MÔĐUN VỚI CÁC ĐIỀU KIỆN RỜI RẠC 1 Các điều kiện rời rạc.

Một phần của tài liệu Một số tính chất của môđun xạ ảnh khoá luận tốt nghiệp đại học (Trang 25 - 28)

2.4.1. Các điều kiện rời rạc.

(D1). Với mỗi môđun con A của M có một sự phân tích M = M1 M2 sao cho M1 A và A M20 M.

Môđun M được gọi là môđun khả bù nếu với mỗi môđun con A và B của M sao cho A + B = M và B luôn chứa môđun con bù cộng của A trong M.

(D2). Nếu A M sao cho M/A đẳng cấu với một hạng tử trực tiếp của M thì A là một hạng tử trực tiếp của M.

(D3). Nếu M1, M2 là các hạng tử trực tiếp của M thì M1 M2 cũng là hạng tử trực tiếp của M.

Bổ đề 13: M thoả mãn điều kiện (Di) thì mỗi hạng tử trực tiếp của nó cũng thoả mãn điều kiện (Di).

Mệnh đề 14: Với mỗi môđun M, các khẳng định sau đâu là tương đương:

(i) M có tính chất (D1).

(ii) Mọi môđun con A của M đều có thể viết A = N S với N ⊆⊕ M và S 0 M.

(iii) M là môđun khả bù và mọi môđun con bù cộng của M đều là hạng trực tiếp của M.

Chứng minh: (i) ⇒ (ii). M có thể phân tích: M = M1 ⊕ M2 với M1 ⊆ A và A ∩ M2 ⊆0 M.

Khi đó A = M1 ⊕ A ∩ M2. Lấy N = M1 và S = A ∩ M2.

(ii) ⇒ (iii). Giả sử M = X + Y, ta chứng tỏ rằng Y là phần phụ của X. Từ giả thiết, có thể coi Y ⊆⊕ M. Bây giờ X ∩ Y = Y1 ⊕ S sao cho Y1 ⊂⊕ M và S ⊂0 M. Từ Y ⊂⊕ M ⇒ S ⊂0 Y.

Viết Y = Y1 ⊕ Y2, ký hiệu π là phép chiếu Y1⊕ Y2→ Y2.

Khi đó X ∩ Y = Y1 ⊕ X ∩ Y ∩ Y2 và

X ∩ Y2 = X ∩ Y ∩ Y ∩ Y2 = π (X ∩ Y) = π (Y1 + S) = πS.

Từ đó ta có: X ∩ Y2⊂0 Y2 và M = X + Y = X + Y1 + Y2 = X + Y2

Do vậy Y2 là phần phụ của X.

Cho P là môđun con phụ của M. Thế thì tồn tại K ⊂-0 M sao cho P là bé nhất thoả mãn K + P = M.

Từ đó P = L ⊕ T với L ⊂⊕ M và T ⊂0 M. Do tính "bé nhất" của P ⇒ P = L.

(iii) ⇒ (i). Cho A ⊂0 M. Khi đó A có phần phụ B và B có phần phụ M1⊂0A và M1⊂⊕M. Viết M = M1 ⊕ M2 thì A = M1 ⊕ A ∩ M2.

Ngoài ra, M = M1 + B và A = M1 + A ∩ B. Ký hiệu v là phép chiếu M1⊕ M2→ M2 thì:

A ∩ M2 = v(A) = v(A ∩ B)

Từ giả thiết B là phần phụ của A, A ∩ B ⊂0 M và do đó: A ∩ M2 ⊂0 M. Ta có M thoả mãn điều kiện (D1).

Bổ đề 15: Nếu M là môđun thoả mãn điều kiện (D2) thì:

(i). Nếu M1, M2⊂⊕M thì với mỗi toàn cấu M1M2ta có Kerf ⊂⊕ M1.

(ii). M thoả mãn (D3).

Chứng minh: (i). Giả sử M = M1⊕ * 1 M thì M2≅ 1 1* * 1 (M M (kef M ) ⊕ ⊕ ≅ ( *) 1 M Kerf M ⊕ Từ đó ta có Kerf ⊕ * 1

M và do đó Kerf là hạng tử trực tiếp của M1. (ii). Giả sử A, B ⊂⊕ M và A + B = M.

M = A ⊕ A*, khi đó A*≅ (A B)+ A≅BA∩B.

Từ đó ta suy ra A ∩ B là hạng tử trực tiếp của M (theo (i))

Mệnh đề 16:Đối với môđun M các điều kiện sau đây là tương đương: (i). M thoả mãn điều kiện (D3).

(ii). Đối với mỗi hạng tử trực tiếp P và Q của M sao cho M = P + Q, tồn tại một môđun con P' của Q sao cho M = P P'.

Chứng minh: (i) ⇒ (ii). Giả sử M là môđun thoả mãn điều kiện (D3) và P, Q là các hạng tử trực tiếp của M sao cho M = P + Q. Từ điều kiện (D3), ta có P ∩ Q là hạng tử trực tiếp của M, chẳng hạn M = (P ∩ Q) ⊕ T, đối với một môđun T nào đó. Vì P ∩ Q ⊆ Q nên Q = (P ∩ Q) ⊕ (T ∩ Q) Do đó: M = P + Q = P + (P ∩ Q) ⊕ (T ∩ Q) = P⊕ (T ∩ Q) f

Chọn P' = T ∩ Q ta sẽ có điều phải chứng minh.

(ii) ⇒ (i). Giả sử M thoả mãn điều kiện (b) và P, Q là các hạng tử trực tiếp của M sao cho M = P + Q.

Theo giả thiết, tồn tại môđun con P' của Q sao cho M = P ⊕ P'. Vì P' ⊆ Q nên ta có Q = P' ⊕ (P ∩ Q).

Do đó P ∩ Q là hạng tử trực tiếp của Q và do Q là hạng tử trực tiếp của M nên P ∩ Q cũng là hạng tử trực tiếp của M.

Hệ quả:Một môđun không phân tích thành tổng trực tiếp có tính chất (D1) nếu và chỉ nếu nó là môđun hổng.

Định nghĩa 7: Môđun M được gọi là thoả mãn điều kiện (D0) nếu M là môđun không phân tích được hoặc mọi sự phân tích M = A ⊕ B luôn luôn có A là B - xạ ảnh và B là A - xạ ảnh.

Môđun M được gọi là môđun nâng nếu nó thoả mãn điều kiện (D1).

Một phần của tài liệu Một số tính chất của môđun xạ ảnh khoá luận tốt nghiệp đại học (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w