Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn tới tỷ lệ sống và phát triển của ấu trùng hầu thái bình dương ( crassostrea gigas thunberg,1793 ) giai đoạn trôi nổi (Trang 25 - 26)

- Công thức Ball & Jonen (1960) xác định tốc độ tăng trưởng (Gt) về

1. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm

Bảng 4: Các yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm

1 28,40 ± 0,100 24,75 ± 0,350 7,89 ± 0,0025 6,31 ± 0,2452 27,98 ± 0,097 24,52 ± 0,078 7,89 ± 0,0015 6,34 ± 0,303 2 27,98 ± 0,097 24,52 ± 0,078 7,89 ± 0,0015 6,34 ± 0,303 3 27,48 ± 0,212 24,69 ± 0,131 7,90 ± 0,0028 6,33 ± 0,264 4 27,54 ± 0,185 24,44 ± 0,062 7,89 ± 0,0031 6,34 ± 0,269 5 28,26 ± 0,144 24,69 ± 0,024 7,69 ± 0,0047 6,21 ± 0,243 Qua bảng 4 chúng ta nhận thấy trong 5 công thức thí nghiệm:

- Nhiệt độ nước trung bình cao nhất là 28,400C và thấp nhất là 27,480C; - Độ mặn trung bình cao nhất là 24,75‰ và thấp nhất là 24,44‰

- pH trung bình cao nhất là 7,90 và thấp nhất là 7,62

- Oxy hoà tan trung bình cao nhất là 6,34 mg/l và thấp nhất là 6,21 mg/l. Theo tài liệu nghiên cứu của FAO (2003) giá trị trung bình của những chỉ tiêu môi trường đo được đều nằm trong ngưỡng phù hợp cho ấu trùng Hầu TBD (Crassostrea gigas) có thể sinh trưởng và phát triển được. Mặt khác sự dao động của các chỉ số môi trường này trong quá trình thí nghiệm đều rất nhỏ. Do vậy mà ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ nước, độ mặn, pH và hàm lượng oxy hoà tan tới kết quả thí nghiệm là không đáng kể.

Sự dao động nhỏ này là do bể ương được bố trí trong nhà có mái che và cửa được che bạt để tránh ánh sáng chiếu vào làm thay đổi nhiệt độ nước và đều được sục khí suốt ngày đêm. Mặt khác trong quá trình ấu trùng ăn thì thức ăn đều được kiểm tra và lọc qua túi lọc 10µm. Riêng các bể ở công thức 5 có các chỉ tiêu môi trường như pH, oxy thấp hơn so với các bể khác là do những chất bẩn của tảo khô và men bánh mỳ sinh ra. Tuy nhiên lượng thức ăn cho ăn theo bảng 1 là rất nhỏ và thức ăn đều được lọc kỹ nên môi trường trong các bể ương luôn ổn định.

2. Độ no của ấu trùng ở giai đoạn Veliger

Hình 4. Khả năng sử dụng thức ăn của ấu trùng Veliger ở các công thức

Kết quả thí nghiệm được thể hiện qua hình: hầu hết ấu trùng Veliger trong các bể sử dụng tảo đơn bào khi quan sát đều no, dạ dày chứa nhiều tảo. Ở công thức 4 khi soi mẫu thấy 90,11% ấu trùng ăn no, công thức 1 đạt tỷ lệ no là 80,56%; công thức 2 đạt 75,04% số ấu trùng no; công thức 3 đạt 71,24% ấu trùng ăn no. Riêng ở công thức 5 ấu trùng ăn rất kém, chỉ đạt 11,27% ấu trùng ăn no (Phục lục 3).

Do hầu TBD có kích thước ban đầu chỉ là 70 - 120µm, cơ quan tiêu hoá vừa hình thành vì vậy chúng chỉ lựa chọn được các loại thức ăn có kích thước phù hợp với giai đoạn này. Cụ thể là các loài tảo có kích thước nhỏ như

Nanochloropsis oculata (3 - 4µm) và Isochrysis galbana (3 - 5µm) là 2 loài thích hợp cho ấu trùng Veliger. Tảo Chaetoceros calcitrans có kích thước lớn hơn (5 - 7µm) tỷ lệ no thấp hơn và hỗn hợp tảo khô Spirulina và men bánh mỳ cho tỷ lệ no thấp nhất.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn tới tỷ lệ sống và phát triển của ấu trùng hầu thái bình dương ( crassostrea gigas thunberg,1793 ) giai đoạn trôi nổi (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w