Nguyên nhân của những tồn tại trên:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 7 Tp. Hồ Chí Minh (Trang 35)

- Ký kết hợp đồng tín dụng

2.4.3.Nguyên nhân của những tồn tại trên:

Những hạn chế trên đây về chất lượng tín dụng cá nhân của Ngân hàng Công Thương chi nhánh 7 do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra.

Thứ nhất: Nguyên nhân từ phía Ngân hàng.

 Xét về chính sách tín dụng: Sau các vụ án kinh tế lớn như Tamexco, Minh Phụng, hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công Thương nói riêng có xu hướng thận trọng trong việc cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tâm lý của các cán bộ tín dụng cho rằng, cho vay đối với các cá nhân là mạo hiểm, có tỷ lệ rủi ro cao, điều này làm giảm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

 Xét về quy trình tín dụng: cán bộ Ngân hàng tuy đều được phổ biến một cách cụ thể về quy trình tín dụng nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế nhất định.

 Công tác đánh giá tài sản thế chấp: Việc đánh giá tài sản thế chấp cả về giá trị và tính pháp lý của tài sản đôi khi chưa được chính xác dẫn đến việc làm giảm chất lượng tín dụng. Ngân hàng Công Thương định giá tài sản thế chấp theo quy định

chung, có tham khảo thêm giá tài sản đó trên thị trường tại thời điểm định giá. Các tài sản thế chấp mà khách hàng sử dụng để đảm bảo tiền vay của Ngân hàng Công Thương chủ yếu là đất đai, nhà ở, máy móc thiết bị. Mức giá của các loại tài sản này thường không ổn định nên việc định giá đúng là rất khó khăn. Đối với các tài sản thế chấp thuộc loại hình máy móc thiết bị thì theo quy định, Ngân hàng yêu cầu không phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Nhưng trên thực tế, các loại máy móc này thường được mua đi bán lại nhiều lần nên các khách hàng thường không có giấy tờ sở hữu các tài sản đó. Điều này làm ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng của Ngân hàng.

 Xét về hoạt động Marketing Ngân hàng: Ngân hàng chủ yếu chỉ tập trung vào các hoạt động bề nổi như quảng cáo, còn việc vận dụng Marketing nhằm nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, định vị hình ảnh, nâng cấp chất lượng dịch vụ, còn chưa tốt. Ngân hàng cũng chưa có những biện pháp tích cực để lôi kéo khách hàng.

Thứ hai: Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn.

Do trình độ quản lý và kinh doanh của các khách hàng cá nhân còn hạn chế nên thường thua thiệt trong kinh doanh, làm thất thoát vốn và những chi phí không cần thiết dẫn đến không đủ sức đứng vững trong sự cạnh tranh găy gắt của nền kinh tế thị trường.

Khách hàng cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh,về tài chính không đầy đủ, nếu có thì không kịp thời và sai lệch so với thực tế. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng.

Vốn tự có của các khách hàng cá nhân thấp. Trong khi tín dụng ngắn hạn tỷ lệ vốn tự có của khách hàng tham gia đầu tư phải đảm bảo từ 30-50% tổng vốn đầu tư của dự án, Ngân hàng chỉ cho vay phần vốn còn thiếu, tức là từ 50-70% vốn đầu tư của dự án. Do không đáp ứng đủ các điều kiện về vốn tự có, về tài sản thế chấp, về tính khả thi của dự án nên không đủ điều kiện để Ngân hàng có thể cho vay.

Thứ ba: Các nguyên nhân khác.

Sự không ổn định của môi trường kinh tế trong nước và trên thế giới đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt nam.

Hệ thống pháp lụât quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý cũng như môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng chưa được hoàn thiện nên không đảm bảo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động của kinh tế. Mặt khác, sự thay đổi trong cơ chế, chính sách của nhà nước đã khiến cho hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn.

Những phân tích về thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương trong thời gian qua cho thấy những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động tín dụng cá nhân của chi nhánh 7. Qua đó cũng khẳng định được vai trò, những đóng góp quan trọng của Ngân hàng Công Thương chi nhánh 7 trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế trong hoạt động tín dụng cá nhân, Ngân hàng cần có những gải pháp nâng cao và mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân, để đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 7 Tp. Hồ Chí Minh (Trang 35)