Một số nội dung cụ thể trong việc kế thừa và phát huy giá trị đạo

Một phần của tài liệu Kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.PDF (Trang 64)

trị đạo đức truyền thống hiện nay

Thứ nhất, kế thừa và phát huy giá trị “lòng yêu nước, yêu quê hương”.

Tinh thần yêu nước là “nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc”. Thực ra, trên thế giới mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, “là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích của cá nhân, luôn chăm lo

xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc. Nhận xét về truyền thống yêu nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”[41, tr.171].

Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, truyền thống quý báu đó lại tiếp tục được phát huy. Ngay trong những phút sóng gió trước sự sụp đổ của Liên Xô trước đây và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu thì người dân vẫn một lòng, một dạ tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng. Mọi người dân đã đem hết tài năng, nhiệt huyết phụng sự quê hương, dù đó là người sống ở trong nước hay ngoài nước, tất cả vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hội nghị lần thứ năm, BCH TW Đảng khoá VIII khẳng định: “ ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần trách nhiệm và năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ, đảng viên được nâng lên một bước, nhiều nét mới trong giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức được hình thành”[13, tr.4].

Ngày nay, đất nước đang trong quá trình đổi mới, việc vận hành kinh tế thị trường đã và đang tạo ra những biến đổi lớn trong đời sống kinh tế, xã hội và từ đó cũng làm biến đổi nội dung của chủ nghĩa yêu nước.

Yêu nước không chỉ dừng lại trong tình cảm thuần tuý mà còn được thể hiện trong hành động thực tiễn lao động học tập sáng tạo góp phần vào sự nghiệp phát triển. Nôi dung của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời kỳ chiến tranh đã chuyển sang thời kỳ hoà bình, xây dựng đất nước, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ ý chí không chịu làm nô lệ, bất khuất kiên cường nay chuyển thành ý chí không chấp nhận nghèo nàn, lạc hậu, phấn đấu vươn lên. Giá trị tự do trước đây được hiểu là quyền tự do dân tộc và toàn nhân loại thì ngày nay còn phải mang nhiều ý nghĩa của tự do cá nhân,

tự do học tập, tự do lập nghiệp, kinh doanh và mưu cầu hạnh phúc. Tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm ngày nay còn được bổ sung bằng tinh thần vươn lên, tinh thần học tập, rèn luyện để cống hiến ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường thì cơ sở để xác định giá trị của mỗi cá nhân yêu nước là năng lực và hiệu quả lao động, cống hiến của mỗi người vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Yêu nước xã hội chủ nghĩa, chính là lòng tự hào dân tộc, lòng tự hào về sức sáng tạo trong lao động sản xuất, lòng tự hào về những tấm gương anh hùng buất khuất bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, là tinh thần xả thân vì sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa vì độc lập tự do của Tổ quốc. Chủ nghĩa yêu nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động luôn gắn với lợi ích của họ, gắn liền với mục đích giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi mọi sự áp bức bất công, nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao phát triển kinh tế-xã hội và văn hoá tinh thần.

Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội-Ban Tư Tưởn- Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) tiến hành một cuộc thăm dò trong thanh niên với chủ đề “Thanh niên với văn hoá”. Đối tượng tham gia điều tra là 2058 thanh niên, lứa tuổi từ 17 đến 35 ở 16 tỉnh, thành phố trong cả nước. Kết quả trên cho thấy 83% thanh niên cho rằng đức tính yêu nước đã thể hiện rõ, nổi bật trong thanh niên; 76% có chú ý vươn lên đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu; 73% cho rằng đức tính “yêu chế độ xã hội chủ nghĩa” cũng thể hiện rõ, nổi bật trong thanh niên[3, tr.367-369]. Lý tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước qua hai cuốn nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc vẫn làm say mê hàng triệu người Việt Nam ở mọi tầng lớp, thôi thúc họ tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong điều kiện mới.

Hiện nay, nhiều phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ủng hộ người nghèo, ủng hộ nhân dân Miền Trung gặp khó khăn vì thiên tai lũ

lụt được phát động một cách sâu rộng cả trong và ngoài nước. Nhiều Bộ ngành, cơ quan đoàn thể đã ký kết giao ước hưởng ứng kỷ niệm ngày Bác Hồ phát động phong trào thi đua yêu nước, thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhệm vụ được giao như lời căn dặn năm xưa của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước. Yêu nước là phải thi đua”. Nhiều tấm gương “Người tốt việc tốt” đã được tuyên dương từ cấp cơ sở xã, phường cho đến cấp Trung ương, bộ ngành.

Thứ hai, kế thừa và phát huy giá trị “tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng”.

Tinh thần đoàn kết là sản phẩm đặc thù của một hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt và điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam. Nó là nhân tố cốt lõi trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nhờ đó, con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam có được sức mạnh to lớn trước mọi thử thách. Trong những năm tháng khốn khó của thời kỳ bao cấp, bước sang cơ chế mới, đứng vững trong cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Dù kinh tế-xã hội đất nước mấy năm nay tăng trưởng khá tuy nhiên đại bộ phận đời sống người dân vẫn con vất vả khó khăn. Đặc biệt là trong cơn “bão giá” gần đây, lạm phát hoành hành, đời sống người dân lại càng thêm phần khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy ấm lòng vì đại đa số người dân vẫn vì lợi ích chung của cộng đồng, nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ nhau mỗi khi hoạn nạn. Mỗi khi có thiên tai, bão lụt, cả nước lại dấy lên phong trào “lá lành đùm lá rách”, “nối vòng tay lớn”…đóng góp tiền bạc vật cho nhân dân các vùng khó khăn, kể cả nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho đến những người dân chân lấm tay bùn, cụ già bán vé số, các em thiếu nhi…đều bớt ngày lương, chút thu nhập ít ỏi của mình ủng hộ đồng bào vùng bão lụt, chia sẻ bớt khó khăn với các nước bị động đất, sóng thần.

Với người dân Việt Nam, tình làng nghĩa xóm vẫn rất bền chặt, “tắt lửa tối đèn có nhau”. Dù hoàn cảnh khó khăn thế nào thì người ta vẫn đến

thăm hỏi nhau mỗi khi có đám hiếu, đám hỉ, ngày hội, mừng nhà mới hay mỗi khi có niềm vui, nỗi buồn. Người dân có câu “Bán anh em xa mua láng giềng gần” cũng phần nào thể hiện tinh thần đoàn kết.

Chủ nghĩa xã hội đem giá trị của con người trả lại cho con người, coi con người là mục đích cao nhất. Ở đây, đã có biểu hiện quan hệ mới giữa cá nhân và xã hội, lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội về cơ bản là thống nhất, con người không chỉ nghĩ vì mình mà còn vì người khác với một tinh thần trách nhiệm chăm sóc lẫn nhau, thực hiện mục tiêu chung phù hợp với tiến bộ xã hội.

Ngày nay, trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, quan niệm về các lợi ích cũng cần được xác định lại một cách đúng đắn làm cơ sở cho mỗi cá nhân, cộng dồng ý thức về vị trí, vai trò của mình trong tập thể, cộng đồng, xã hội.

Trong điều kiện đất nước có những sự kiện lớn đòi hỏi phải có sự hy sinh lợi ích riêng để đảm bảo lợi ích chung, khi đó lợi ích tập thể, xã hội được đặt lên trên hết. Chẳng hạn, khi Tổ quốc đứng trước sự mất còn cần phải tập trung tất cả cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải ưu tiên cho những công trình chiến lược, lâu dài vì sự giàu mạnh của đất nước.

Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, điều đó đã giả định cần kết hợp hài hoà các lợi ích. Ý thức của mỗi người về mình, về tập thể, về xã hội là tất yếu, nó không chỉ là tình cảm mà con là

trách nhiệm, không chỉ là mối liên hệ giản đơn mà còn là mối liên hệ nhiều chiều và sâu sắc giữa những người trong tập thể, cộng đồng và xã hội.

Phát huy chủ nghĩa tập thể trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải cương quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa phường hội, bè phái. Chủ nghĩa phường hội, bè phái là hình thức biến tướng của chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa tập thể hoàn toàn đối lập với chủ

nghĩa cá nhân. Lý tưởng của chủ nghĩa tập thể là đem lại tự do hạnh phúc cho mỗi người và mọi người trong xã hội. C. Mác đã nói: giải phóng xã hội là điều kiện để giải phóng cá nhân, xã hội có được giải phóng thì mọi người mới có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nhấn mạnh: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc Việt Nam bình đẳnng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [15, tr.121]. Đảng ta cũng khẳng định: đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, chấp hành tốt pháp luật nước sở tại; bảo vệ quyền lợi chính đáng của đồng bào. Như vậy, vấn đề đoàn kết dân tộc đã được Đảng ta hết sức coi trọng, đã, đang và có nhiều chính sách thúc đẩy cho khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng vững mạnh, trở thành một nguồn lực lớn, xây dựng đất nước phát triển bền vững.

Thứ ba, kế thừa và phát huy giá trị “lòng nhân ái, bao dung, nhân nghĩa”.

Lòng thương người của dân tộc Việt Nam xuất phát từ tình cảm yêu quý con người-“người ta là hoa của đất”. Chính trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, cha ông ta đã rút ra triết lý: con người là vốn quý hơn cả, không có gì có thể so sánh được. Mọi người luôn luôn “thương người như thể thương thân” và vì lẽ đó, trong quan hệ đối xử hàng ngày, người Việt Nam luôn coi trọng tình, luôn đặt tình nghĩa lên trên hết- “vì tình vì nghĩa ai vì đĩa xôi đầy”. Chữ tình chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống người dân.

Trong bộn bề của đời sống kinh tế thị trường hôm nay, đáng mừng là những giá trị truyền thống quý báu đó tiếp tục được phát huy. Nhiều phong

trào phát động đã nhận được sự hưởng ứng sâu rộng trong quần chúng nhân dân như “uống nước nhớ nguồn”, xây dựng nhà tình nghĩa giúp các gia đình chính sách, thương binh liệt sĩ, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng; phong trào thanh niên tình nguyện tới các vùng sâu. vùng xa. Nhiều doanh nghiệp hảo tâm thông qua các quỹ từ thiện của Mặt trận Tổ quốc, các chương trình gây quỹ từ thiện của báo đài đã ủng hộ hàng chục tỷ đồng cho đồng bào các vùng gặp khó khăn bởi thiên tai như…Gần đây, khi trận lũ khiến gần 200 người thiệt mạng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cả nước lại dấy lên phong trào quyên góp, ủng hộ đồng bào gặp nạn. Nhiều vị lãnh đạo Đảng và nhà nước cũng không quản khó khăn trực tiếp lên thăm hỏi trao quà cho các gia đình nạn nhân. Tấm lòng nhân ái của dân tộc ta còn vượt ra khỏi biên giới. Được tin nhân dân Nhật Bản gặp khó khăn trong thảm hoạ động đất, sóng thần nhân dân ta cũng đã quyên góp ủng hộ giúp nước bạn khắc phục hậu quả với tinh thần “nhường cơm sẻ áo”.

Bốn là, kế thừa và phát huy giá trị “Đức tính cần cù, khiếm tốn, giản dị trung thực”

Để kiến tạo ra của cải vật chất thì bất cứ dân tộc nào cũng phải lao động, cũng phải chịu khó, và họ cũng có thể tự hào về những thành quả đã tạo dựng được của dân tộc mình, nhưng dân tộc Việt Nam là một trường hợp đặc biệt. Bởi lẽ, như đã nói Việt Nam là một nước có nền văn minh nông nghiệp lâu đời. Lao động nông nghiệp là một loại hình lao động vất vả, quanh năm suốt tháng, người dân Việt Nam đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Kế thừa truyền thống quý báu, đức tính cần cù lại được phát huy và biểu hiện trên một tầm cao mới với những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bước vào thời kỳ mới với việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt ra yêu cầu mới đối với con người mà trước hết là yêu cầu về thái độ lao động của mỗi cá nhân trong xã hội. Cơ chế thị trường đề cao lao động cống hiến của mỗi cá nhân, đề cao tính năng động, tự giác, sáng tạo

của mỗi cá nhân. Kinh tế thị trường đã tạo điều kiện và đặt ra yêu cầu cho con người phải chủ động vươn tới sự bình đẳng, công bằng trên cơ sở tài năng sáng tạo cá nhân, chấp nhận sự vượt trội một cách đích thực, tạo ra yêu cầu mới ngày càng phù hợp với xu thế phát triển, là sự vươn tới những đỉnh cao mới trong mọi lĩnh vực của mỗi cá nhân thúc đẩy sự phát triển xã hội. Mỗi người cần kiên trì học tập và học tập suốt đời để cống hiến ngày càng nhiều hơn cho xã hội góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh. Từ ý thức về sự sống còn của dân tộc, giờ đây mỗi người dân Việt Nam lại ý thức về sự thịnh suy của dân tộc, sự tụt hậu hay vươn lên trong hội nhập và phát triển. Tinh thần lao động cần cù và ý thức sáng tạo trong lao động đang là chìa khoá của sự thành công trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Khiêm tốn, giản dị, trung thực cũng là những phẩm chất tốt đẹp của

Một phần của tài liệu Kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.PDF (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)