Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần hải nguyên (Trang 56)

* Hiệu quả về sử dụng VLĐ được đánh giá theo các chỉ tiêu sau: - Hiệu suất sử dụng VLĐ:

Hiệu suất sử

dụng VLĐ = Doanh thu thuầnVLĐ BQ trong kỳ

Hiệu suất sử dụng

VLĐ 2006 = 25,322,620,108

Hiệu suất sử dụng VLĐ 2007 = 28,534,418,225 = 3.59 7,938,417,590 Hiệu suất sử dụng VLĐ 2008 = 33,613,773,695 10,116,944,634

- Tỷ suất lợi nhuận VLĐ: Tỷ suất lợi

nhuận VLĐ = LN trước(sau) thuế VLĐ BQ trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận

VLĐ 2006 = 1,364,289,526

6,736,620,277

Tỷ suất lợi nhuận

VLĐ 2007 = 3,574,889,459

7,938,417,590

Tỷ suất lợi nhuận

VLĐ 2008 = 4,563,620,277

10,116,944,634

- Hàm lượng sử dụng VLĐ Hàm lượng sử

dụng VLĐ = VLĐ BQ trong kỳ

Doanh thu thuần

Hàm lượng sử dụng VLĐ 2006 = 6,736,620,277 25,322,620,108 Hàm lượng sử dụng VLĐ 2007 = 7,938,417,590 28,534,418,225 Hàm lượng sử dụng VLĐ 2008 = 10,116,944,634 33,613,773,695

- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động, chỉ tiêu này cho biêt cứ một đồng VLĐ bình quân tạo ra được 3.76 đồng doanh thu năm 2006, 3.59 đồng doanh thu năm 2007 và 3.32 đồng doanh thu năm 2008 điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chưa hiệu quả VLĐ. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận VLĐ cũng có su hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2006 cứ bỏ ra 1 đồng giá trị VLĐ sẽ tạo ra 0.20 đồng lợi nhuận năm 2007,2008 con số này tăng lên 0.45 đồng lợi nhuận. Điều này là do tốc dộ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của VLĐ. Chỉ tiêu hàm lượng VLĐ cũng tăng lên năm 2006 để tạo ra một đồng doanh thu cân 0.27đồng VLĐ, đến năm 2007 cần 0.28 đồngvà năm 2008 phải mất 0.3 đồng VLĐ mới tạo ra được một đồng doanh

thu, vậy để có cùng một đồng lợi nhuận thì năm 2007 cần phải bỏ ra nhiều hơn một lượng vốn lưu động là 0.04 đồng so với năm 2006 và năm 2008 phải bỏ thêm một lượng là 0.02 đồng. Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty đang giảm dần trong 3 năm gần đây. Trong bảng cân đối kế toán hàng năm cho biết tỷ trọng VLĐ là khá cao trong cơ cấu tổng vốn. Cơ cấu vốn chưa hợp lý đã dẫn đến tình trạng ứ đọng lãng phí nguồn vốn lưu động điều này tất yếu sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong cơ cấu vốn lưu động của công ty thì có tiền, hàng tồn kho và các khoản phải thu là ba khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì vậy để tìm hiểu nguyên nhân của việc sử dụng VLĐ chưa tốt ta sẽ tìm hiểu xem loại tài sản nào được sử dụng hợp lý, loại nào chưa hợp lý để có biện pháp làm tăng hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp.

- Tiền và các khoản tương đương tiền: trong cơ cấu tài sản lưu dộng tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trong khá thấp. lượng tiền mặt tồn quỹ bình quân nhỏ giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vốn và lãng phí vốn, tuy nhiên lượng tiền mặt tồn quỹ cao sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong hoạt động thanh toán hàng ngày.

- Các khoản phải thu: Khả năng chuyển đổi thành tiền ( tốc độ quay vòng ) của các khoản phải thu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ luân chuyển của VLĐ. Khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của công ty và được thể hiện qua bảng 14: Khả năng quay vòng của các khoản phải thu.

Tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu là chậm đặc biệt là trong năm 2007, nguyên nhân là do năm 2007 các khoản phải thu tăng lên rõ rệt với năm 2006 ( tăng lên 1,749,427,383 đồng) trong khi doanh thu cũng tăng lên 3,211,798,117 đồng.

Bảng 14: Khả năng quay vòng của các khoản phải thu

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu thuần (đ) 25,322,620,108 28,534,418,225 33,613,773,695

Các khoản phải thu( đ) 3,048,302,419 4,797,729,802 4,396,221,491

Vòng quay các khoản PT(lần) 8.31 5.95 7.65

Kỳ thu tiền BQ( ngày) 43.94 61.37 47.74

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Nhưng do tốc độ tăng của doanh thu không nhanh bằng tốc độ tăng của các khoản phải thu nên số vòng quay cua các khoản phải thu cũng giảm đi. Điều này chứng tỏ công tác quản lý nợ phải thu của công ty là chưa tốt làm cho nguồn tài sản bị chiếm dụng nhiều. đây là một dấu hiệu không tốt.

- Hàng tồn kho:

Để đánh giá sự ảnh hưởng của việc luân chuyển hàng tồn kho ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta nghiên cứu khả năng quay vòng của hàng tồn kho. Ta có bảng thể hiện tốc độ quay vòng của hàng tồn kho qua 3 năm như sau:

Bảng 15: Tốc độ quay của hàng tồn kho

Chỉ tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008

Giá vốn hàng bán 19.009.744.110 20.970.749.888 24.985.410.927

Hàng tồn kho bình quân 2.085.278.475 2.870.252.917 4.306.480.868

vòng quay HTK 9,12 7,31 5,80

Số ngày 1 vòng HTK 40,04 49,96 62,91

Ta thấy số vòng quay của hàng tồn kho của công ty qua 3 năm có sự giao động lớn từ 9.12 vòng năm 2006 xuống 7.31 vòng năm 2007 và 8.5 vòng năm 2008. và hệ số quay vòng của hàng tồn kho ngày càng nhỏ đi vì vậy mà chỉ tiêu số ngày bình quân một vòng quay hàng tồn kho của công ty cũng dài ra từ 40.04 ngày năm 2006 lên 49.96 ngày năm 2007 và 62.91 vòng năm 2008. Điều này có ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động và hiệu quả sử dụng của vốn lưu động.

Tuy nhiên để đánh giá các chỉ tiêu trên là hợp lí hay không ta còn phải căn cứ vào tình hình thực tế và các yếu tố bên ngoài tác động tới chiến lược phát triển của công ty. Nguyên nhân số vòng quay hàng tồn kho của công ty thấp vì giá trị hàng tồn kho của công ty là khá lớn. Điều này xuất phất từ chiến lược phát triển của ban lãnh đạo công ty. Trên thực tế giá nguyên vật liệu để sản xuất cám và thuốc thú y tăng lên khá nhanh và không ổn định, để tránh tình trạng chi phí sản xuất tăng lên công ty đã có chủ trương tăng cường phần dự trữ nguyên vật liệu. Vì vậy theo phân tích ở trên thì chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho của công ty không hẳn là không hợp lí.

Như vậy trong 3 khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tài sản lưu động ta thấy, việc sử dụng và luân chuyển tiền mặt là khá tốt, tình hình hàng tồn kho, dù hệ số vòng quay chưa cao nhưng xét theo điều kiện thực tế thì việc sử dụng hàng tồn kho như vậy là chấp nhận được. Tuy nhiên khoản mục công nợ phải thu của khách hàng công ty quản lý chưa tốt điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

* Đánh giá chung tốc độ luân chuyển VLĐ

Đánh giá chung tốc độ luân chuyển vốn lưu động là xem xét đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu dưới đây nhằm khái quát tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp đó là:

- Số vòng quay của vốn lưu động. Số vòng quay

của VLĐ

= Doanh thu thuần TSLĐ bình quân Số vòng quay của VLĐ 2006 = 25.322.620.108 6,736,620,277 Số vòng quay của VLĐ 2007 = 28.534.418.225 7.938.417.590 Số vòng quay của VLĐ 2008 = 33.613.773.695 10.111.679.634

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ, kết quả trên cho thấy năm 2006 vốn lưu động quay được 3.76 vòng, năm 2007 quay được 3.59 vòng, năm 2008 quay được 3.32 vòng. Chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa hợp lý.

- Thời gian của một vòng luân chuyển vốn Thời gian của một

vòng luân chuyển

= Số ngày trong 1 kỳ Số vòng quay của VLĐ

Thời gian của một vòng luân chuyển vốn năm 2006

= 365 3.76

3.59

Thời gian của một vòng luân chuyển vốn năm 2008

= 365

3.32

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn, kết quả của 3 năm cho thấy tốc độ luân chuyển ngày càng chậm. năm 2006 số ngày cần thiết cho một vòng quay của vốn lưu động là 86.49 ngày/ vòng thì năm 2007 tăng lên 101.54 ngày/vòng và năm 2008 dã tăng lên 109.80 ngày/vòng. Điều này thể hiện công ty chưa có sự quan tâm đúng mức tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong nền kinh tế thị trường thì việc quan tâm đến vòng luân chuyển của vốn trong kỳ sản suất là hết sức quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp nắm được chu kỳ hoạt động của việc vay ngân hàng để đầu tư vào sản xuất cho hợp lý, kịp thời. Nếu thời gian của vòng luân chuyển càng lớn sẽ ảnh hưởng tới việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và việc trả lãi vay. Vì vậy công ty cần phải có giải pháp để giảm thời gian của của vòng luân chuyển vốn lưu động, có như vậy mới giả quyết được nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Qua các chỉ tiêu trên ta có bảng 16: Các chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của VLĐ.

Qua bảng 16 cho thấy sự tiêu cực trong quá trình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Số vòng quay năm 2007 giảm 4.38% so với năm 2006 và năm 2008 giảm 7.52% so với năm 2007, Số ngày trong một vòng quay của năm 2007 tăng lên 4.58% so với năm 2006 và năm 2008 tăng lên 8.13% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng giảm. Doanh nghiệp cần phải có biện pháp kịp thời để nâng cao tốc độ chu chuyển vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần hải nguyên (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w