Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quyền chọn tăng trưởng và giá trị doanh nghiệp (Trang 40)

Trước hết dữ liệu về hai biến vĩ mô là trái phiếu chính phủ và độ biến động của chỉ số VNI. Trái phiếu chính phủ được lấy từ IFS (International Financial Statistics) của Quỷ tiền tề quốc tế (IMF) theo năm từ năm 2008 – 2012. Chỉ

số VNI Vào cuối mỗi năm tài chính thường được kết thúc vào ngày 31/12, rủi ro thị trường được đo lường bằng độ biến động của chỉ số VN – Index (VNI) thông qua việc tính độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi hằng ngày của chỉ số VNI trong 250 ngày giao dịch trong năm. Bảng 4.1 bên dưới trình bày thống

kê mô tả của hai biến vĩ mô. Trung bình trái phiếu chính phủ là 10.49% và biến động ở mức 1.76. Còn trung bình của chỉ số biến động tỷ suất sinh lợi của chỉ số VNI là 1,69 % và biến động ở mức 0.0047. Mức độ biến động của chỉ số VNI tương đối thấp.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả của hai biến vĩ mô

TreasuryBill Vol_vni Mean 10.4958 0.016881 Median 11.1450 0.013317 Std.Dev 1.75611 0.004688

Tiếp theo trong bảng 4.3 trình bày thống kê mô tả của các biến vi mô của những công ty trong mẫu. Mẫu nghiên cứu gồm 100 công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh với 500 quan sát, trong đó có 425 quan sát có trích lập Quỹ đầu tư và phát triển và 75 quan sát không trích lập Quỹ. Panel A của Bảng 4.3 là thống kê mô tả của toàn bộ mẫu nghiên cứu. Panel B là thống kê mô tả của mẫu bao gồm những công ty có chi phí R&D. Panel C là thống kê mô tả của mẫu gồm những công ty

không có chi phí R&D. Quan bảng này có thể thấy rằng những quan sát có R&D thì giá trị doanh nghiệp được đại diện bằng chỉ số Tobin Q là cao hơn, rủi ro đo lường bằng độ biến động tỷ suất sinh lợi cổ phiếu công ty là thấp hơn, khả năng thanh khoản được đo lường bằng chỉ số Turn_firm cũng thấp hơn nhưng độ nghiêng so với phân phối chuẩn của tỷ suất sinh lợi cổ phiếu công ty được kí hiệu là Skew_firm thì cao hơn. Khả năng sinh lợi cũng cao hơn, quy mô công ty kí hiệu là Size nhỏ hơn so với mẫu gồm những quan sát không có chi phí R&D. Xét cho toàn bộ mẫu thì những biến vi mô của những công ty này có độ lệch chuẩn phân tán tương đối rộng trong khoản từ [0.006 – 1.74].

So với bài nghiên cứu gốc của Kraft, Schwartz và Weiss (2013) thì rủi ro được đo lường bằng tỷ suất sinh lợi cổ phiếu công ty, khả năng thanh khoản, quy mô ở những quan sát có chi phí R&D thì cao hơn những quan sát không có chi phí R&D.

Bảng 4.2: Thống kê mô tả của các biến vi mô

Tobin Vol_firm Skew_firm Turn_firm Invest Size Roa Leverage Div_dum Rdexp Panel A: All Observations

Mean 1.003232 0.0299541 -0.7041755 0.2110943 -0.7394154 21.93824 0.067805 0.13717 0.766 0.0442135 Median 0.9992413 0.0297917 -0.107194 0.0144977 0.1133071 21.72704 0.051397 0.049751 1 0.0217141 Std.Dev 0.0343026 0.005942 1.735929 1.489901 14.11313 1.655604 0.091182 0.174863 0.423796 0.0599493

Panel B: R&D Observations

Mean 1.004425 0.029757 -0.6772178 0.154736 -0.3647652 21.85279 0.072298 0.130162 0.776995 0.0518938 Median 0.9993834 0.0296359 -0.107194 0.0154423 0.1498234 21.64625 0.052557 0.043064 1 0.0268743 Std.Dev 0.036485 0.0060626 1.737211 0.8230947 13.90092 1.591868 0.091663 0.172962 0.416751 0.0618076

Panel C: Non-R&D Observations

Mean 0.9963635 0.0310887 -0.8593641 0.5355354 -2.896186 22.43017 0.041944 0.177509 0.702703 0 Median 0.9986687 0.0306332 -0.0989169 0.0080353 0.021001 22.47503 0.041073 0.135138 1 0 Std.Dev 0.0154036 0.0050822 1.7321 3.332301 15.1982 1.922413 0.084377 0.18141 0.460189 0

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quyền chọn tăng trưởng và giá trị doanh nghiệp (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)