- Công thức Ball & Jonen (1960) xác định tốc độ tăng trưởng (Gt) về
3. Ảnh hưởng của thành phần thức ăn đến ấu trùng hầu
3.2. Tốc độ tăng trưởng
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng về chiều cao và về chiều dài vỏ của Hầu TBD theo các nhóm thức ăn
Loại thức ăn Tốc độ tăng trưởng bình quân/ngày (µm) Chiều dài vỏ Chiều cao vỏ
Nanochloropsis occullata 8,3 ± 0,218 10,43 ± 0,03
Isochrysis galbana 9,93 ± 0,131 11,96 ± 0,049
Chaetoceros calcitrans 9,71 ± 0,077 12,13 ± 0,144
Nano+Iso+Chaeto 11,8 ± 0,011 14,06 ± 0,029 Men bánh mỳ + tảo khô
Hình 6. Tăng trưởng chiều dài vỏ/ngày (µm)
Hình 7. Tăng trưởng chiều cao vỏ/ngày (µm)
Kết quả phân tích theo Duncan trên SPSS Version 13.0 (Phục lục 2) cho thấy sự khác biệt ở mức ý nghĩa α = 0,05 về tăng trưởng của chiều dài và chiều cao vỏ giữa lô kết hợp 3 loài tảo đơn bào: Nano + Iso + Chaeto với các lô còn lại. Các lô sử dụng thức ăn là các loài tảo đơn bào: Isochrysis galbana và
Chaetoceros calcitrans cho tỷ lệ tăng trưởng/ngày cao gần như nhau, đạt 9,94 và 9,72 µm/ngày về chiều dài vỏ; 11,96 và 12,13 µm/ngày về chiều cao vỏ.
Thống kê sinh học theo phương pháp Duncan trên SPSS Version 13.0 (Phục lục 2) không thấy có sự sai khác giữa 2 công thức thí nghiệm Isochrysis galbana và Chaetoceros calcitrans. Lô thí nghiệm sử dụng thức ăn là tảo
Nanochloropsis oculata cho kết quả thấp hơn đạt 8,31 x 10,43 µm/ngày về chiều dài và chiều cao vỏ. Ở lô thí nghiệm kết hợp 3 loài tảo đạt tỷ lệ tăng trưởng/ngày cao nhất: 11,8µm về chiều dài vỏ và 14,06µm về chiều cao vỏ.
Lô thí nghiệm thức ăn hỗn hợp: men bánh mỳ và tảo khô Spirulina cho kết quả tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng đạt thấp nhất (6,84 x 9,0 µm/ngày về chiều dài và chiều cao vỏ), ấu trùng lớn chậm, phần lớn ấu trùng không vượt qua được giai đoạn biến thái, chết nhiều, vì vậy trong thực tế không nên sử dụng loại thức ăn này trong suốt quá trình ương nuôi ấu trùng hầu TBD mà chỉ dùng bổ sung thêm trong quá trình ương khi lượng tảo nuôi sinh khối không đáp ứng đủ.
Bảng 6: Ảnh hưởng của thức ăn đến tỉ lệ sống và sự tăng trưởng của ấu trùng hầu TBD (Crassostrea gigas)
CT Giai đoạn phát triển
Veliger Hậu kỳ đỉnh vỏ Kích thước ÂT (µm) Ltb x Htb Thời gian biến thái (ngày) TLS (%) Kích thước ÂT (µm) Ltb x Htb Thời gian biến thái (ngày) TLS (%) 1 74,7 x 55,9 1 100 232,67 x 254 19 32,28 ± 2,26 2 243,67 x 259,17 17 52,76 ± 2,43 3 240 x 262,17 17 48,3 ± 2,29 4 251,83 x 266,83 15 64,23 ± 2,21
5 211,5 x 235,83 20 2,15 ± 0,081
Như vậy, thức ăn là một yếu tố quan trọng trong quá trình ương nuôi ấu trùng. Nó quyết định đến tốc độ tăng trưởng và thời gian phát triển của ấu trùng. Qua kết quả trên cho thấy tỷ lệ tăng trưởng về chiều dài và chiều cao vỏ ở các công thức có sự khác nhau. Cho kết quả tốt nhất: tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao là công thức 4 với sự kết hợp của 3 loài tảo đơn bào: 1/3
Nanochloropsis oculata, 1/3 Isochrysis galbana, 1/3 Chaetoceros calcitrans; thời gian biến thái của ấu trùng là 15 ngày. Các công thức khác thời gian biến thái của ấu trùng dài hơn và kích thước cũng nhỏ hơn.