xu hướng tăng lên đặc biệt là khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đật được thành quả đó là do những nỗ lực trong hoạt động quản lý và sử dụng vốn của công ty.

- Công ty có một nguồn vốn chủ sở hữu vững vàng, tính độc lập về tài chính cao. Đây là một lợi thế của công ty trong điều kiện hiện nay khi thị trường NVL luôn có nhiều biến động.

- Lợi nhuận của công ty liên tục tăng lên nhanh chóng làm cho tỷ suất sinh lợi/ một đồng doanh thu và tỷ suất sinh lợi/ đồng vốn chủ sở hữu liên tục tăng và ở mức khá cao. Điều này cho thấy tình hình hoạt động của công ty là tốt.

- Mặc dù hệ thống TSCĐ của công ty chưa được đầu tư đúng mức nhưng do công tác quản lý tốt, công ty đã khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty.

Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả đạt được, thì trong hoạt động huy động và sử dụng vốn của công ty vẫn tồn tại nhiều hạn chế, công ty cần thấy

được những mặt hạn chế đó để kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn trong những năm tới.

4.6.2 Hạn chế

Đối với một công ty sản xuất và kinh doanh như công ty Hải Nguyên thì cơ cấu tài sản như vậy là chưa hợp lý. Tỷ trọng của tài sản lưu động là rất lớn đặc biệt là các khoản phải thu và hàng tồn kho, trong khi đó tỷ trọng TSCĐ là rất nhỏ. Điều này vừa gây ra sự ứ đọng vốn lưu động, đồng thới không tận dụng được nguồn vốn đầu tư cho TSCD để mở rộng quy mô sản xuất. Trong khi đó, Hiệu quả sinh lợi của TSCĐ là rất cao, hiệu quả sinh lợi của TSLĐ là rất thấp và có su hướng giảm dần qua các năm.

Trong các chỉ tiêu sinh lời thì chỉ tiêu sinh lợi của TSCĐ là cao nhất nhưng nó lại không hợp lý bởi hiện tại tỷ trọng TSCĐ của công ty là rất thấp, công tác đầu tư cho TSCĐ chưa được quan tâm chú ý đúng mức, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty trong tương lai gần.

4.7 Đề xuất

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong thời gian tới, qua nghiên cứu phân tích tình hình sử dụng vốn của công ty tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau:

- Về cơ cấu nguồn vốn: công ty cần tận dụng và khai thác triệt để khả năng huy động vốn, sử dụng và quản lý vốn. Không chỉ dựa vào nguồn vốn tự có mà công ty nên dựa vào uy tín của mình huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài, nhằm tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý, như vậy không những mở rộng quy mô vốn tạo lợi thế lá chắn thuế cho công ty góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

- Về cơ cấu tài sản: Tài sản cố định luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty tuy nhiên tình hình đầu tư vào TSCĐ của công ty chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, công ty cần chú trọng hơn cho hoạt đầu tư TSCĐ, mua sắm và thay thế các tài sản quá cũ nhằm nâng cao

hiệu suất sử dụng TSCĐ. Đồng thời doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa trình độ sử dụng TSCĐ, phải tính toán một cách chính xác nguyên giá của TSCĐ làm cơ sở cho việc xác định mức khấu hao hợp lý để thu hồi vốn, kịp thời xử lý những TSCĐ mất giá để chống thoát vốn. Việc giảm bớt tỷ trọng TSLĐ đặc biệt là hàng tồn kho và các khoản phải thu để đầu tư cho các khoản dài hạn như vậy vừa tránh lãng phí vừa nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Để làm được điều đó công ty cần áp dụng các biện pháp tổng hợp như: Đẩy mạnh khâu tiêu thụ hàng hóa, tăng cường các biện pháp thu hồi nợ như tìm các bạn hàng có năng lực tài chính ổn định và thanh toán kịp thời như vậy sẽ tránh được các khoản nợ và giảm được lượng vốn bị chiếm dụng.

Đối với một công ty còn non trẻ như công ty Hải Nguyên thì việc tạo uy tín với khách hàng là rất quan trọng. Trong điều kiện hiện nay khi mà giá nguyên vật liệu sản xuất, đơn giá tiền lương không ngừng tăng thì việc giảm chi phí là rất khó vì vậy để tăng tính cạnh tranh công ty nên chú trọng vào đảm bảo chất lượng các loại mặt hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Phần V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu của mọi doanh nghiệp, đây luôn là một vấn đề mang tính cấp bách. Sử dụng vốn tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc tổ chức huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn một cách khoa học hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Là một công ty còn non trẻ trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, song công ty cổ phần Hải Nguyên đã nhanh chóng vươn lên và khẳng định được mình. Có được điều đó là do sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên đặc biệt là nhờ định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn của ban quản trị công ty.

Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây là rất khả quan. Lợi nhuận của công ty liên tục tăng với tốc độ cao, các chỉ tiêu sinh lợi của vốn và tài sản luôn có xu hướng tăng lên. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển của công ty. Bên cạnh những hiệu quả đạt được vẫn tồn tại những hạn chế nhất đinh như: Công ty vẫn chưa xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý, vẫn còn tình trạng ứ đọng và lãng phí vốn. Tính đến thời điểm năm 2008 mức vốn vay của công ty còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn. Công ty cần vận dụng điều này để đầu tư thêm vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường để tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.

5.2 Kiến nghị

- Trong hoạt động huy động vốn: Để mở rộng quy mô và năng lực sản xuất, công ty nên tăng tỷ trọng vốn vay theo cơ cấu hợp lý.

- Giảm bớt tỷ trọng vốn lưu động, đặc biệt là lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu đồng thời phải quan tâm chú trọng nhiều hơn cho hoạt động đầu tư TSCĐ. Như vậy vừa nâng cao năng lực sản xuất vừa giảm thiểu sự ứ đọng vốn

MỤC LỤC

Phần I MỞ ĐẦU...1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu...2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...2

Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN...3

2.1 Cơ sở lý luận chung về vốn kinh doanh...3

2.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh...3

2.1.2 Vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...4

2.2 Phân tích tình hình vốn sử dụng vốn...5

2.2.1 Phân loai vốn...5

2.2.2 Phân tích sử dụng vốn kinh doanh...10

2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ...14

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...19

3.1 Giới thiệu chung về công ty...20

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển...20

3.1.2 Ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tổ chức:...22

3.1.3 Tình hình cơ bản của công ty...24

3.2 Phương pháp nghiên cứu...28

3.2.1 Thu thập và xử lý số liệu...28

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu...28

Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...29

4.2 Phân tích tình hình sử dung vốn...34

4.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản ...34

4.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn ...38

4.3 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời của vốn...42

4.4. Phân tích hiệu quả sử vốn cố định ...49

4.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ...56

4.6.1 Đánh giá chung ...65 4.6.2 Hạn chế...66 4.7 Đề xuất ...66 Phần V ...68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...68 5.1 Kết luận ...68 5.2 Kiến nghị ...69

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần hải nguyên (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w