Giá trị truyền thống với sự phát triển con người Việt Nam khi đ

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị truyền thống Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.PDF (Trang 48)

đi vào hội nhập

Mỗi cá nhân phân biệt với các cá nhân khác trong cộng đồng thông qua phẩm chất nhân cách của họ. Phẩm chất nhân cách của mỗi con người là toàn bộ năng lực và phẩm chất xã hội - sinh lý - tâm lý tạo thành một chỉnh thể mà nhờ đó mỗi cá nhân người có thể đóng vai trò chủ thể, tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình. Như vậy nhân cách của mỗi người là tổ hợp thái độ, thuộc tính riêng trong quan hệ hành động của từng người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. Nó là "cái làm nên giá trị của con người" [65, tr.770]. Sự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mỗi người theo chủ nghĩa nhân cách "không chỉ là ở chỗ làm biến đổi thế giới mà là cải tạo cá nhân tức là góp phần thúc đẩy sự tự hoàn thiện về mặt tinh thần của cá nhân" [76, tr.401].

Một xã hội lành mạnh và chuẩn mực là một xã hội có những nhân cách lành mạnh và chuẩn mực. Điều đó yêu cầu chúng ta phải định hình được những điều kiện và tiền đề để có thể hình thành nhân cách theo hướng có lợi nhất cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh một cơ thể có sự phát triển đầy đủ, không khiếm khuyết về cơ thể, giác quan và tư duy với một tiền đề giáo dục có định hướng thì môi trường xã hội chính là yếu tố đủ để hình thành nhân cách con người. Môi trường xã hội bao gồm gia đình và xã hội với những

47

truyền thống, những giá trị văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Mỗi cá nhân được nuôi dưỡng trong một không gian văn hoá, được chăm sóc trong một cái nôi giá trị truyền thống, cùng với quá trình giáo dục có định hướng, từ đó sẽ tự giáo dục, tự ý thức hình thành sắc thái riêng, bản lĩnh riêng của mình.

Chủ nghĩa yêu nước, văn hoá truyền thống Việt Nam được hun đúc qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã tạo nên sắc thái văn hoá của cộng đồng dân tộc, tạo nên truyền thống văn hoá Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng sử, giản dị trong lối sống... Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong môi trường văn hoá của dân tộc, của quê hương và gia đình nên kế thừa đầy đủ những tinh hoa văn hoá dân tộc hình thành nên nhân cách lớn Hồ Chí Minh với tư duy nhạy bén, lòng yêu thương con người rộng lớn, ý chí mãnh liệt và nghị lực phi thường...

Những yếu tố làm nên giá trị con người không chỉ là những chuẩn mực đạo đức hay những quy phạm pháp luật mà nó còn là những giá trị cộng đồng mang tính chuẩn mực văn hoá hay nói cách khác nó chính là những giá trị truyền thống dân tộc. Giá trị truyền thống dân tộc góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của mỗi người đồng thời còn phát triển tình cảm, lý trí, ý chí của nhân cách. Nó giúp điều chỉnh suy nghĩ, hành vi, hoạt động của các thành viên trong cộng đồng theo một quan điểm, một chuẩn mực đã được cả cộng đồng thừa nhận, bên cạnh đó nó còn là cơ sở cho sự hình thành thế giới quan con người và thực tế nếu thiếu nó thì các yếu tố phản giá trị sẽ gia tăng.

Trong giai đoạn hiện nay để xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa mang trong mình lý tưởng độc lập tự do, lòng tự tôn dân tộc nghĩa là phải có những con người mang nhân cách xã hội chủ nghĩa. Quá trình hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phải hình thành một lúc, một lần là xong mà nó diễn ra theo một quá trình. Trước hết phải từng bước tạo lập những tiền đề cho sự

48

hình thành nhân cách như: tiền đề vật chất là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiền đề tư tưởng là giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm bắt được yêu cầu đó, Đảng Cộng sản Việt Nam khi chủ trương xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới đã đồng thời gắn liền những tiêu chuẩn với những giá trị truyền thống của dân tộc và đó chính là nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa:

"- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh cần, kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái.

- Lao động với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

- Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực" [13, tr.59].

Điều đó tiếp tục được khẳng định trong Đại hội IX của Đảng với tinh thần: "Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn" [14, tr.201-202].

Nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở cách làm, hành động và suy nghĩ của họ. Có thể thấy hành động của nhóm du học sinh Việt Nam học ngành báo chí tại trường Đại học Tổng hợp Irkutsk, Cộng hoà Liên bang Nga là một hành động thể hiện "tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa". Nhóm du học

49

sinh này đã triển khai thực hiện một chương trình truyền hình online nhằm mở rộng mạng lưới thông tin liên kết để xây dựng một chương trình truyền hình cho tất cả cộng đồng du học sinh Nga nói riêng và tiến tới xây dựng một chương trình truyền hình của du học sinh Việt Nam ở quốc tế. Mục đích của họ là kết nối các du học sinh Việt Nam ở các nước khác để từ đó mang tiếng nói, hình ảnh của sinh viên Việt Nam đến với công chúng thế giới, đồng thời còn giúp mọi người hiểu và cảm nhận những người trẻ tuổi đang học tập và hướng về Việt Nam với lòng tự tôn và tự hào dân tộc như thế nào.

Tuy vậy, một điều cũng không thể phủ nhận là hiện nay vẫn có những biểu hiện về lối sống, phong cách lệch so với hệ chuẩn giá trị truyền thống dân tộc. Để đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hoá của một bộ phận thanh thiếu niên, một số các tụ điểm ca nhạc đã làm các nhà quản lý phải đau đầu vì phong cách ăn mặc, lối biểu diễn của ca sĩ trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc... Đó là một hành vi mang thông điệp văn hoá nhưng hành vi đó đang bị dư luận xã hội lên án.

Những vấn đề đã đề cập ở trên cho thấy, các giá trị truyền thống có một vai trò cực kỳ quan trọng, góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, hun đúc tình yêu quê hương, hình thành lối sống tình nghĩa… cho cộng đồng xã hội nói chung và đặc biệt là cho thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước. Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc là con đường đúng đắn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

* * *

Giá trị truyền thống là sự tồn tại trong tính kế thừa những giá trị văn hoá tiến bộ, nhân văn nhân đạo trong sự phát triển của mỗi dân tộc. Nó là di sản văn hoá tinh thần của dân tộc đã được đúc kết từ tâm huyết, xương máu của bao thế hệ con người. Giá trị truyền thống là cái quá khứ nhưng hợp với quy luật phát triển của hiện tại.

50

Dân tộc Việt Nam với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, đặc điểm về kinh tế, chính trị xã hội nên trong cơ tầng văn hoá dân tộc đã hình thành một hệ thống các giá trị truyền thống. Hệ thống những giá trị truyền thống đó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển đất nước, đặc biệt là trong thời đại mới, thời đại hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Nó là nhân tố nội sinh của quá trình phát triển đất nước, là cơ sở cho việc hình thành, hoàn thiện phẩm chất nhân cách con người, là yếu tố tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc, và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu tiếp biến văn hoá hiện nay nó thực sự là tiêu chí quan trong để Việt Nam tồn tại với tư cách là "quốc gia văn hoá".

51

Chương 2

PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị truyền thống Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.PDF (Trang 48)