Thu hoạch và tiêu thụ

Một phần của tài liệu phân tích hiện trạng sản xuất và thu nhập của nông hộ trồng lúa trên địa bàn xã lương tâm huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 42)

4.1.4.1. Thu hoạch

Cơ giới hóa trong sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng để đưa việc trồng lúa đạt được hiệu quả cao hơn, nó giúp người nông dân giảm được chi phí sản xuất và hạn chế nỗi lo về việc thiếu nhân công lao động. Nếu thuê lao động để thu hoạch thì mỗi công lúa người nông dân phải tốn từ 400-450 ngàn đồng cho việc cắt + suốt lúa. Nhưng nếu sử dụng máy gặt đập liên hợp thì chi phí này chỉ từ 300-380 ngàn đồng/công. Đa phần nông dân đều thấy được lợi ích của việc cơ giới hóa trong sản xuất nhưng việc đưa máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch trên địa bàn xã chỉ mới được thực hiện 1- 2 năm gần đây. Bên cạnh đó nhiều diện tích lúa vẫn phải thu hoạch thủ công do diện tích ít, dàn trãi, mặt ruộng thấp, lún hoặc ngập nước nên không thể đưa máy vào thu hoạch.

33

4.1.4.2. Tiêu thụ

Trước đây lúa được phơi hoặc sấy rồi mới bán cho thương lái, nhưng hiện nay lúa thường được thu mua ngay tại ruộng sau khi thu hoạch. Tuy giá lúa ướt thấp hơn giá bán lúa khô nhưng hầu hết nông dân đều chọn bán lúa ướt vì đỡ tốn công và chi phí vận chuyển + phơi, sấy lúa

4.2. HIỆN TRẠNG THU NHẬP VÀ CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ HỘ

4.2.1. Nguồn thu nhập của nông hộ

Ngoài thu nhập từ hoạt động trồng lúa nông hộ còn có thể có nhiều nguồn thu nhập khác từ nông nghiệp như chăn nuôi, trồng rau màu, cây ăn trái, làm thuê nông nghiệp… và thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp như mua bán, làm thuê hay hưởng lương nhà nước. Bênh cạnh đó một số nông hộ có nguồn thu nhập từ người thân nước ngoài gửi về, nguồn thu nhập này khá cao so với việc họ trồng lúa.

Bảng 4.9: Nguồn thu nhập của nông hộ

Nguồn Tần số Tỷ lệ(%)

Lúa 100 100

Hoa màu 12 12

Cây ăn trái 1 1

Chăn nuôi 70 70

Nuôi trồng thủy sản 5 5

Làm thuê nông nghiệp 35 35

Buôn bán 16 16

Làm thuê phi nông nghiệp 24 24

Hưởng lương nhà nước 11 11

Khác (hụi, người thân nước ngoài gửi cho)

38 38

(Điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013)

Qua kết quả điều ta thì có 1% nông hộ chỉ có 1 nguồn thu nhập duy nhất là từ lúa, 99% số hộ ngoài thu nhập từ lúa có có thêm thu nhập khác. Có 8% nông hộ có sở hữu đất vườn, nhưng diện tích tương đối nhỏ, trung bình chỉ là

603 m2/hộ.

Trong năm 2012 chỉ có 1% nông hộ có thu nhập từ vườn cây ăn trái. Tỷ lệ nông hộ trồng hoa màu tương đối nhỏ, chiếm 12%. Số hộ có chăn nuôi gia

34

súc, gia cầm chiếm 70% với số lượng tương đối lớn, đa số nông hộ trồng lúa đã thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Có 5% hộ nông dân nuôi trồng thủy sản góp phần nâng cao thu nhập. Ngoài canh tác trên diện tích đất của gia đình còn có 35% số nông hộ có thu nhập từ làm thuê nông nghiệp.

Bên cạnh thu nhập từ nông nghiệp nông hộ còn có thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp như mua bán, chiếm 16% chủ yếu là mua bán nhỏ. 24% nông hộ có thu nhập từ làm thuê phi nông nghiệp và 11% số hộ có hưởng lương nhà nước.

Các nguồn thu nhập khác; hụi, người thân nước ngoài gửi cho, chiếm 38%. Trong những năm gần đây các nông hộ có xu hướng chơi hụi mùa nhằm tích lũy vốn mua phương tiện sản xuất, mua bán nhỏ hay mua đất sản xuất. Cùng với đó là việc con của các nông hộ kết hôn với người nước ngoài, chủ yếu là Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo,…. Góp phần không nhỏ vào thu nhập của nông hộ.

4.2.2. Thu nhập và cơ cấu thu nhập

4.2.2.1. Thu nhập 100-150 triệu 100-150 triệu 23% 150-200 triệu 8% 200 triệu 6% 50-100 triệu 31% 50 triệu 32% 50 triệu 50-100 triệu 100-150 triệu 150-200 triệu 200 triệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện mức thu nhập của nông hộ

Qua số liệu điều tra thực tế 100 hộ tại xã Lương Tâm ta thấy thu nhập của nông hộ nơi đây tương đối thấp, có tới 32% số hộ có thu nhập dưới 50 triệu đồng/năm. 31% nông hộ có thu nhập từ 50 đến dưới 100 triệu đồng/năm. Số hộ có thu nhập từ 100 đến dưới 150 triệu đồng chiếm 23%, số hộ có thu nhập từ 150 đến dưới 200 triệu đồng/năm chỉ chiếm 8% và 6% nông hộ có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Giá trị thu nhập trung bình của các hộ là 94

35

triệu, trong đó hộ có thu nhập cao nhất là 302,642 triệu đồng, hộ có thu nhập thấp nhất chỉ có 9,718triệu/năm, khoảng cách chênh lệch mức thu nhập của các hộ là rất lớn.

4.2.2.2. Cơ cấu thu nhập

Bảng 4.10: Cơ cấu thu nhập của nông hộ

Nguồn Tỷ lê(%)

Lúa 63,54

Hoa màu 1,71

Cây ăn trái 0,002

Chăn nuôi 5,53

Nuôi trồng thủy sản 1,02

Buôn bán 1,42

Làm thuê nông nghiệp 4,12

Làm thuê phi nông nghiệp 4,34

Hưởng lương nhà nước 5,31

Khác (hụi, người than nước ngoài gửi cho) 13,01

Tổng 100,00

(Điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013)

Từ bảng 4.10 ta thấy lúa là nguồn thu nhập quan trọng nhất chiếm 63,54% trong tổng thu nhập của nông hộ. Đứng thứ hai là thu nhập từ việc chơi hụi mùa, người thân ở nước ngoài gửi về chiếm tỷ lệ 13,01%. Kế tiếp là nguồn thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ lệ 5.53%. Thu nhập từ hưởng lương nhà nước chiếm tỷ lệ 5.31% trong tổng thu nhập của nông hộ. Nguồn thu nhập từ làm thuê phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 4,34%, chủ yếu là các thành viên trong gia đình đi làm công nhân ở thành phố lớn gửi về, số còn lại được tạo từ các nghề thủ công như: may, làm tóc, đan đát….Thu nhập từ làm thuê nông nghệp chiếm tỷ lệ 4.12% trong tổng thu nhập của nông hộ phần lớn thu nhập này từ các hộ có máy cày, máy xuốt, trâu… họ làm thuê để tạo thu nhập cho gia đình. Thu nhập từ buôn bán chiếm 1,42% trong cơ cấu thu nhập, kế đến là thu nhập từ hoa màu 1.7%, từ nuôi trồng thủy sản 1,02% và 0,002% từ việc trồng cây ăn trái.

36

4.2.2.3. Quan điểm về thu nhập của nông hộ

Bảng 4.11: Các yếu tố góp phần nâng cao thu nhập

Yếu tố nâng cao TN Tần số Tỷ lê (%)

Đa dạng hóa cây trồng 2 2

Tăng diện tích đất canh tác 5 5

Tăng năng suất cây trồng 8 8

Tăng TN từ chăn nuôi 7 7

Tăng TN từ phi NN 26 26 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá nông sản tăng 8 8

Trình độ canh tác cao hơn trước 6 6

Không cải thiện 38 38

(Điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013)

Có 62% số nông hộ được phỏng vấn cho rằng thu nhập của họ cải thiện trong những năm gần đây, 38% nông hộ cho rằng thu nhập không được cải thiện hoặc có khó khăn hơn so với trước.

Dựa vào những đáp án được gợi ý sẵn trong phiếu điều tra thì 26% nông hộ cho rằng mức thu nhập của họ được cải thiện nhờ các hoạt động phi nông nghiệp, 6% nông hộ cho rằng giá nông sản tăng là nguyên nhân của việc tăng thu nhập, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như tăng năng suất cây (8%), tăng diện tích đất canh tác (5%), tăng thu nhập từ chăn nuôi (7%), trình độ canh tác cao hơn trước (8%) và đa dạng hóa cây trồng (2%).

Những khó khăn trong việc nâng cao thu nhập

Có 32% nông hộ cho rằng giá vật tư nông nghiệp tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập, vì trong sản xuất lúa chi phí phân bón và thuốc BVTV luôn chiếm tỷ trọng lớn. Trong những năm gần đây giá vật nông nghiệp không ngừng leo thang làm tăng chi phí sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân.

Yếu tố thứ 2 là do giá nông sản bấp bênh (29%), chủ yếu sản phẩm làm ra được bán cho thương lái, mối liên hệ giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp rất lỏng lẻo, lực lương thương lái tư nhân thường thao túng giá làm ảnh hưởng đến lợi ích của cả nhà nông và các doanh nghiệp.

Yếu tố thứ 3 cản trở nông hộ phát triển là do diện tích đất canh tác ít(17%). Việc không có đất mà phải thuê để sản xuất hoặc có nhưng diện tích

37

rất nhỏ có thể coi là trở ngại lớn nhất của nông hộ vì đất đai là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp.

Có 5% nông hộ cho rằng họ muốn chăn nuôi, mua bán nhỏ để kiếm thêm thu nhập nhưng không có vốn để đầu tư. Ngoài ra cũng còn một số khó khăn khác mà nông hộ gặp phải như trình độ canh tác thấp, thiếu việc làm, co sơ hạ tần kém, dịch vụ khuyến nông chưa tôt, …

4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA

Để biết được các nhân tố nào có ảnh hưởng và mức dộ ảnh hưởng ra sao đến thu nhập của nông hộ trồng lúa trên địa bàn xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang trong niên vụ lúa 2011-2012 ta tiến hành phân tích mô hình hồi quy đa biến bằng phần mềm SPSS 16.0 với 10 biến độc lập được đưa vào mô hình là:

+ TUOI (tuổi chủ chủ hộ)

+ LAODONG (số người trong độ tuổi lao động) + DIENTICH (tổng diện tích đất của nông hộ) + HOATDONG (số hoạt động tạo thu nhập)

+ TNNNKHAC (thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp khác) + TNPNN (thu nhập từ phi nông nghiệp)

+ VAYVON (hộ có vay vốn hay không)

+ THAMGIA (hộ có tham gia các tổ chức xã hội ở địa phương như hội nông dân hay hội phụ nữ hay không).

38

Bảng 4.12: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng lúa

Các yếu tố Hệ số Sig.F Độ phóng đại

phương sai VFI Hằng số -15.560.000,00ns 0,241 TUOI X1 22.537,394ns 0,894 1,093 LAODONG X2 1.733.000,00ns 0,372 1,074 DIENTICH X3 4.487,224*** 0,000 1,553 HOATDONG X4 3.424.000,00ns 0,192 1,115 TNNNKHAC X5 0,794*** 0,000 1,062 TNPNN X6 0,863*** 0,000 1,242 VAYVON X7 -184.829,854ns 0,971 1,039 THAMGIA X8 12.160.000,00* 0,066 1,676 Hệ số tương quan 0,940 Hệ số xác định R2 0,885 Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh 0,874 F 87,123 Sig. 0,000 Durbin Watson 1.979

Ghi chú: ***, **, * tương ứng với các mức ý nghĩa lần lượt là 1%, 5%, 10%

NS: không có ý nghĩa thống kê

(Nguồn: Xử lý bằng phần mềm SPSS)

Từ kết quả hồi quy ta thấy mô hình có ý nghĩa dựa vào kết quả phân tích F=87,123 và phương sai thì mức ý nghĩa Sig.F = 0,000< 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa. Hệ số Durbin Watson = 1,979 chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan. Bên cạnh đó độ phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn nhiều

39

so với 10 nên ta kết luận các biến đưa vào mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số xác định R2

bằng 0,885 hay 88,5% cho ta biết thu nhập chịu tác động 88,5% bởi các yếu tố đưa vào mô hình, phần còn lại 11,5% chịu sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài mô hình.

Kết quả phân tích còn cho thấy trong 8 biến đưa vào mô hình thì có 4 biến có ý nghĩa thống kê, đó là các biến: DIENTICH, TNNNKHAC, TNPNN và THAMGIA.

Phương trình hồi quy được viết như sau:

THUNHAP = -15.560.000,00 + 4.487,224DIENTICH + 0,794TNNNKHAC + 0,863TNPNN + 12.160.000,00THAMGIA Giải thích phương trình hồi quy tuyến tính:

Trong phương trình ta thấy hầu hết các biến đều có quan hệ tỷ lệ thuận với thu nhập. Điều này có nghĩa khi tăng một yếu tố nào đó và cố định các yếu tố còn lại, với mức ý nghĩa α nào đó thì thu nhập sẽ tăng.

+ DIENTICH (X3)

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và với mức ý nghĩa 1%, thì biến tổng diện tích đất của nông hộ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của

nông hộ. Khi diện tích đất của nông hộ tăng lên 1m2 thì thu nhập của nông hộ

tăng thêm 4.487,224 đồng/năm. Đất đai là một nguồn lực quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, diện tích đất càng nhiều thì nông hộ càng thuận lợi trong việc canh tác và lựa chọn mô hình canh tác phù hợp với điều kiện gia đình, nâng cao thu nhập.

+ TNNNKHAC (X5)

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 1%, khi thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp khác ngoại trừ sản xuất lúa của gia đình tăng 1 đồng thì tổng thu nhập của hộ tăng thêm 0,794 đồng. Trong sản xuất nông nghiệp bên cạnh việc trồng lúa là chủ yếu thì nông hộ còn có thể trồng thêm hoa màu, cây ăn trái, chăn nuôi hay làm thuê cho các hộ khác để tăng thêm thu nhập. Đây cũng là nguồn thu nhập quan trọng của người nông dân.

+TNPNN (X6)

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và với mức ý nghĩa 1%, khi thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp của nông hộ tăng thêm 1 đồng thì tổng thu nhập của hộ tăng thêm 0,863 đồng. Thu nhập từ phi nông nghiệp có ảnh

40

hưởng rất tích cực đến mức thu nhập chung của nông hộ, nó bao gồm thu nhập từ buôn bán, tiền công, tiền lương và tiền phụ cấp xã hội, tiền lãi từ chơi hụi, người thân ở nước ngoài gửi về. Thu nhập tạo ra từ hoạt động phi nông nghiệp được cho là nhẹ nhàn và ổn định hơn so với hoạt động nông nghiệp.

+ THAMGIA (X8)

Biến giả hộ có tham gia các tổ chức như hội nông dân, hội phụ nữ hay không có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập của nông hộ. Với mức ý nghĩa 10% và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hộ có tham gia vào hội nông dân, hội phụ nữ sẽ làm tăng tổng thu nhập của gia đình. Có thể lý giải như sau khi nông hộ có tham gia vào các tổ chức này sẽ có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm sản xuất, các thành viên sẽ giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, ngoài ra các thành viên trong hội còn được học thêm những ngành nghề thủ công để tăng thêm thu nhập trong thời gian nhàn rỗi.

41

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO CÁC HỘ TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG TÂM

5.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆT TẠO THU NHẬP CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG LÚA

5.1.1. Thuận lợi

Điều kiện tự nhiên: Xã Lương Tâm nằm trongvùng có khí hậu nhiệt đới

ẩm gió mùa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Đất đai bằng phẳng, phì nhiêu, có mạng lưới sông ngòi cùng hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh đảm bảo nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Điều kiện kinh tế-xã hội: Nguồn lực lao động tại chỗ dồi dào, người dân có kinh nghiệm trong sản xuất lúa do được tích lũy qua nhiều thế hệ. Hiện xã đang trong quá trình xây dựng xã nông thôn mới nên nhận được sự quan tâm, đầu tư đặc biệt nhà nước và các ban ngành địa phương như hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đường giao thông nông thôn, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để người dân mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Trong những năm gần đây việc hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty chế biến lương thực, nông sản… gần địa phương cũng đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều nông hộ, giúp các nông hộ nơi đây có thêm nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp. Bên cạnh đó việc phát triển ngành đan lộc bình tạo thêm thu nhập cho hộ dân trong những lúc nông nhàn.

5.1.2. Khó khăn

Biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi bất thường ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất lúa do sự phát sinh của nhiều loại sâu bệnh gây hại.

Giá vật tư nông nghiệp không ngừng tăng trong những năm gần đây làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận từ việc trồng lúa của nông hộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích đất của người dân thường nhỏ lẻ manh mún gây khó khăn trong việc đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp.

Nông dân chưa chủ động được đầu ra cho nông sản mà chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường, dẫn đến tình trạng bị thương lái thao túng ép giá.

42

Số lượng các câu lạc bộ nông nghiệp, các hội nông dân còn ít hoặc nếu có thì chỉ hoạt đồng cầm chừng chưa thật sự mang lại hiệu quả và lợi ích cho nnhững người tham gia.

Nhiều nông hộ muốn mở rộng sản xuất để tăng thu nhập nhưng chưa tiếp

Một phần của tài liệu phân tích hiện trạng sản xuất và thu nhập của nông hộ trồng lúa trên địa bàn xã lương tâm huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 42)