Khả năng ra hoa của các giống lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc vụ xuân năm 2013 tại xã chiềng mung huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 32)

Để hoàn thành chu trình sống của cây trồng nói chung và của cây lạc nói riêng đều phải trải qua hai quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Ra hoa là quá trình sinh lí hóa, đánh dấu bước chuyển biến từ thời kì sinh trưởng dinh dưỡng sang thời kì sinh trưởng sinh thực. Cây lạc là cây ra hoa trên mặt đất nhưng lại đâm tia xuống mặt đất để hình thành củ. Khả năng ra hoa nhiều cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng lên quan chặt chẽ đến năng suất của cây sau này.

Tổng số hoa trên cây có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây. Những giống có số hoa trên cây cao là những giống có tiềm năng cho số củ nhiều. Chỉ tiêu này do đặc tính của từng giống quy định song bên cạnh đó điều kiện thời tiết và điều kiện chăm sóc cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu ra hoa của cây.

Qua quá trình theo dõi hoa trên cây chúng tôi thấy rằng hoa nở trên cây lạc thường có nhiều đợt hoa nở rộ tùy vào điều kiện thời tiết và điều kiện chăm sóc, kết quả chúng tôi theo dõi được thể hiện ở bảng 4.5 và đồ thị 5.

Bảng 4.5. Khả năng ra hoa của các giống lạc Đơn vị tính: hoa Giống Sau trồng (ngày) Tổng số hoa/c ây 43 47 48 49 50 51 56 58 60 62 64 ĐP1 (Đ/c) 2 3,4 3,13 1,53 1,60 4,00 0,73 0,27 1,93 2,07 5,47 26,13 L14 2,67 3,02 4,01 1,07 5,80 1,25 1,07 1,08 4,67 2,20 1,33 28,8 ĐP2 1,53 3,67 3,07 1,53 2,87 1,80 5,60 2,40 3,20 2,80 4,53 33

Đồ thị 5. Động thái ra hoa của các giống lạc

Kết quả thu được từ bảng 4.5 và đồ thị 5 cho thấy tổng số hoa ở cả ba giống có sự biến động từ 26,13 đến 33 hoa. Đặc biệt chú ý đến giống ĐP2 với tổng số hoa 33 hoa cao hơn so với giống ĐP1 (Đ/c) đạt 26,13 hoa và giống L14 đạt 28,8 hoa.

Nghiên cứu động thái ra hoa có ý nghĩa trong việc xác định những biện pháp kỹ thuật hợp lý vào những thời kỳ cần thiết nhằm tạo điều kiện cho cây

sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nhất. Qua bảng 4.5 và đồ thị 5 cho thấy giống ĐP1 (Đ/c) có 3 đợt hoa nở rộ, vào giai đoạn sau 47 ngày, 51 ngày và 64 ngày hoa nở rộ nhất, và có tổng số hoa thấp nhất đạt 26,13. Giống L14 có 3 đợt hoa nở rộ là vào thời kì sau 48 ngày, 50 ngày và 60 ngày sau trồng, và có tổng số hoa đạt 28,8 hoa, cao hơn so với giống đối chứng 2,67 hoa. Giống ĐP2 có 5 đợt hoa nở rộ vào các ngày 47, 50, 56, 60 và 64 ngày sau trồng, và giống ĐP2 có tổng số hoa trên cây cao nhất đạt 33 hoa, cao hơn so với đối chứng 6,84 hoa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc vụ xuân năm 2013 tại xã chiềng mung huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 32)