Tỷ lệ phân đàn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn tới tỷ lệ sống và phát triển của ấu trùng hầu thái bình dương ( crassostrea gigas thunberg,1793 ) giai đoạn trôi nổi (Trang 31 - 34)

- Công thức Ball & Jonen (1960) xác định tốc độ tăng trưởng (Gt) về

3. Ảnh hưởng của thành phần thức ăn đến ấu trùng hầu

3.3. Tỷ lệ phân đàn

Để đánh giá sự ảnh hưởng của các nhóm thức ăn khác nhau tới mức độ phân đàn của ấu trùng giai đoạn hậu kỳ đỉnh vỏ, chúng tôi tiến hành phân tích hệ số biến thiên CV về chiều dài của ấu trùng.

Từ biểu đồ ta nhận thấy hệ số biến thiên CV ở nhóm thức ăn kết hợp 3 loài tảo đơn bào là nhỏ nhất 0,009; do đó mức độ phân hóa đàn là thấp nhất so với các công thức khác. Ở công thức cho ăn tảo Isochrysis galbana thì sự phân đàn lớn hơn, có hệ số CV là 0,0208. Sự phân hóa đàn thể hiện rõ rệt nhất ở công thức cho ăn hỗn hợp men bánh mỳ và tảo khô Spirulina, hệ số biến thiên là 0,0367.

Kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy tốc độ tăng trưởng về chiều dài của các công thức thức ăn khác nhau có mức độ phân đàn khác nhau, điều này chứng tỏ rằng mức độ phân hóa của quần đàn phụ thuộc lớn vào thức ăn và thành phần các loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho ấu trùng. Trong thực tế sản xuất nếu chúng ta càng hạn chế được sự phân đàn của ấu trùng thì thời gian biến thái của ấu trùng sẽ ngắn hơn và ấu trùng sẽ bám đồng loạt, do đó sẽ tiết kiệm được thời gian và đảm bảo con giống có chất lượng và kịp thời vụ nuôi.

3.4. Thảo luận

Theo tôi có sự khác nhau giữa các công thức về tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng bình quân chiều dài và chiều cao vỏ, tỉ lệ phân đàn của ấu trùng là do hai nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do khả năng lọc thức ăn của ấu trùng hầu TBD ở mỗi một giai đoạn là khác nhau. Từ kết quả kiểm tra độ no của ấu trùng ở giai đoan Veliger cho thấy giai đoạn ấu trùng chữ D chúng sử dụng tốt những loài tảo đơn bào có kích thuớc nhỏ hơn 4µm như Nanochloropsis oculataIsochrysis galbana. Khi chuyển sang giai đoạn đinh vỏ ấu trùng có cơ quan tiêu hoá tương đối hoàn thiện và kích thước lớn hơn nên sử dụng các loài tảo có kích thước lớn hơn 4µm dễ dàng hơn như Chaetoceros calcitrans. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn là các loài tảo đơn bào tới các giai đoạn phát triển của ấu trùng nhằm mục đích để có thể cung cấp thức ăn đấy đủ về số lượng và chất lượng. Hầu TBD sử dụng thức ăn theo hình thức lọc và việc lựa chọn thức ăn tuỳ theo kích cỡ của ấu trùng. Vì vậy, trong mỗi giai đoạn phát triển của ấu trùng cần xác định các loại thức ăn có kích thước phù hợp.

Thứ hai là do thành phần dinh dưỡng của các loài tảo cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của ấu trùng hầu TBD. Giá trị dinh dưỡng của các loài tảo đơn bào đối với các loài nhuyễn thể phụ thuộc vào kích thước tế bào, khả năng tiêu hoá của nó. Jefrey và ctv (1994) cho rằng, việc đánh giá thành phần dinh dưỡng của các loài tảo dựa vào các chỉ tiêu chủ yếu là protein, lipid và hydratcabon. Tuy nhiên theo Browm và ctv (1989) thì giá dinh dưỡng của các loài tảo đơn bào còn do hàm lượng của các axit béo không (HUPA) quy định. Đặc biệt là axit eicosapentaenoic (20:5n - 3, EPA), axit arachidonic (20n:4n - 6, APR), và axit docosahexaenoic (22n:6n - 3, DHA). Trong đó EPA đều có mặt ở các loài tảo khuê (Chaetoceros calcitrans, Chaetoceros gracilis...) và nồng độ cao DHA được tìm thấy ở các loài tảo Isochrysis galbana, Isochrysis sp... Điều này giải thích tại sao mà tảo Nanochloropsis oculata có hàm lượng protêin cao mà vẫn cho tỉ lệ sống và tăng trưởng thấp hơn tảo Isochrysis galbanaChaetoceros calcitrans.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn tới tỷ lệ sống và phát triển của ấu trùng hầu thái bình dương ( crassostrea gigas thunberg,1793 ) giai đoạn trôi nổi (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w