0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

608.00.000 Tổng thư xác nhận 4 8.00

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH (GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA): PHẦN 1 (Trang 55 -55 )

I. Câu hỏi trắc nghiệm

5 608.00.000 Tổng thư xác nhận 4 8.00

cộng 585.500.000 530.500.000 570.500.000 (15.000.000) Số lượng Giá trị Thư xác nhận đã gửi 4 585.500.000 Thư hồi âm 3 530.500.000 Tỷ lệ trả lời 75% 90,6% Tóm tắt kết quả

Tổng khoản nợ phải thu khách hàng

5 608.500.000 Tổng thư xác nhận 4 585.500.000 Tổng thư xác nhận 4 585.500.000 Tỷ lệ so với sổ sách 96,2% Số liệu theo kiểm toán 570.500.000 Chú thích:

KN: Không nhận được hồi âm, đã thực hiện các thủ tục kiểm toán khác T: Đơn vị đã thu tiền vào niên độ sau

(1) Do hàng đã bán bi trả lại, ghi giảm khoản phải thu khách hàng, bút toán điều chỉnh

Nợ TK 531: 5.000.000 Có TK 131: 5.000.000

(2) Do hàng chưa thực sự bán được nhưng doanh nghiệp đã ghi tăng doanh thu, đã ghi tăng phải thu, bút toán điều chỉnh như sau:

Nợ TK 511: 10.000.000 Có TK 131: 10.000.000

(2)Phỏng vấn khách hàng về số dư các khoản phải thu lớn đang có tranh chấp (bị từ chối thanh toán hoặc chỉ chấp nhận thanh toán 1 phần) và kiểm tra nếu thấy cần thiết

(3)Kiểm tra việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: nhằm đảm bảo nợ phải thu được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Các thủ tục kiểm tra chi tiết kiểm toán viên thực hiện để kiểm tra dự phòng nợ phải thu khó đòi bao gồm:

- Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp tình hình trích lập dự phòng phải thu khó đòi phản ánh số dư đầu kỳ, số trích lập trong kỳ, số hoàn nhập dự phòng, số cuối kỳ. Kiểm tra việc tính toán và đối chiếu với sổ cái và báo cáo tài chính

- Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu để lập bảng tổng hợp các khoản phải thu khó đòi đã được xoá nợ và các khoản phải thu khó đòi đã được xoá nợ nay lại thu hồi lại được

- Lựa chọn các khoản phải thu được xoá nợ trong năm trên bảng tổng hợp. Kiểm tra các chứng từ liên quan để khẳng định việc ghi nhận các khoản nợ được xoá là hợp lý

- Đánh giá tính hợp lý của phương pháp lập và các số liệu, các giả thiết được sử dụng để trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (có phù hợp với quy định hiện hành của Bộ Tài chính hay không). Nếu phương pháp lập và các số liệu, các giả thiết sử dụng để lập dự phòng là hợp lý thì cần thực hiện kiểm tra dữ liệu và các giả thiết đơn vị sử dụng, tính toán lại các khoản dự phòng. Nếu phương pháp lập hoặc các giả thiết nói trên là không hợp lý thì cần xây dựng một khoản dự phòng cần thiết theo ước tính của kiểm toán viên và xem xét số trích lập dự phòng của khách hàng có nằm trong khoảng đó hay không

(4) Kiểm tra việc trình bày nợ phải thu:

- Đảm bảo rằng các số dư sau, nếu có, đã được phân loại đúng: số dư có của tài khoản phải thu, các khoản phải thu khác, khoản phải thu dài hạn

- Kiểm tra để khẳng định rằng các khoản phải thu dưới đây, nếu có, đã được ghi chép, phân loại và ghi chú đầy đủ trên báo cáo tài chính: các khoản phải thu đã được chuyển giao cho bên thứ 3 (bán nợ, dùng làm tài sản thế chấp…), phải thu của các đơn vị thành viên tổng công ty, phải thu từ bên liên quan, trả trước cho người bán…

(5) Kiểm tra việc khoá sổ nghiệp vụ bán hàng

- Chọn một số nghiệp vụ ghi nhận doanh thu phát sinh vào ngày trước ngày khoá sổ. Đối chiếu hoá đơn được chọn với phiếu xuất kho hoặc các chứng từ về việc cung cấp dịch vụ. Đảm bảo rằng các khoản phải thu được ghi chép đúng kỳ hạch toán

- Chọn một số hoá đơn kiêm phiếu xuất kho hoặc phiếu xuất kho hàng bán, hợp đồng, các chứng từ về việc cung cấp dịch vụ được lập…ngày sau ngày khoá sổ. Đối chiếu các chứng từ được chọn với các nghiệp vụ đã được ghi sổ kế toán sau ngày khoá sổ nhằm đảm bảo rằng các khoản phải thu được ghi chép đúng kỳ hạch toán

- Chọn một số chứng từ liên quan đến hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng phát sinh ngày trước ngày khoá sổ. Kiểm tra lên sổ kế toán để khẳng định rằng các nghiệp vụ này đã được ghi nhận đúng kỳ

- Chọn một số nghiệp vụ ghi giảm khoản phải thu (giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu bán hàng) phát sinh ngày sau ngày khoá sổ. Kiểm tra xuống chứng từ liên quan để khẳng định rằng các nghiệp vụ điều chỉnh được ghi nhận đúng kỳ

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG

I. Câu hỏi

1. Nêu đặc điểm kiểm toán nợ phải thu khách hàng?

2. Trình bày các sai phạm có thể xẩy ra đối với nợ phải thu khách hàng?

3. Trình bày các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản đối với nợ phải thu khách hàng?

II. Bài tập

Bài 1: Khi kiểm toán một khách hàng, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng thể hiện hoạt động kinh doanh của khách hàng tương đối tốt so với năm trước(lãi tăng). Tuy nhiên khi xem xét Bảng cân đối kế toán bạn nhận thấy:

1. Khoản phải thu của khách hàng cuối năm tăng nhiều so với năm trước và bằng 50% của doanh thu trong năm

2. Hàng tồn kho cuối năm cũng tăng so với năm trước và bằng 70% trên tổng tài sản 3. Khách hàng đã vay ngân hàng một khoản tiền là 10 tỷ đồng từ 3 năm trước, đến 31/12 năm nay khoản nợ này đã đến hạn thanh toán nhưng khách hàng chưa trả được và hiện nay khoản nợ này đã được ngân hàng chuyển sang theo dõi như một khoản nợ quá hạn.

Yêu cầu:

1. Hãy nêu quá trình kiểm soát nội bộ về phải thu khách hàng? 2. Xác định các rủi ro và sai sót tiềm tàng?

3. Xác định các thủ tục kiểm toán cần thiết phải thực hiện?

Bài 2: Khi tiến hành kiểm toán BCTC của Công ty Hoàng Hà, bạn quyết định gửi thư

yêu cầu xác nhận một số khoản phải thu. Bạn đang lựa chọn đối tượng để gửi thư xác nhận. Giả sử danh sách các khoản phải thu như sau:

Tên khách hàng Số dư cuối năm Doanh số bán trong năm cho từng khách hàng 1. Công ty Đức Hà 230.500.000 450.000.000 2. Công ty Phát Đạt …. 17.800.000.000 3. Công ty Ngọc Sương 560.000.000 860.000.000 4. Công ty Phú Hữu 1.550.000.000 19.450.000.000 Yêu cầu:

1. Lựa chọn hai trong số 4 khoản phải thu trên để gửi thư xác nhận. Giải thích lý do sự lựa chọn của mình

2. Giả sử trên đây là danh sách các nhà cung cấp cần gửi thư xác nhận và số liệu trên là số dư cuối năm phải trả cùng với tổng lượng mua hàng trong năm đối với từng nhà

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH (GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA): PHẦN 1 (Trang 55 -55 )

×