mặt lạc hậu, mặt tiêu cực của giá trị truyền thống
Giá trị truyền thống một mặt thể hiện sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để đất nước đứng vững trước sự tác động từ bên ngoài nhưng mặt khác trong chính bản thân nó cũng biểu hiện những tính chất hạn chế như là:
Tính cố kết cộng đồng dễ dẫn đến hệ luỵ tự trị theo kiểu: "Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng nào làng ấy thờ"; "Phép vua thua lệ làng"...
Sở dĩ giá trị truyền thống dân tộc bên cạnh những mặt tích cực còn tồn tại những tiêu cực là do: nhân dân ta sống lâu đời trong nền sản xuất nhỏ, chịu sự tác động hàng chục thế kỷ của hệ tư tưởng phong kiến. Mặt khác, truyền thống là yếu tố mang tính ổn định nên trong sự tồn tại của nó ít nhiều có tính bảo thủ. Điều đó làm cho giá trị truyền thống không tránh khỏi những hạn chế, những tiêu cực trong tư tưởng và hành vi gây trở ngại đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện mới. Đối với di sản của quá khứ, làm thế nào để một mặt tránh được chủ nghĩa hư vô, để có thể kế thừa và phát huy hơn nữa giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc; mặt khác, tẩy trừ được những ảnh hưởng tiêu cực, lạc hậu của hệ tư tưởng phong kiến, của những phong tục tập quán cũ không còn phù hợp, đang cản trở tiến trình cách mạng, cản trở những hệ giá trị mới nẩy sinh, phát triển đối với đời sống xã hội, lối sống của nhân dân ta đang là vấn đề cần được cấp thiết giải quyết.
Trong bài Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh đã khẳng định truyền thống và thói quen lạc hậu là một kẻ thù của người cách mạng: "Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại không thể trấn áp nó mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài [56, tr.287]. Đồng thời Người cũng chỉ rõ: "Khôi phục vốn cũ thì nên khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra... cái gì
73
tốt thì ta nên khôi phục và phát triển, còn cái gì xấu thì ta phải bỏ đi" Bác cũng phê phán những trường hợp khôi phục tư tưởng truyền thống một cách máy móc như khôi phục cả "đồng bóng, rước xách thần thánh" [56, tr.248].
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về truyền thống, nhân dân ta kiên quyết đấu tranh gạt bỏ mọi truyền thống lỗi thời, những phong tục tập quán cũ đang cản trở bước tiến của xã hội mới, đồng thời khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực, lạc hậu của truyền thống cũ đang gây trở ngại đối với việc phát huy giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay.
Sự tồn tại của một số thói quen, phong tục tập quán lạc hậu trong đời sống xã hội hiện nay là do nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu bị chế độ phong kiến kìm hãm lâu đời, do "sức ỳ" của một bộ phận trong kết cấu của ý thức xã hội. Điều đó đang gây ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình phát triển của dân tộc hiện nay. Nhiệm vụ của chúng ta là phải nhận thức được và phơi bày những tàn tích đó, đấu tranh để xoá bỏ chúng một cách triệt để, đây còn là một nhiệm vụ cấp bách trong yêu cầu "xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc". Để thực hiện nhiệm vụ trên phương hướng khắc phục hiện nay là:
Khắc phục mặt lạc hậu, tiêu cực của giá trị truyền thống phải đi đôi với xây dựng nếp sống mới, phong tục tập quán mới trong nhân dân.
Xây dựng, hình thành lối sống mới trong nhân dân là con đường tích cực và chủ đạo để tạo ra môi trường thuận lợi cho việc phát huy giá trị truyền thống dân tộc trong điều kiện xã hội mới, hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa. Giải pháp cho việc xây dựng hình thành lối sống mới đã được Đảng ta chỉ rõ trong Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII. Cụ thể là: "Phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá... phong trào đó bao gồm các phong trào hiện có như: Người tốt việc tốt, Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa, Xoá đói giảm nghèo, Xây dựng gia đình văn hoá, làng, xã, phường văn hoá, Toàn dân đoàn kết xây
74
dựng cuộc sống mới ở khu dân cư... và toàn bộ các phong trào ấy đều hướng vào cuộc thi đua yêu nước" [13, tr.71]. Quá trình đó sẽ gắn với việc tổ chức các lễ hội truyền thống có tính giáo dục cao về lịch sử và giá trị truyền thống dân tộc như: lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ, lễ hội đền Gióng ở Sóc Sơn, Hà Nội, lễ hội chùa Keo ở Thái Bình...
Trong bối cảnh hội nhập, người lao động có sự phát triển cao về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp kết hợp với phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó vốn có của dân tộc sẽ là điều kiện tiên quyết để chúng ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công. Vì thế mỗi người dân Việt Nam với trách nhiệm và sứ mạng dân tộc phải xây dựng cho mình lòng tự tôn dân tộc với tính độc lập tự chủ, hình thành nề nếp, nguyên tắc lao động khoa học và hiện đại, khắc phục khó khăn, tích cực học tập để nâng cao sự hiểu biết hoàn thành mọi nhiệm vụ và cống hiến nhiều hơn cho đất nước.
Để thực hiện tốt giải pháp này cần phải quán triệt một số nhiệm vụ sau: Một là, đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng xã văn hoá, tăng cường hoạt động sinh hoạt của các câu lạc bộ như: câu lạc bộ thơ ca, câu lạc bộ múa rối nước, câu lạc bộ chèo, câu lạc bộ hát xoan... mục đích là ôn lại, khơi lại sức sống của những lễ hội truyền thống với những giá trị biểu trưng của dân tộc. Đây cũng chính là dịp để phê phán những yếu tố lạc hậu, cổ hủ đang cản trở quá trình xây dựng đất nước trong thời đại mới. Việc làm này có tác dụng đẩy lùi tư tưởng bảo thủ, hư vô chủ nghĩa và tư tưởng lệ cổ phục cổ.
Hai là, cần phải xoá bỏ những lệ làng, hương ước lạc hậu, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa "lệ làng" với phép nước. Tránh tình trạng "Lệ làng hơn phép nước", "Phép vua thua lệ làng"...
Ba là, kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan.
75
Bốn là, mở các lớp tập huấn về nội dung chương trình, phương pháp tuyên truyền quảng bá giá trị truyền thống cho cán bộ làm công tác văn hoá ở các làng, xã, các khu dân cư.
Kế thừa, phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt lạc hậu, tiêu cực của giá trị truyền thống dân tộc trong bối cảnh giao lưu tiếp biến văn hoá và hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay là hai việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ có kế thừa, phát huy giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời nêu cao nhiệm vụ đấu tranh loại bỏ những tư tưởng lạc hậu bảo thủ của phong tục tập quán truyền thống cũ, trên cơ sở đó mới hình thành những chuẩn mực giá trị mới cho dân tộc trên con đường giao lưu hội nhập hiện nay.
Khắc phục mặt tiêu cực, lạc hậu của truyền thống gắn với xây dựng nếp sống mới, phong tục tập quán mới trong nhân dân cũng chính là quá trình xác lập bản lĩnh văn hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Quá trình này đồng thời bao gồm hai nhiệm vụ đó là phát huy nội lực kết hợp với việc mở rộng giao lưu học hỏi bên ngoài gắn liền với thái độ chống âm mưu đồng hoá, xoá nhoà vai trò, vị trí giá trị truyền thống dân tộc, tránh xu hướng ngoại lai, sùng bái những giá trị phương Tây một cách thái quá. Để xác lập bản lĩnh văn hoá Việt Nam, chúng ta cần phải xây dựng nền văn hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa, nghĩa là xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.
Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là nền văn hoá được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về đời sống tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá.
Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần của chế độ cũ nhằm giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi ảnh hưởng tư tưởng, ý thức của xã hội cũ lạc hậu, đồng thời quá trình này còn là điều kiện để nâng cao nâng cao phẩm chất, năng lực, học vấn, giác ngộ chính trị cho quần chúng nhân dân, tạo cơ sở
76
nâng cao năng xuất lao động xã hội... Đây chính là cơ sở quan trọng để đông đảo nhân dân lao động chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, vươn lên làm giàu chính đáng. Văn hoá xã hội chủ nghĩa với nền tảng là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trở thành điều kiện tinh thần quan trọng của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và là động lực, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Để có thể xác lập được bản lĩnh văn hoá Việt Nam trong bối cảnh mới, chúng ta cần thực hiện nhất quán một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
Một là, giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong đời sống tinh thần của xã hội. Đây là phương thức quan trọng để xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa và phát huy giá trị truyền thống dân tộc. Phương thức này được thực hiện thông qua việc truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trong các tầng lớp dân cư bằng các hình thức và phương pháp thích hợp.
Hai là, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và vai trò quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hoá và công tác phát huy giá trị truyền thống. Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hoá và bảo lưu các giá trị truyền thống bằng cương lĩnh, đường lối, chính sách và sự lãnh đạo của Đảng phải được thể chế hoá trong hiến pháp, pháp luật. Nhà nước thực hiện quản lý văn hoá, lưu truyền các giá trị truyền thống theo đúng các nguyên tắc, quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản. Đây chính là phương thức có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa và lưu giữ các giá trị truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hiện nay.
Ba là, xác lập bản lĩnh văn hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay phải theo phương thức kết hợp giữa việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hoá dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hoá nhân loại. Sự gắn kết giữa giữ gìn, kế thừa giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu giá trị văn hoá nhân loại với quá trình sản sinh giá trị mới tạo nên sự thống nhất biện chứng của hai mặt giữ gìn và sáng tạo giá trị văn hoá của dân
77
tộc. Đây là phương thức quan trọng để xác lập bản lĩnh văn hoá Việt Nam khi chúng ta bước vào hội nhập toàn cầu.
Bốn là, tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào hoạt động giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc. Nhân dân lao động chính là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá nói chung, các giá trị truyền thống dân tộc nói riêng vì thế với yêu cầu phải xác lập bản lĩnh văn hoá Việt Nam hiện nay cần phải tổ chức nhiều phong trào quần chúng nhằm phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của quần chúng trong việc lưu giữ những giá trị dân tộc.
2.2.3. Xây dựng môi trường kinh tế - xã hội, pháp luật lành mạnh tạo điều kiện phát huy giá trị truyền thống
Giá trị truyền thống dân tộc là một bộ phận của văn hoá, đồng thời cũng là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc của ý thức dân tộc. Nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội đã chỉ ra rằng ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội đã sinh ra nó. Vì vậy, trong điều kiện hội nhập hiện nay cần phải xây dựng môi trường kinh tế xã hội, pháp luật lành mạnh đóng vai trò là cơ sở phản ánh của ý thức xã hội nói chung và giá trị truyền thống dân tộc nói riêng. Chúng ta phải xây dựng nền tảng các chuẩn mực giá trị truyền thống từ những điều kiện vật chất kinh tế xã hội nhất định và với sự trợ giúp của pháp luật để tạo môi trường cho giá trị truyền thống dân tộc được phát huy, lan toả.
Nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chỉ ra rằng, chúng ta không thể chấp nhận một sự tăng trưởng đơn thuần về kinh tế bằng mọi giá mà để cho giá trị truyền thống dân tộc bị suy thoái. Thực tế, nhiệm vụ trung tâm của chúng ta là chăm lo phát triển kinh tế, chúng ta phải nhận thức rằng động lực tạo ra sự phồn vinh và phát triển lâu bền của quốc gia không chỉ đơn thuần là vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, tài nguyên phong phú, mà còn là khả năng sáng tạo của toàn dân được hình thành từ truyền thống văn
78
hoá Việt Nam. Đó là tri thức, nhân cách, đạo lý, lối sống, trình độ thẩm mỹ của từng cá nhân và của cả cộng đồng dân tộc.
Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đây là môi trường kinh tế lành mạnh, là tiền đề đảm bảo cho giá trị truyền thống dân tộc được phát huy và phát triển đúng hướng. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường mà chúng ta xây dựng còn ở giai đoạn đầu, mang nhiều yếu tố tự phát, điều này cũng đòi hỏi phải nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước.
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với việc cải tạo các phong tục tập quán lạc hậu cũ. Trong điều kiện nước ta hiện nay, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa là con đường tất yếu để xoá bỏ tình trạng sản xuất nhỏ, đưa nền kinh tế của đất nước lên nền sản xuất lớn hiện đại, là tiền đề để xoá bỏ triệt để những cơ sở kinh tế xã hội của những tàn tích phong kiến. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay còn là con đường ngắn nhất để thay đổi thói quen lao động được hình thành từ cách thức sản xuất nông nghiệp và tàn dư của chế độ bao cấp trước đây, qua đó định hình thói quen và tác phong lao động công nghiệp phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và đáp ứng yêu cầu của công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, đấu tranh khắc phục những tàn dư tư tưởng phong kiến không thể thụ động trông chờ vào sự phát triển kinh tế, mà ngược lại, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội cho phép tiến hành cuộc đấu tranh tích cực trên lĩnh vực tư tưởng. Vì thế, trước mắt cần cải tạo các