Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thốngViệt Nam hiện

Một phần của tài liệu Kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.PDF (Trang 33)

hiện nay là một tất yếu khách quan của sự phát triển đạo đức.

Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới, diễn ra cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo Lênin: Phát triển là nội dung cơ bản của sự vận động mà ý nghĩa của nó nhằm tạo ra sự đổi mới không ngừng của cái cũ mất đi,cái mới ra đời. Phát triển là quá trình bộc sự biến đổi về chất, song đây không phải là sự tiêu diệt giản đơn cái cũ mà làm cho cái mới nảy sinh từ bản thân cái cũ. Tính chất nội tại, tự thân của quá trình phát triển là sự phân đôi của cái thống nhất thành những mặt đối lập, bài trừ lẫn nhau và tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập ấy. Sự tự phát triển được thông qua những bước nhảy của sự đứt đoạn trong cái liên tục của sự chuyển hoá sang mặt đối lập, của sự tiêu diệt cái cũ, nảy sinh cái mới [27, tr.379]

Phát triển là tất yếu phải có sự kế thừa và kế thừa không có mục đích tự thân. Sự phát triển nội tại, phát triển nội sinh đặt ra yêu cầu phải kế thừa. Kế thừa là mối liên hệ giữa những giai đoạn cảu quá trình phát triển, trong

đó cái mới lọc bỏ cái cũ, tức là bảo tồn yếu tố này hay yếu tố khác của hệ thống, không phủ định hoàn toàn, phủ định sạch trơn cái cũ. Như vậy, kế thừa là cơ sở không thể thiếu được của sự phát triển bền vững và kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống là một yêu cầu có tính nguyên tắc trong sự nghiệp đổi mới để phát triển ngày nay ở nước ta.

Đạo đức cũng vậy. Tính kế thừa trong phát triển đạo đức không nằm ngoài quy luật trên. Nói đến kế thừa trong đạo đức là nói đến kế thừa truyền thống đạo đức. Không có truyền thống sẽ không có sự phát triển, bởi lẽ truyền thống là nền tảng. Giá trị truyền thống là những giá trị vật chất và tinh thần được con người làm ra và được bảo tồn từ đời này sang đời khác…không dựa trên nền tảng của giá trị truyền thống thì không thể tiếp thu có hiệu quả những thành tựu hiện đại và càng không thể có sự phát triển lâu bền của đất nước. Hơn thế nữa, trong truyền có những lời khuyên đắt giá cho tương lai, nếu quyên truyền thống thì đánh mất tương lai. Chính vì vậy, trong quá trình phát triển, các dân tộc đều nỗ lực kế thừa, gìn giữ và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống. Ngày nay, muốn phát động tiềm lực sáng tạo trong nhân dân cũng phải tìm sức mạnh trong văn hoá - trong đó có các giá trị đạo đức truyền thống. Đặc biệt giá trị yêu nước hôm nay vẫn trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, đang là động lực tinh thần thúc đẩy mỗi con người Việt Nam không chịu cái nhục của sự nghèo nàn và lạc hậu, vẫn đang trở thành động lực tiềm ẩn trong đua tranh quốc tế. Hiện nay, công cuộc đổi mới được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, nhưng mục tiêu cũng chỉ vì nước vì dân (dân giàu nước mạnh) thì yêu nước trong điều kiện kinh tế thị trường vẫn là giá trị đích thực cho quá trình xây dựng đất nước.

Sự phát triển nhanh chóng và nhiều mặt của thế giới ngày nay và nền kinh tế thị trường đang tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, đã và đang làm chao đảo nhiều giá trị tinh thần nói chung và giá trị đạo đức nói riêng, vốn được xem là truyền thống đạo đức của các dân tộc và của toàn thể nhân loại. Hiện tượng suy đồi đạo đức là có thật và đang trở thành mối quan tâm,

lo ngại của nhiều quốc gia, dân tộc trên toàn cầu. Nước Nga sau những năm 90 của thế kỷ XX chao đảo sau khi Liên bang Xô viết tan rã. Nhiều người muốn chối bỏ truyền thống hào hùng của dân tộc, muốn đập vỡ những tượng đài tinh thần truyền thống. Sự nôn nóng chuyển sang kinh tế thị trường đã phải trả giá. Đồng tiền mất giá. Nền kinh tế suy thoái. Nợ nước ngoài hàng chục tỷ đô-la. Các giá trị đạo đức bị băng hoại. Mafia, buôn lậu, tham nhũng …ngày càng nhiều.

Đối với Việt Nam, nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục đích không chỉ là lợi nhuận mà cao hơn còn là làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đó là sự kết hợp các nhân tố kinh tế – xã hội – văn hoá trong quá trình phát triển. Lợi ích trong hoạt động kinh tế cần phải được xử lý hài hoà trong mối quan hệ biện chứng của các nhân tố đó. Mục tiêu đó đòi hỏi và bắt buộc hoạt động kinh tế phải dựa trên nền tảng truyền thống dân tộc để phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc. Độc lập dân tộc, dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh đang là cái chúng ta hướng tới và cũng là cái thử thách các giá trị đạo đức truyền thống, đặc biệt là thử thách bản lĩnh yêu nước của mỗi con người Việt Nam trong sự biến đổi phức tạp của thế giới. Khai thác tốt các nhân tố của truyền thống dân tộc sẽ góp phần quan trọng để nước ta hội nhập làm ăn được với các nước trong khu vực và thế giới - đó cũng là một nội dung, nhiệm vụ kinh tế của nước ta hiện nay.

Từ khi Đảng lãnh đạo và khởi xướng công cuộc đổi mới năm 1986, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội (1996); vượt qua khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực (1997-1998); khắc phục có hiệu quả ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay; bước đầu thực hiện được mục tiêu: kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; chủ

động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt trên 1000 USD, vượt qua ngưỡng nước nghèo chậm phát triển. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường. Vai trò và vị thế của đất nước trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Để đạt được những thành tựu to lớn đó cũng là bởi chúng ta đã biết phát huy bản sắc Việt Nam trong văn hoá kinh doanh. Nhìn chung bẳn sắc văn hoá của dân tộc ta là nhân bản, nhân văn và hướng tới cái thiện. Những giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam đã bảo đảm sự kết hợp giữa cái đúng, cái tốt, cái đẹp với cái lợi trong quá trình phát triển kinh tế. Như vậy, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là nguồn lực nội sinh tạo nên sự phát triển đúng hướng của nền kinh tế thị trường ở nước ta.

Tuy nhiên, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Không phải ngẫu nhiên mà một số người cho rằng, nền đạo đức ở nước ta hiện nay đang có nguy cơ trượt dốc. Thực tế cho thấy rằng, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Đáng chú ý là “tệ sùng bái” nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng.

Như vậy, kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay là một tất yếu; vừa là nhiêm vụ trước mắt, cấp bách; nhưng cũng hết sức lâu dài, có tính chiến lược và sống còn, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt

Nam, để đạo đức thực sự là nền tảng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Một phần của tài liệu Kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.PDF (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)