Xét theo phương thức luân chuyển vốn thì tổng vốn của công ty bao gồm vồn lưu động và vốn cố định. Sự biến động về tỷ trọng của từng loại vốn trong cơ cấu của tổng vốn sẽ phản ánh sự thay đổi trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Ta sẽ phân tích kết cấu vốn để thấy được chiến lược đầu tư vốn cho các hoạt dộng sản xuát kinh doanh như thế nào? chiến lược đó có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn hay không?
Qua số liệu ở bảng 7 cho thấy tổng số tài sản của công ty năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là 269.923.371 đồng tương ứng với 127,87% và 2008 tăng lên so với 2007 là 2.611.507.320 đồng tương ứng với 121,09%. Điều đó chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp đã tăng lên.
Để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp cần đi sâu phân tích tình hình biến động cụ thể của từng khoản mục.
- Vồn bằng tiền của doanh nghiệp: Năm 2007 giảm so với 2006 là 174.396.438 và năm 2008 tăng so vời 2007 là 74.396.398 cùng với đó là tỷ trọng của vốn bằng tiền trong tổng vốn đã có su hướng giảm xuồng so với các năm trước cụ thể: năm 2006 là 3.41% , năm 2007 là 1.26% và năm 2008 là 1.51% tổng tài sản của công ty. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tiền hợp lý hơn tránh tình trạng tiền nằm trong kết nhưng không sinh ra lợi nhuận. Tuy nhiên cũng làm giảm khả năng thanh toán tức thời của công ty. Lượng tiền mặt lớn giúp cho việc thanh toán các chi phí phát sinh hàng ngày và các khoản nợ được chủ động hơn, đồng thời cũng tranh thủ được cơ hội khi thời cơ đến trong khi thị trường có nhiều biến động bất ngờ và khó đoán như hiện nay . Là một công ty hoạt động chủ yếu là sản xuất và kinh doanh, hàng ngày phát sinh nhiều hoạt động thu chi như mua NVL, chi trả nhân công, các dịch vụ mua ngoài, các hoạt động thu tiền thu của khách
hàng , thu hoạt động tài chính, thu nhập từ các hoạt động khác. Với một nhu cầu chi như vậy thì cần thiết có một mức dự trữ tiền lớn, nhưng tiền là tài sản không ổn định, nó biến động hàng ngày tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh, tùy thuộc vào biến động của thị trường về giá cả và tình hình thanh toán của khách hàng.
- Các khoản phải thu: Năm 2007 tăng lên 1.749.427.383 đồng so với 2006 nhưng đền năm 2008 lại giảm xuồng so với năm 2007 la 401.508.311. Điều này cho thấy năm nay doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến các vấn đề công nợ của doanh nghiệp và đã có những biện pháp tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, làm giảm bớt được hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Mặt khác chứng tỏ công ty đã tìm cho mình được những khách hàng tin cậy.
- Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên đáng kể sau các năm: năm 2007 tăng lên so với 2006 là 890.128.310, năm 2008 tăng lên so với 2007 là 1.982.327.529 và cơ cấu của nó trong tổng vốn cũng tăng lên qua các năm là: 2006 chiếm 25.04%, năm 2007 chiếm 26.77%, năm 2008 chiếm 35.33%. Số lượng hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn đên hiệu quả sử dụng vốn. Nếu lượng hàng dự trữ không đủ sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất, ngược lại nếu dự trữ quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng ứ đọng vốn làm chậm vòng quay của vốn lưu động. Vì vậy công ty cần phải xem xét lại nhu cầu vốn cho các khâu dự trữ đã hợp lí hay chưa để đưa ra con số thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất.
- Tài sản cố định: Có su hướng giảm trong các năm cụ thể: năm 2007giảm so với năm 2006 là 21.340.471, năm 2008 giảm so với 2007 183.480.586. Như vậy, trong những năm qua cơ sở vật chất kĩ thuật, cũng như trang thiết bị, máy móc của công ty chưa được tăng cường và đổi mới. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
- Đầu tư tài chính dài hạn: Năm 2006 doanh nghiệp vẫn chua tham gia đầu tư tài chính dài hạn nhưng đến năm 2007 doanh nghiệp đã đầu tư 358.558.000 đồng, và đến năm 2008 con số này đã tăng thêm 958.558.000. điều này chứng tỏ việc đầu tư đã mang lại hiệu quả tốt và doanh nghiệp đã thu được khoản lợi lớn . Tuy nhiên việc đầu tư này sẽ làm chậm vòng quay của vốn và ảnh hưởng đến nguồn lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp.
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang: Năm 2008 đã giảm xuống so với 2007 37.28% chứng tỏ có một số công trình đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng làm tăng giá trị TSCĐ của công ty.
Xét về cơ cấu tổng vốn ta thấy công ty có tỷ trọng vốn lưu động khá cao( sấp xỉ 3/4 tổng vốn) điều này cũng đồng nghĩa với tỷ trọng vốn cố định là khá thấp.
Xét tình hình biến động vốn ta thấy tổng vốn của công ty tăng liên tiếp qua 3 năm và nguyên nhân chủ yếu là do VLĐ tăng, VCĐ cũng có su hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá thấp. Trong khi cơ cấu vốn cố định thì nhóm TSCĐ chiếm tỉ trọng lớn và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó quyết định việc mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, thì các số liệu trên cho thấy việc đầu tư chiều sâu để mua sắm trang thiết chưa được trú trọng. Việc đánh giá đầu tư có chiều sâu, đầu tư mua sắm thêm trang thiêt bị được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở kĩ thuật, nói lên năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp, tỷ suất này sau mỗi kì càng cao càng tốt, tỷ suất đầu tư được xác định bằng công thức:
Tỷ suất đầu tư 2006
= 2,624,620,179 9,684,187,346
Tỷ suất đầu tư 2007
= 2,603,279,708 12,383,471,057
Tỷ suất đầu tư 2008
= 2,419,799,122 14,994,978,377
Như tính toán ở trên ta thấy tỷ suất đầu tư ngày càng giảm và thấp điều này chứng tỏ năng lực sản xuất của công ty có su hướng giảm tình hình này là không khả quan.
Kết cấu của nguồn vốn có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ trọng của VLĐ ảnh hưởng tới tính linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, còn tỷ trọng của VCĐ ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư , mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiêp cần xác định tỉ lệ hợp lý giữa hai loại vốn trên. Tỷ lệ này còn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn của doanh nghiệp.