Quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề phát

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị truyền thống Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.PDF (Trang 68)

phát huy giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Một là: Quan điểm xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về xây dựng nền văn hoá đã chỉ rõ: "Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân, mà đội ngũ trí thức có vai trò quan trọng; văn hoá là một mặt trận, xây dựng văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, cần phải có ý chí cách mạng, đồng thời phải có sự kiên trì và thận trọng" [13, tr.101].

Giá trị truyền thống Việt Nam là yếu tố cốt lõi, làm nên bản sắc của nền văn hoá dân tộc. Từ sau năm 1986 đến nay, đất nước ta bước vào giai đoạn mới - giai đoạn đổi mới, giai đoạn hội nhập quốc tế trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Quá trình đổi mới, hội nhập trong suốt những năm qua đã chứng minh rằng chúng ta đổi mới, hội nhập trong khi vẫn giữ được bản sắc, truyền thống của nền văn hoá Việt Nam, đổi mới và hội nhập đã cho thấy bản sắc và truyền thống dân tộc không hề bị mất đi, mặc dù đã có những cải cách lớn về kinh tế. Người Việt Nam có lòng tự tôn dân tộc, càng tôn trọng những giá trị truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không được lơ là mà càng phải thấy rõ ý nghĩa và vai trò của việc giữ gìn và

67

phát huy giá trị truyền thống. Quá trình đó là sự kết hợp giữa hai yếu tố. Một là giữ gìn, là "giữ cho được nguyên vẹn, không làm mất mát tổn hại" [65, tr.406]. Mặt khác là phát huy, là "làm cho cái hay, cái tốt toả tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm" [65, tr.768].

Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hoá là nền tảng tinh thần của đời sống ấy. Vì thế, "chăm lo cho văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm đến việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững" [13, tr.55].

Văn hoá không chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội mà còn là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Văn hoá không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế mà là một trong những nguồn lực nội sinh của phát triển kinh tế. Với vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá có khả năng to lớn khơi dậy, nhân lên mọi tiềm năng, sức sáng tạo của con người, tạo ra nguồn lực nội sinh quyết định sự phát triển của đời sống xã hội. Trong thời đại ngày nay, nguồn lực của sự giầu có và phát triển toàn diện của một quốc gia không chỉ là tài nguyên, vốn, kỹ thuật mà yếu tố quyết định chính là nguồn lực con người, là tiềm năng và năng lực sáng tạo của con người. Trong khi đó tiềm năng và năng lực sáng tạo của con người nằm ngay trong văn hoá và do chính văn hoá trực tiếp tạo nên trong trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của mỗi cá nhân và cộng đồng.

Là động lực của sự phát triển, văn hoá còn thể hiện ở khả năng điều tiết, điều chỉnh các khuynh hướng phát triển của xã hội, hướng tới sự tiến bộ nhân văn, hạn chế những biểu hiện tiêu cực thoái hoá, biến chất kìm hãm sự phát triển. Sự điều tiết, điều chỉnh đối với xã hội thông qua các chuẩn mực văn hoá, các giá trị truyền thống đã được xác định. Điều đó đã xác lập các bậc thang giá trị, hướng con người đến chuẩn mực: Chân - Thiện - Mỹ.

68

Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng và phát triển là nền văn hoá "tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc". Việc xây dựng nền văn hoá như thế nhằm giữ gìn những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu, tiếp thu các tinh hoa văn hoá toàn nhân loại để làm giầu đẹp, phong phú nền văn hoá dân tộc.

Nền văn hoá tiên tiến là nền văn hoá thấm sâu phẩm chất nhân văn và dân chủ, tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân với cộng đồng, giữa dân tộc và quốc tế, giữa xã hội và tự nhiên. Qua đó văn hoá thể hiện sứ mệnh của mình là khẳng định và đề cao những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân - thiện - mỹ theo quan điểm tiến bộ, phê phán những cái lỗi thời, phản tiến bộ.

Tính chất tiên tiến của nền văn hoá Việt Nam không thể tách rời bản sắc dân tộc. Nói xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nghĩa là xây dựng nền văn hoá mang đậm nét dân tộc, bởi nói đến văn hoá là nói đến dân tộc. Văn hoá bắt rễ, thấm sâu trong suốt quá trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Văn hoá là bộ mặt tinh thần và diện mạo của dân tộc. Biểu hiện tập trung diện mạo của dân tộc lại chính là giá trị truyền thống dân tộc. Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước tạo thành những nét đặc sắc của con người Việt Nam và cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Hai tiêu chí tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc phản ánh mối liên hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của văn hoá trong quá trình vận động và phát triển. Đồng thời, tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là hai mặt của một chỉnh thể, bổ sung cho nhau, tạo điều kiện để thúc đẩy nhau cùng phát triển, làm cho văn hoá Việt Nam không ngừng phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong đời sống xã hội hiện đại.

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc còn khẳng định nền văn hoá của

69

chúng ta là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đó là nền văn hoá lâu đời, đa dân tộc, giầu màu sắc, là sự kết tinh giá trị văn hoá của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Sự phong phú của các nền văn hoá của các tộc người làm nên tính đa dạng của nền văn hoá Việt Nam. Trong sự đa dạng đó đều có sự thống nhất được xuất phát từ phẩm chất yêu nước và tiến bộ của nền văn hoá, từ truyền thống lâu đời, từ khát vọng chung là độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, từ sự cố kết, gắn bó sâu sắc với nhau trong tiến trình lịch sử và từ sự đồng cảm trong đời sống tinh thần, tâm hồn, tâm lý dân tộc, thể hiện ở tư tưởng, ước mơ vươn tới chân - thiện - mỹ. Do vậy trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam cần khẳng định những cái chung, tôn trọng những cái riêng tạo nên sự thống nhất trong tính đa dạng của nền văn hoá dân tộc, phải thực hiện triệt để nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau phát triển các giá trị và sắc thái riêng của văn hoá từng dân tộc từ đó tạo nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất chung của nền văn hoá Việt Nam.

Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức đóng vai trò quan trọng. Quan điểm này xuất phát từ nhận thức của Đảng về vai trò, sứ mệnh của nhân dân không chỉ đối với lịch sử, đối với những giá trị vật chất mà còn đối với toàn bộ những giá trị truyền thống. Đây chính là cơ sở lý luận để Đảng ta khẳng định phương châm phát triển văn hoá trong thời kỳ mới là xã hội hoá các hoạt động văn hoá nhằm lôi cuốn, thu hút nhân dân vào các hoạt động sáng tạo, lưu giữ và truyền bá giá trị truyền thống trong đời sống cộng đồng. Điều đó sẽ làm cho văn hoá nói chung, giá trị truyền thống dân tộc nói riêng có điều kiện phát triển trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.

Văn hoá là một lĩnh vực rộng lớn và hết sức phức tạp. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này là cuộc đấu tranh để bảo vệ, xây dựng cái mới, cái tiến bộ và những giá trị tốt đẹp của con người, đồng thời phê phán và chiến thắng cái ác, cái xấu xa, phi nhân tính. Đó là sự nghiệp lâu dài, đầy khó khăn phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và không ngừng nâng cao tính chiến đấu của những chủ

70

thể văn hoá. Để xây dựng và phát triển văn hoá nói chung, giá trị truyền thống dân tộc nói riêng trong điều kiện hiện nay cần phải thực hiện nguyên tắc: "xây" phải đi đôi với "chống" và lấy "xây" làm nhiệm vụ chủ yếu.

Trong thời kỳ đổi mới, cùng với việc đổi mới quan điểm, đường lối kinh tế, xã hội, quân sự, ngoại giao, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới quan điểm, đường lối văn hoá. Những quan điểm, đường lối của Đảng về vấn đề văn hoá thể hiện một chính sách nhất quán đối với yêu cầu xây dựng nền văn hoá Việt Nam nói chung và đối với việc giữ gìn những giá trị truyền thống dân tộc nói riêng. Điều đó đã hướng nền văn hoá phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa và định hình việc lưu giữ những giá trị truyền thống dân tộc theo hệ tiêu chuẩn Chân - Thiện - Mỹ, tạo điều kiện để văn hoá, hệ giá trị truyền thống dân tộc phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh.

Bước vào xu thế hội nhập với diễn biến phức tạp của toàn cầu hoá kinh tế, sự ảnh hướng lớn lao của các thành tựu cách mạng khoa học kỹ thuật trên tất cả các bình diện kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội. Sự ảnh hưởng tới hệ thống các giá trị, các chuẩn mực đạo đức truyền thống một mặt làm nảy sinh sự xâm nhập bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống của các dân tộc, mặt khác nó còn xuất hiện cả sự xung đột lẫn nhau giữa các giá trị đó. Điều đó đặt ra một yêu cầu đối với các quốc gia là phải có cách thức riêng của mình để vừa có thể hội nhập, vừa có thể tiếp thu tinh hoa của thế giới, qua đó làm phong phú thêm giá trị truyền thống của dân tộc nhưng lại không làm mất đi nét riêng, nét độc đáo của hệ thống giá trị truyền thống ấy.

Hai là, Quan điểm về hội nhập quốc tế. Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: "Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ độngtích cực hội nhập quốc tế" [17, tr.72] (người trích nhấn mạnh).

71

Đảng ta chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Đây là một chủ trương lớn trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Theo quan điểm này hội nhập quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá là một quá trình mà trọng tâm là chủ động mở cửa hội nhập, tham gia phân công hợp tác quốc tế tạo điều kiện kết hợp có hiệu quả nguồn lực trong nước và ngoài nước. Hội nhập quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan, vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển đất nước. Hội nhập giúp cho việc mở rộng cơ hội giao lưu, thâm nhập vào đời sống quốc tế, từ đó có điều kiện thuận lợi để nâng cao vị thế đất nước và quảng bá giá trị truyền thống dân tộc.

Đảng ta cũng chỉ rõ chủ động hội nhập phải đảm bảo bảo giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Chủ động bao hàm cả sự tự tin, có đường đi nước bước, không vội vàng hấp tấp nhưng cũng không chậm chạp để lỡ thời cơ. Chủ động cũng còn là sự biết người biết ta, là việc nắm vững tình hình trong nước và quan hệ đối ngoại. Chủ động mang tính tích cực nhưng có bản lĩnh, mang tính thận trọng nhưng quyết đoán không để mất thời cơ.

Mở rộng quan hệ quốc tế trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ tạo cơ hội cho nước ta phát triển, đẩy mạnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế. Đó là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, trước mắt là hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Như vậy, tham gia hội nhập quốc tế là để phát triển đất nước, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Hội nhập để nuôi dưỡng, làm tăng sức mạnh bên trong, bảo vệ an ninh tổ quốc và định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập cần phải quán triệt nguyên tắc tích cực và chủ động để hội nhập mà không bị hoà tan, mở cửa mà không tự đánh mất mình. Hội nhập quốc tế được thực hiện trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc

72

nội bộ của nhau. Vì vậy, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh; vừa nắm bắt thời cơ, vừa vượt qua thách thức.

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị truyền thống Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.PDF (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)