Phương tiện sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiện trạng sản xuất và thu nhập của nông hộ trồng lúa trên địa bàn xã lương tâm huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 33)

Bảng 3.7: Phương tiện phục vụ sản xuất của nông hộ

Phương tiện sản xuất Tần số Tỷ lệ (%)

Ghe/xuồng máy 90 90

Máy suốt 3 3

Máy xới 6 6

Máy bơm nước 95 95

Bình xịt thuốc 98 98

Sân phơi 88 88

Kho trữ lúa 2 2

Lò xấy lúa 2 2

(Điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013)

Qua khảo sát thì có 90% nông hộ có ghe, xuồng máy. 95% nông hộ có trang bị máy bơm nước và 98% số hộ có bình xịt thuốc. Đa số các nông hộ chỉ sở hữu những phương tiện sản xuất có giá trị thấp như ghe, xuồng máy, máy bơm nước và bình xịt thuốc vì chúng thường được sử dụng nhiều lần trong mỗi vụ lúa. Chỉ 3% số hộ có máy suốt và 6% nông hộ có đầu tư mua máy xới phục vụ sản xuất. Diện tích trồng lúa của nông hộ không nhiều nên họ không đầu tư vào những loại máy móc đắt tiền mà thuê chúng trong quá trình sản xuất. Những hộ đầu tư mua máy suốt, máy xới không chỉ nhầm mục đích phục vụ việc sản xuất lúa của gia đình mà còn nhận làm thêm cho các hộ khác để tăng thu nhập. Tỷ lệ hộ có sân phơi lúa chiếm 88%, chủ yếu hộ sử dụng khoảng sân trống trước nhà để phơi, vì hiện nay đa phần các hộ sau khi thu hoạch đều bán lúa ướt cho thương lái tại ruộng, họ chỉ giữ lại lượng lúa đủ cho nhu cầu lương thực của gia đình. Có 2% hộ có lò xấy lúa, họ đầu tư lò xấy ngoài việc phục vụ xấy lúa cho gia đình mà còn nhận làm thuê với cho các hộ khác để tạo thêm thu nhập. Bênh cạch đó những hộ này còn chủ động liên kết với thương lái giúp nông dân bán lúa sau khi lúa được xấy khô, nhằm hạn chế thương lái ép giá. Số hộ có kho trữ lúa rất ít chỉ chiếm 2%, đây là những hộ có chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng tương đối lớn nên cần trữ lại lượng

24

lúa nhiều để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Các hộ còn lại thường trữ lúa trong bao, buộc kín miệng và đặt ở nơi khô ráo.

25

CHƯƠNG 4

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG TÂM

4.1. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG TÂM

Bảng 4.1: Số vụ sản xuất lúa/năm của nông hộ

Vụ Tần số Tỷ lệ(%)

Đông-Xuân 100 100

Hè-Thu 97 97

Thu-Đông 75 75

(Điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013)

Hầu hết các nông hộ nơi đây trồng 3 vụ lúa/năm, Vụ Đông - Xuân được xem là vụ sản xuất chính trong năm do năng suất và sản lượng thường cao hơn 2 vụ Hè -Thu và Thu - Đông. Bảng 4.1 cho ta biết số vụ lúa trong năm của các nông hộ. Ta thấy 100 % nông hộ được phỏng vấn có sản xuất vụ Đông - Xuân. Vụ Hè - Thu có 97% nông hộ tham gia sản xuất, thấp hơn 3% so với vụ Đông – Xuân. Vụ Thu - Đông có tỷ lệ số hộ gieo trồng thấp nhất trong năm chỉ chiếm 75%, thấp hơn 25% so với vụ Đông - Xuân và thấp hơn 22% so với Vụ Hè - Thu

4.1.1. Tình hình sản xuất vụ Đông Xuân

Bảng 4.2: Năng suất lúa vụ Đông Xuân

Năng suất(kg/1000m2) Tần số Tỷ lệ(%) <=650 8 8 >650-750 26 26 >750-850 42 42 >850-950 17 17 >950 7 7 Tổng 100 100

26

Qua số liệu khảo sát thực tế các nông hộ trên địa bàn ta thấy năng suất lúa đa phần đạt được từ 650-850 kg/công. Năng suất cao nhất ghi nhận được trong vụ Đông – Xuân là 1050 kg/công, năng suất thấp nhất là 550 kg/công. Chỉ có khoảng 24% nông hộ đạt được năng suất trên 850kg/công. Năng suất trung bình là 751,50 kg/công. Phân + thuốc BVTV 63% Làm đất 8% Cắt+suốt +vận chuyển 18% Chi phí laođộng thuê 3% Chi phí khác 1% Giống 7 % Giống Làm đất Phân + thuốc BVTV Cắt+suốt+vận chuyển Chi phí lao động thuê Chi phí khác

Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.1: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ Đông-Xuân

Để sản xuất 1.000m2

lúa trong vụ Đông-Xuân trung bình người nông dân tốn 1.327.250 đồng, bao gồm chi phí giống, chi phi làm đất, chi phí phân bón +thuốc BVTV, chi phí thu hoạch (cắt+suốt+vận chuyển), chi phí thuê mướn lao động (không bao gồm lao động gia đình) và chi phí khác. Trong đó chi phí phân +thuốc BVTV chiếm tỷ trọng cao nhất là 63% tương đương 845.725 đồng/công, kế đến là chi phí thu hoạch chiếm 18% tương đương 236.238 đồng/công, đây củng là vụ có chi phí thu hoạch thấp nhất do thời tiết thuận lợi các hộ dân thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Chi phí làm đất chiếm 8% tương đương 101.100 đồng/công, chi phí giống chiếm 7% tổng chi phí tương đương 93.300 đồng/công. Chi phí lao động thuê chiếm 3%, còn lại 1% là các loại chi phí khác như chi phí bơm nước, chi phí nạo vét kênh … Đây củng là vụ có chi phí thấp nhất trong 3 vụ sản xuất của nông hộ.

27 Bảng 4.3: Các chỉ số kinh tế vụ Đông-Xuân Đơn vị Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Giá trị trung bình Tổng chi phí/công Đồng 1.745.000 1.085.500 1.327.250 Giá bán/kg Đồng 4.800 4.000 4.335,25 Doanh thu/công Đồng 4.789.500 2.240.600 3.992.208 Thu nhập/công Đồng 3.359.500 898.500 2.165.000

Doanh thu/ chi phí Lần 2,60

Thu nhập/chi phí Lần 1,63

(Điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013)

Việc thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp tạo điều kiện thuận lợi cho nồng hộ bán lúa tươi và bán với giá lúa cao hơn thu hoạch truyền thồng. Với giá bán dao động từ 4.000-4.800 đồng, trung bình khoảng 4.335 đồng/kg. Với mức doanh thu cao nhất trong 3 vụ sản xuất lúa, vụ Đông-Xuân góp phần tương đối lớn vào thu nhập của nông hộ trong năm, doanh thu cao nhất trong vụ Đông – Xuân là 4789.500 đồng/công và doanh thu thấp nhất là 2.240.600 đồng/công, thì doanh thu trung bình mà nông hộ thu được 3.992.208 đồng/công. Mức thu nhập thấp nhất đạt được là 898.500 đồng/công, cao nhất là 3.359.500 đồng/công .Thu nhập trung bình của nông hộ là 2.165.000 đồng/công.

Doanh thu/chi phí= 2,60 thể hiện với 1 đồng chi phí bỏ ra người nông dân nhận được 2,60 đồng doanh thu.

Thu nhập/chi phí = 1,63 thể hiện với 1 đồng chi phí bỏ ra người nông dân nhận được 1,63 đồng thu nhập.

4.1.2. Tình hình sản xuất vụ Hè-Thu

Vụ Hè Thu năng suất thường thấp hơn vụ Đông-Xuân và dao động trong khoảng từ 450-750 kg/công, số hộ đạt năng suất trên 750 kg/công tương đối ít, chỉ chiếm 14,29%. Năng suất cao nhất trong vụ Hè –Thu là 850 kg/công, năng suất thấp nhất là 380 kg/công. Năng suất trung bình vụ Hè –Thu khoảng 609,79 kg/công.

28

Bảng 4.4: Năng suất lúa vụ Hè Thu

Năng suất(kg/1000m2) Tần số Tỷ lệ (%) <=450 9 9,18 >450-550 23 23,71 >550-650 26 26,53 >650-750 25 25,51 >750 14 14,29 Tổng 97 100,0

(Điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013)

Qua khảo sát thực tế ghi nhận được đây là vụ có chi phí sản xuất cao nhất trong năm. Do đây là vụ có thời tiết bất lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển và thu hoạch cây lúa, sâu bệnh phát triển mạnh Chi phí sản xuất trung bình là 1.377.526 đồng/công. Chi phí phân bón và thuốc BVTV luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí, cụ thể trong vụ Hè-Thu 2012 thì chi phí trung bình là 862.448 đồng/công cao hơn vụ Đông-Xuân và chiếm 62% tổng chi phí. Chi phí thu hoạch chiếm 19% tương đương 264.433 đồng/công cao hơn vụ Đông -Xuân 11,9% tương đương 28.195 đồng/công. Chi phí giống là 89.588 đồng/công chiếm 7% trong cơ cấu chi phí, kế đến là chi phí làm đất chiếm 7% chi phí lao động thuê chiếm 4%, và 1% các chi phí khác.

Chi phí lao động thuê 4% Giống 7% Chi phí khác 1% Cắt+suốt+ vận chuyển 19% Làm đất 7% Phân + thuốc BVT V 62% Giống Làm đất Phân + thuốc BVTV Cắt+suốt+vận chuyển Chi phí lao động thuê Chi phí khác

Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013

29

Bảng 4.5: Các chỉ số kinh tế vụ Hè-Thu

Đơn vị Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Giá trị trung bình

Tổng chi phí/công Đồng 1.703.100 1.123.500 1.377.526

Giá bán/kg Đồng 5.000 3.600 4.093,30

Doanh thu/công Đồng 3.995.000 1.520.000 2.582.474

Thu nhập/công Đồng 2.722.000 422.500 1.669.797

Doanh thu/ chi phí Lần 1,87

Thu nhập/chi phí Lần 1,21

(Điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So với vụ Đông-Xuân thì các chỉ số vụ Hè - Thu có phần cao hơn. Chi phí sản xuất trung bình là 1.377.526 đồng/công và mức giá bán cũng thấp hơn vụ Đông - Xuân, trung bình khoảng 4.093,30 đồng/kg, mức doanh thu cao nhất mà nông hộ đạt được là 3.995.000 đồng/công, doanh thu thấp nhất là 1.520.000 đồng/công và doanh thu trung bình là 2.582.474 đồng/công. Mức thu nhập cao nhất mà nông hộ đạt được là 2.722.000 đồng/công và nhỏ nhất là 422.500 đồng/công. Thu nhập trung bình/công khoảng 1.669.797 đồng, chỉ bằng 0,77 lần thu nhập trung bình vụ Đông-Xuân.

Doanh thu/ chi phí= 1,87 thể hiện với 1 đồng chi phí bỏ ra người nông dân nhận được 1,87 đồng doanh thu.

Thu nhập/chi phí = 1,21 thể hiện với 1 đồng chi phí bỏ ra người nông dân nhận được 1,21 đồng thu nhập

4.1.3. Tình hình sản xuất vụ Thu-Đông

Trong 3 vụ sản xuất chính thì vụ Thu-Đông có năng suất thấp nhất trong năm, vì vậy nhiều nông dân thường chuyển qua trồng rau màu hoặc bỏ đất trống trong vụ này. Trong năm 2012 năng suất lúa vụ Thu - Đông của nông hộ tập trung trong khoảng từ 400-600 kg/công, năng suất cao nhất đạt được là 780 kg/công, năng suất thấp nhất là 350 kg/công và năng suất trung bình đạt được là 502,70 kg/công. Năng suất trung bình vụ Thu - Đông năm 2012 chỉ bằng 0,69 lần năng suất vụ Đông - Xuân và bằng 0,87 lần năng suất vụ Hè - Thu.

30

Bảng 4.6: Năng suất lúa

Năng suất(kg/1000m2 ) Tần số Tỷ lệ(%) <=400 15 20,00 >400-500 28 37,84 >500-600 17 22,67 >600-700 12 14,61 >700 3 4,00 Tổng 75 100,0

(Điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013)

Cơ cấu chi phí sản xuất vụ Thu - Đông tương đối giống với vụ Hè – Thu. Trung bình mỗi công đất người nông dân bỏ ra 1,374,000 đồng để sản xuất, cao hơn chi phí sản xuất vụ Đông – Xuân nhưng lại thấp hơn chi phí đầu tư sản xuất trong vụ Hè – Thu.

Cắt+suốt +vận chuyển 22% Phân + thuốc BVTV 60% Làm đất 6% Chi phí khác 1% Giống 8% Chi phí lao động thuê 3% Giống Làm đất Phân + thuốc BVTV Cắt+suốt+vận chuyển Chi phí lao động thuê Chi phí khác

Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013

Hình 4.3: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ Thu-Đông

Cũng giống như vụ Hè - Thu chi phí phân bón và thuốc BVTV chiếm 60% tương đương 825.600 đồng/công, đây cũng là vụ lúa mà người nông dân tốn ít chi phí phân và thuốc BVTV nhất, nguyên nhân đây là vụ lúa mà đem lại lợi nhuận thấp do thời tiết diễn ra bất lợi nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa nên nông dân hạn chế sử dụng phân bón và thuốc BVTV. Do thu hoạch vào mùa mưa các nông hộ chủ yếu thu hoạch bằng thủ

31

công làm cho chi phí thu hoạch tăng lên, chi phí thu hoạch vụ Thu-Đông là 300.000 đồng/công chiếm 22% tổng chi phí. Trong vụ này nông dân cũng thường sử dụng lúa vụ Hè –Thu để gieo sạ hoặc trao đổi với các hộ khác nên chi phí giống thấp chiếm 8% tương đương 87.733 đồng/công. Chi phí lám đất chiếm 6%, chi phí lao động thuê chiếm 3% và 1% chi phí khác trong tổng chi phí sản xuất vụ Thu – Đông.

Bảng 4.7: Các chỉ số kinh tế vụ Thu-Đông

Đơn vị Giá trị lớn nhất

Giá trị nhỏ nhất

Giá tri trung bình

Tổng chi phí/công Đồng 1.890.000 1.106.000 1.374.000

Giá bán( đồng/kg) Đồng 5.400 4.300 4.635,33

Doanh thu/công Đồng 3.450.000 1.505.000 2.307.000

Thu nhập/công Đồng 2.285.400 387.500 1.149.600

Doanh thu/ chi phí

Lần 1,68

Thu nhập/chi phí Lần 0,83

(Điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013)

Chi phí trung bình để sản xuất vụ Thu-Đông là 1.374.000 đồng/công, mức giá bán dao động từ 4.300-5.400 đồng và trung bình là 4.635,33 đồng/kg, đây là vụ mà giá bán cao nhất trong năm. Tuy nhiên do năng suất không cao nên doanh thu và thu nhập cũng vẫn thấp hơn hai vụ Đông-Xuân và Hè - Thu. Mức doanh thu cao nhất đạt được là 3.450.000 đồng/công, doanh thu thấp nhất chỉ là 1.505.000 đồng/công. Doanh thu trung bình 2.307.000 là đồng/công. Mức thu nhập cao nhất ghi nhận được là 2.285.400bđồng/công, thấp nhất là 387.500 đồng/công, thu nhập trung bình/công là 1.149.600 đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu/ chi phí= 1,68 thể hiện với 1 đồng chi phí bỏ ra người nông dân nhận được 1,68 đồng doanh thu.

Thu nhập/chi phí = 0,83 thể hiện với 1 đồng chi phí bỏ ra người nông dân nhận được 0,83 đồng thu nhập.

32

Bảng 4.8: Tình hình sản xuất lúa niên vụ 2011-2012

Đơn vị tính Đông-

Xuân

Hè-Thu Thu - Đông Cả năm

Diện tích m2 12650 12701 12400 12584

Năng suất Kg/công 751 609 502 621

Giá bán Đồng/kg 4.335 4.093 4.635 4.354

Doanh thu Ngàn đồng/công 3.992 2.582 2.307 2.960

Thu nhập Ngàn đồng/công 2.165 1.669 1.149 1.661

(Điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013)

Qua bảng tổng hợp tình hình sản xuất lúa niên vụ 2011- 2012 của 100 hộ trên địa bàn nghiên cứu ta thấy vụ Đông-Xuân là vụ lúa mà diện tích trồng cũng như năng suất và thu nhập mà nông hộ đạt được là cao nhất. Vụ Hè-Thu có phần kém hơn vụ Đông-Xuân về diện tích trồng, năng suất, giá bán và cả doanh thu và thu nhập. Vụ Thu –Đông tuy giá lúa có cao hơn 2 vụ trước như do năng suất thấp nên thu nhập của nông dân không cao. Trong năm 2012 mức thu nhập trung bình người nông dân đạt được là 1.661 ngàn đồng/công bao gồm thu nhập lao động gia đình. Có thể nói việc sản xuất lúa của nông dân nơi đây chủ yếu mang tính lấy công làm lời.

4.1.4. Thu hoạch và tiêu thụ

4.1.4.1. Thu hoạch

Cơ giới hóa trong sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng để đưa việc trồng lúa đạt được hiệu quả cao hơn, nó giúp người nông dân giảm được chi phí sản xuất và hạn chế nỗi lo về việc thiếu nhân công lao động. Nếu thuê lao động để thu hoạch thì mỗi công lúa người nông dân phải tốn từ 400-450 ngàn đồng cho việc cắt + suốt lúa. Nhưng nếu sử dụng máy gặt đập liên hợp thì chi phí này chỉ từ 300-380 ngàn đồng/công. Đa phần nông dân đều thấy được lợi ích của việc cơ giới hóa trong sản xuất nhưng việc đưa máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch trên địa bàn xã chỉ mới được thực hiện 1- 2 năm gần đây. Bên cạnh đó nhiều diện tích lúa vẫn phải thu hoạch thủ công do diện tích ít, dàn trãi, mặt ruộng thấp, lún hoặc ngập nước nên không thể đưa máy vào thu hoạch.

33

4.1.4.2. Tiêu thụ

Trước đây lúa được phơi hoặc sấy rồi mới bán cho thương lái, nhưng hiện nay lúa thường được thu mua ngay tại ruộng sau khi thu hoạch. Tuy giá lúa ướt thấp hơn giá bán lúa khô nhưng hầu hết nông dân đều chọn bán lúa ướt vì đỡ tốn công và chi phí vận chuyển + phơi, sấy lúa

4.2. HIỆN TRẠNG THU NHẬP VÀ CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ HỘ

4.2.1. Nguồn thu nhập của nông hộ

Ngoài thu nhập từ hoạt động trồng lúa nông hộ còn có thể có nhiều nguồn thu nhập khác từ nông nghiệp như chăn nuôi, trồng rau màu, cây ăn trái, làm thuê nông nghiệp… và thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp như mua bán, làm thuê hay hưởng lương nhà nước. Bênh cạnh đó một số nông hộ có nguồn thu nhập từ người thân nước ngoài gửi về, nguồn thu nhập này khá cao so với việc họ trồng lúa.

Bảng 4.9: Nguồn thu nhập của nông hộ

Nguồn Tần số Tỷ lệ(%)

Lúa 100 100

Hoa màu 12 12

Cây ăn trái 1 1

Chăn nuôi 70 70

Nuôi trồng thủy sản 5 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích hiện trạng sản xuất và thu nhập của nông hộ trồng lúa trên địa bàn xã lương tâm huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 33)