Kết quả thí nghiệm, nhận xét và bàn luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm piroxicam (Trang 28)

2.2.1 Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc tiêm pỉroxỉcam

a. Thuốc tiêm piroxỉcam vói dung môi thân nước

"r Kết quả xác định sơ bộ độ tan của pỉroxỉcam trong một số dung môi và hỗn họp các dung môi đồng tan với nước

Do trong các tài liệu tham khảo chưa có đầy đủ thông tin về độ tan của piroxicam. VI vậy, chúng tôi tiến hành xác định sơ bộ độ tan của piroxicam trong một số dung môi được dùng để pha thuốc tiêm là ethanol, propylen glycol, polyethylen glycol 400, dimethyl sulfoxid (DMSO), dimethyl formamid (DMF), dimethyl acetamid (DMA) theo phương pháp ghi mục 2.I.3.Ơ. Thí nghiêm được tiến hành ba lần lấy kết quả trung bình. Kết quả được trình bày bảng 2.2.

Bảng 2.2 - Độ tan của piroxicam trong một số dung môi

TT Dung môi Độ tan ( m g /m l)

1 Ethanol 3.25 2 Polyethylen glycol 400 9.07 3 Propylen glycol 1.18 4 Dimethyl sulfoxid 26.65 5 Dimethyl acetamid 29.91 6 Dimethyl formamid 19.23

Piroxicam dễ tan trong DMA, DMF, DMSO, nhưng ít tan trong các dung môi hay được sử dụng để pha thuốc tiêm như ethanol, polyethylen glycol 400, propylen glycol.

Để có thể đạt nồng độ thuốc tiêm là 20mg/ml cần phải sử dụng hỗn hợp các dung môi trên. Mặt khác, cũng có thể cho thêm 1 số chất làm tăng độ tan của dược chất như triethanolamin, cremophor EL. Kết quả khảo sát độ tan của piroxicam trong các hỗn hợp dung môi này với tỷ lệ khác nhau được trình bày

bảng 2.3.

Bảng 2.3 - Độ tan của piroxicam trong một số hỗn hợp dung môi đồng tan với nước.

TT Thànl phần hỗn họp dung môi (%) Đô tan

(mg/ml)

PG EtOH DMSO AB PEG400 TEA Cremophor EL Nước

1 4 0 5 5 2 0 0 0 0 0.431 2 4 0 5 5 2 48 0 0 0 3.11 3 4 0 5 10 2 43 0 0 0 3.67 4 50 5 5 2 38 0 0 0 6.73 5 50 5 5 2 30 1.5 0 14.54 6 50 5 5 2 30 1.5 0.3 8.8 7 50 5 5 2 30 2 0.5 17.74

Từ số liệu bảng 2.3 sơ bộ kết luận: Việc sử dụng hỗn họp dung môi đồng tan với nước, có thêm TEA và cremophor trong thành phần thuốc tiêm piroxicam chưa đạt được nồng độ 20 mg/ml.

r- Nghiên cííu, khảo sát khả năng cho thêm một s ố chất phụ vào thành phần thuốc tiêm dung môi nước

Nhằm mục đích tiếp tục làm tăng độ tan của piroxicam để đạt được nồng độ > 20mg/ml, đã cho thêm NaOH, TEA, acid citric và chất phụ A (CpA) vào thành phần tá dược. Bằng cách khảo sát nhiều tỷ lệ khác nhau để tìm ra tỷ lệ thích hợp cho từng loại chất phụ. Kết quả được trình bày ở bảng 2.4.

Bảng 2.4 - Kết quả ban đầu khi đưa các tá dược vào thành phần thuốc tiêm piroxicam

TT Nồng độ PX

(mg/ml)

Thành phần tá dược thuốc tiêm (%)

pH Kết

quả

NaOH CpA a.citric AB TEA

1 20 0.4 3 0.2 1 2.5 8.92 -

2 20 0.4 3.2 0.2 1 2.5 9.14 -

3 20 0.4 3.4 0.2 1 2.5 8.99 +

4 20 0.4 3.6 0.2 1 2.5 8.95 +

5 20 0.4 3.8 0.2 1 2.5 8.92 +

* Ghi chú: (-) không đạt về độ tan (+) đạt về độ tan CpA: chất phụ A a.citric: acid citric AB: alcol benzylic TEA: triethanolamin Qua kết quả bảng 2.4, cho thấy có thể sử dụng hỗn hợp các chất: acid citric, triethanolamin, chất phụ A, natri hydroxid, alcol benzylic với tỷ lệ và pH thích hợp để pha thuốc tiêm piroxicam 20 mg/ml.

Từ CT 1 đến CT 5, giữ nguyên tỷ lệ NaOH, acid citric, alcol benzylic và TEA, chỉ thay đổi tỷ lệ chất phụ A. Kết quả cho thấy chất phụ A ở tỷ lệ 3.4%, dung dịch thu được đạt yêu cầu về độ tan và ổn định hơn cả. Chọn tỷ lệ chất phụ A là 3.4% để nghiên cứu tiếp.

> Xây dựng công thức dung dịch tiêm

Qua các công thức nghiên cứu ở trên cho thấy pH của dung dịch khá cao, có thể sẽ gây đau và kích ứng khi tiêm. Do đó, chúng tôi tiếp tục thay đổi tỷ lệ NaOH, acid citric để điều chỉnh pH thấp hơn đồng thời nghiên cứu sự ổn định của dung dịch.

Công thức dự kiến:

Piroxicam 2 g

Alcol benzylic 1 ml

Chất phụ A 3.4 g NaOH và acid citric

Nước vđ 100 ml

Sơ bộ khảo sát độ tan của piroxicam trong công thức dự kiến, ứng với tỷ lệ NaOH và acid citric khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 2.5.

Bảng 2.5 - Kết quả khảo sát độ tan của piroxicam trong một số công thức

TT Nồng độ

PX(mg/ml)

Thành phần tá dược (%)

pH Kết quả

Cp A AB TEA NaOH a.citric

6 20 3.4 1 2.5 0.2 0.2 8.20 + 7 20 3.4 1 2.5 0.2 0.3 8.18 + 8 20 3.4 1 2.5 0.2 0.4 8.09 - 9 20 3.4 1 2.5 0.2 0.5 8.02 - 10 20 3.4 1 2.5 0.2 0.6 7.95 - 11 20 3.4 1 2.5 0.1 0.2 8.01 - 12 20 3.4 1 2.5 0.12 0.2 8.08 - 13 20 3.4 1 2.5 0.14 0.2 8.18 - 14 20 3.4 1 2.5 0.16 0.2 8.24 + 15 20 3.4 1 2.5 0.18 0.2 8.28 + 16 20 3.4 1 2.5 0.3 0.2 8.36 +

* Ghi chú: (-) không đạt về độ tan (+) đạt về độ tan cpA: chất phụ A a.citric: acid citric AB: alcol benzylic TEA: triethanolamin Kết quả thực nghiệm trong bảng 2.5 cho thấy: Từ CT 6 đến CT 10, giữ nguyên tỷ lệ NaOH, thay đổi tỷ lệ acid citric tăng dần từ 0.2-0.6%, chỉ có dung dịch pha theo CT6 và 7 đạt yêu cầu về độ tan, nhưng dung dịch pha theo CT6 ổn định hơn dung dịch pha theo CT7. Do đó, chọn tỷ lệ acid citric 0.2% để nghiên cứu tiếp.

Từ CT 11 đến CT 16, giữ nguyên tỷ lệ acid citric là 0.2%, thay đổi tỷ lệ NaOH từ 0.1 - 0.3%. Kết quả cho thấy: các dung dịch pha theo CT 14, 15, 16

đạt yêu cầu về độ tan. Tiếp tục theo dõi độ ổn định của các dung dịch thuốc, nhận thấy dung dịch pha theo CT16 ổn định nhất. Chọn CT 16 để nghiên cứu tiếp.

'r Khảo sát khả năng cho thêm ß - cyclodextrỉn (ß-cyd) vào thành phần

thuốc tiêm

Khi sử dụng chất phụ A, acid citric, TEA, NaOH cải thiện đáng kể độ tan của piroxicam trong nước. Một số dung dịch đã đạt được yêu cầu nồng độ dược chất 20mg/ml. Tuy nhiên, không phải tất cả các dung dịch đều ổn định về độ tan. Tiến hành lão hoá cấp tốc các mẫu dung dịch trên, hầu hết các dung dịch đều tủa trở lại, không ổn định về độ tan. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng cho thêm ß-cyd vào thành phần dung dịch nhằm tiếp tục cải thiện độ tan của pừoxicam và độ ổn định của chế phẩm. Kết quả được trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6 - Kết quả thí nghiệm khi cho ß-cyd vào thành phần thuốc tiêm piroxicam

TT PX (mg) Dung môi vđ (ml) Tá dược ß-cyd (%KL/TT) Kết quả Độ tan Độ ổn định 17 2000 100 CT16 2 - - 18 2000 100 CT16 3 + - 19 2000 100 CT16 4 + + 20 2000 100 CT16 5 + - * Ghi chú: (-) đạt (+) không đạt

Số liệu ở bảng 2.6 cho thấy: Với các dung dịch sử dụng ß-cyd trong thành phần thuốc tiêm piroxicam, tốc độ hoà tan dược chất nhanh hơn và dung dịch ổn định hơn. Do vậy, có thể sử dụng ß-cyd trong thành phần thuốc tiêm piroxicam như một chất làm tăng độ tan và tăng độ ổn định. Kết quả thực

nghiệm hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Van Hees và các cộng sự (đã nêu phần 1.2,3.)-

Từ CT 17 đến CT 20, tăng dần tỷ lệ ß-cyd từ 2% đến 5%. Kết quả cho

thấy có thể dùng ß-cyd với tỷ lệ 4% để đạt được yêu cầu về độ tan và độ ổn định vật lý của piroxicam trong dung dịch. Chọn CT 19 để nghiên cứu tiếp.

b. Thuốc tiêm Piroxicam bột đông khô

Tiến hành pha chế thuốc tiêm đông khô piroxicam trên cơ sở CT 19 theo sơ đồ hình 2.2. * Công thức 19: Piroxicam 2 g Alcol benzylic 1 ml Triethanolamin 2.5 g Chất phụ A 3.4 g ß-cyclodextrin 4 g Natri hydroxid 0.3 g Acid citric 0.2 g Nước vđ 100 ml

Tiến hành pha chế với 4 mẫu sau đây: - Mâu 1: theo công thức 19

- Mẫu 2, 3, 4: sử dụng tá dược độn khác nhau manitol, lactose, glucose với cùng tỷ lệ 2.5%.

Sau thời gian đông khô, đánh giá chỉ tiêu chất lượng của 4 mẫu, sơ bộ kết luận:

Về cảm quan: Bề mặt khô, xốp, bột có màu vàng chanh. Mẫu 2 có bánh xốp nổi nhiều nhất, tiếp đó đến mẫu 3, 4, 1.

'S Tốc độ hoà tan: Hoà tan bột trong lm l nước cất, các mẫu đều tan hoàn toàn trong thời gian 5 - 1 5 giây, dung dịch thu được trong và có màu vàng nhạt.

S Dung dịch pha lại ổn định về cảm quan trong 48 giờ.

Kết quả cho thấy: có thể pha chế thuốc tiêm piroxicam bột đông khô 20mg/lọ, với mục đích tăng độ ổn định của dược chất trong dung dịch tiêm, do đó tăng tuổi thọ của chế phẩm.

2.2.2 Nghiên cứu định lượng piroxicam trong chế phẩm thuốc tiêm bằngphương pháp quang phổ tử ngoại phương pháp quang phổ tử ngoại

a. X ây dụng đường chuẩn

Chuẩn bị một thang chuẩn piroxicam với nồng độ 5, 10, 15, 20, 25 ịig/ml. Pha dung dịch và đo quang như trình bày mục 2.1.3.d. Kết quả đo quang được trình bày bảng 2.7.

Bảng 2.7 - Sự phụ thuộc giữa mật độ quang và nồng độ piroxicam

ti» TT Nồng độ (j!g/ml) Mật độ quang 1 5 0.243 2 10 0.478 3 15 0.732 4 20 0.967 5 25 1.181

Số liệu ở bảng 2.7 được minh hoạ bằng đồ thị 2.6.

1,4 u c 1 C3 §, 0,8 <©• *3 0 ,6 I 0,4 0,2 0 0 10 20 30 Nồng độ (mcg/ml)

Hình 2.6 - Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa mật độ quang và nồng độ của piroxicam trong dung dịch

b. Xác định độ chính xác và tính đúng của phương pháp

Pha dung dịch piroxicam chuẩn theo công thức 19 với nồng độ chính xác khoảng 20 mg/ml. Định lượng bằng phương pháp đo quang. Kết quả được ghi

bảng 2.8.

Bảng 2.8 - Kết quả định lượng các mẫu thuốc tiêm piroxicam

TT Nồng độ PX

(mg/ml)

Hàm lượng piroxicam (mg) xác đinh được Thuốc tiêm dung dịch Thuốc tiêm đông khô

1 20 20.25 20.09 2 20 19.51 20.23 3 20 20.48 19.92 4 20 19.70 19.74 5 20 19.82 20.40 Xra 19.95 20.07 Độ lệch chuẩn s 0.40 0.26 RSD% 2.01 1.29 % tìm lại 97.99 98.71

Kết quả trong bảng 2.8 cho thấy, cả 2 dạng thuốc tiêm dung dịch và thuốc tiêm đông khô đều có RSD < 3%, % tìm lại nằm trong khoảng 97 - 103%, chứng tỏ có sự tuyến tính chặt chẽ giữa nồng độ và mật độ quang, điều đó cho thấy phương pháp này có thể áp dụng để định lượng piroxicam trong dung dịch thuốc tiêm với các tá dược đã sử dụng.

2.2.3 Nghiên cứu độ ổn định của thuốc tiêm piroxicam

a. Nghiên cứu độ Ổn định trong điều kiện lão hoá cấp tốc

Trong điều kiện thời gian có hạn, để có thể đánh giá được sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ ổn định của thuốc tiêm Piroxicam, chúng tôi sử dụng phương pháp lão hoá cấp tốc để nghiên cứu.

Các dung dịch thuốc tiêm của mỗi công thức được đóng ống tiêm lm l, loại thuỷ tinh màu vàng hoặc không màu, sục khí trơ hoặc không sục khí trơ.

Tiến hành nghiên cứu độ ổn định của dung dịch tiêm piroxicam theo phương pháp ghi ở mục 2.1.3. e.

> Thay đổi liên tục các điều kiện bảo quản

Đánh giá các chỉ tiêu về độ ổn định sau 2 tháng để lão hoá trong điều kiện thay đổi nhiệt độ đột ngột bằng cách đưa các dung dịch thuốc tiêm vào tủ lạnh (2ngày), nhiệt độ phòng (2ngày), lặp lại 15 lần như thế trong suốt thời gian 2 tháng. Qua đó, xác định được tác động của các yếu tố: p-cyd, loại ống tiêm, tiệt khuẩn, sục khí trơ đến độ ổn định của thuốc tiêm dung môi nước.

■ Ảnh hưởng của p-cyd Kết quả được trình bày trong bảng 2.9.

Bảng 2.9 - Ảnh hưởng của P-cyd đến độ ổn định của dung dịch thuốc tiêm piroxicam sau 15 lần thay đổi điều kiện bảo quản

Công thức Nồng độ PX (mg/ml) Thành phần tá dược Cảm quan % PX còn lại Tốc độ giảm hàm lượng theo thòi gian

(% / ngày)

15 20 (-) P-cyd vẩn đục 82 0.3

16 20 (-) p-cyd vẩn đục 85 0.25

19 20 (+) P-cyd trong,vàng 92 0.133

20 20 (+) p-cyd trong,vàng 87 0.216

* Ghi chú: (+) p-cyd: có P-cyd trong công thức

(-) P-cyd: không có p-cyd trong công thức Kết quả từ bảng 2.9 cho thấy:

- Sau thời gian lão hoá, trong số 4 dung dịch piroxicam pha theo các công thức khác nhau, nhận thấy dung dịch pha theo hai CT 15 và 16 không có P" cyd đều bị vẩn đục. Trong khi đó, mẫu pha theo CT19 và CT20 có P-cyd, dung dịch vẫn trong suốt, màu vàng, không có thay đổi về cảm quan.

- Hàm lượng pừoxicam còn lại nói chung không khác nhau nhiều giữa các công thức. Hình 2.7 cho thấy, tốc độ giảm hàm lượng piroxicam theo thời gian trong các mẫu lần lượt là CT 15 > CT 16 > CT 20 > CT 19. Bước đầu có thể thấy rằng dung dịch pha theo CT19 - với 4% P-cyd trong thành phần ổn định hơn các mẫu thuốc nghiên cứu khác.

0,3

0,25

CT15 CT16 CT19 CT20

Hình 2.7 - Tốc độ giảm hàm lượng piroxicam ■ Ảnh hưởng của ioại ống tiêm

Làm thí nghiệm với các dung dịch đóng trong ống thuỷ tinh màu vàng và ống thuỷ tinh không màu, tất cả đều không sục khí trơ, có tiệt khuẩn. Sau thời gian lão hoá cấp tốc, quan sát cảm quan và định lượng các mẫu. Kết quả được trình bày ở bảng 2.10

Bảng 2.10 - Ánh hưởng của loại ống tiêm đến độ ổn định của dung dịch piroxicam TT Nồng độ PX (mg/ml) Cảm quan %PX còn lại ống m àu ống trắn g CT16 20 Trong, vàng Vẩn đục 88 CT19 20 Trong, vàng Trong, vàng 95

Kết quả bảng 2.10 cho thấy: Các dung dịch trong ống ống thuỷ tinh màu ổn định hơn trong ống trắng. Điều này có thể giải thích là do ống màu tránh được sự phãn huỷ bởi ánh sáng. Chọn các ống thuỷ tinh màu để nghiên cứu thêm về độ ổn định của dung dịch tiêm piroxicam.

Ảnh hưởng của phương pháp tiệt khuẩn

Tiến hành thí nghiệm với các ống tiêm màu, không sục khí trơ, được chia làm 2 loại: loại 1 được tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm: 100°c/ 30 phút, loại 2 không tiệt khuẩn. Kết quả được trình bày ở bảng 2.11

Bảng 2.1 1 - Ánh hưởng của tiệt khuẩn đến độ ổn định của dung dịch thuốc tiêm piroxicam

Công

thức Nồng độ (mg/ml)

Cảm q[uan

Có tiệt khuẩn Không tiệt khuẩn

CT16 20 Trong, vàng Vẩn đục

CT19 20 Trong, vàng Trong, vàng

Thực tế cho thấy: Tiệt khuẩn bằng nhiệt (100°c/ 30 p h ú t) làm cho dung dịch tiêm piroxicam ổn định hơn trường hợp không tiệt khuẩn. Điều này có thể giải thích như sau: nhiệt độ và thời gian làm tăng khả năng tạo phức của piroxicam với p-cyd, do vậy sẽ ổn định về độ tan hơn. Kết quả thực nghiệm hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Van Hees khi xác định ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian tới độ tan và độ ổn định của hỗn hợp piroxicam với p- cyclodextrin [33].

Ẩnh hưởng của sục khí trơ

Tiến hành thí nghiệm với các ống tiêm màu, có tiệt khuẩn, chia làm 2 mẫu: mẫu 1 sục khí trơ (nitơ) và mẫu 2 không sục khí trơ. Kết quả được trình bày ở bảng 2.12.

Kết quả thí nghiệm cho thấy: Việc sục khí trơ ảnh hưởng đến độ ổn định của dung dịch thuốc tiêm piroxicam, ống tiêm không sục khí trơ ổn định hơn

ống có sục khí trơ. Sở đĩ như vậy có thể là do việc sục khí trơ làm giảm độ tan của dược chất trong dung môi, do đó dung dịch kém ổn định.

Bảng 2.12 - Ảnh hưởng của sục khí trơ đến độ ổn định của thuốc tiêm piroxicam

TT Nồng độ Cảm q[uan

Sục khí nitơ Không sục khí nitơ

CT 16 20 mg/ml Vẩn đục Trong, vàng

CT19 20 mg/ml Trong, vàng Trong, vàng

Kết hợp các yếu tố đã nghiên cứu, nhận thấy rằng độ ổn định của dung dịch pha theo CT 19 tốt hơn dung dịch pha theo CT 16. Áp dụng CT 19 cho các phần nghiên cứu tiếp theo.

'r Lão hoá cấp tốc bằng cách đun sôi liên tục các ống tiêm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm piroxicam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)