Động thái ra lá của các giống lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc vụ xuân năm 2013 tại xã chiềng mung huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 25)

Lá là bộ phận quan trọng nhất của tất cả các loại cây nói chung và cây lạc nói riêng. Lá có nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp vật chất khô bên cạnh đó lá còn có nhiệm vụ thoát hơi nước điều hòa nhiệt độ trong cây. Thông thường giống nào có khả năng ra lá nhanh thì sức sinh trưởng của cây lớn. Kết quả về động thái ra lá của các giống lạc được thể hiện ở bảng 4.2 và đồ thị 2.

Bảng 4.2. Động thái ra lá của các giống lạc Đơn vị tính: lá Giống Sau trồng (ngày) 30 37 44 51 58 65 ĐP1 (đ/c) 6,1 7,1 8,1 9,4 10,3 10,8b L14 5,9 7,1 8,3 9,3 10,1 10,8b ĐP2 6,2 7,4 8,7 10,1 10,9 11,2b CV% 6,8 LSD 1,69

Trên bảng 4.2 cho thấy giống ĐP1 số lá tăng nhanh, từ sau trồng 30 ngày đến 37 ngày số lá tăng 1 lá (trung bình tăng 0,14 lá/ngày), nhưng trong giai đoạn sau trồng 44 đến 51 ngày cho thấy số lá trong giai đoạn này tăng nhanh nhất trong tất cả các thời kì đạt 1,3 lá (trung bình số lá tăng 0,18 lá/ngày).

Sau trồng 30 đến 37 ngày trồng cho thấy số lá tăng nhanh ở tất cả các giống, số lá ở hầu hết tất cả các công thức đều biến động từ 5,9 đến 7,4 lá, riêng ở giống ĐP2 có số lá nhiều nhất đạt 7,4 lá, sau 7 ngày tốc độ tăng lên 1,2 lá (trung bình tăng 0,17 lá/ngày). Thấp nhất là giống ĐP1 đạt 7,1 lá, tốc độ tăng trưởng đạt 1 lá (trung bình tăng 0,14 lá/ngày). Trong giai đoạn này số lá tăng nhanh do rễ của cây lạc có thể hút được dinh dưỡng trong đất, lượng phân bón lót trước khi trồng đã có tác dụng lớn trong sự sinh trưởng của cây, đặc biệt là chỉ số ra lá của cây.

Cùng với sự phát triển của chiều cao cây, tốc độ tăng trưởng của số lá 44 ngày sau trồng cho thấy đều tăng nhanh cụ thể giống có số lá cao nhất là giống ĐP2 với số lá đạt 8,7 lá, tốc độ tăng trưởng 1,3 lá (trung bình tăng 0,18 lá/ngày). Giống có số lá thấp nhất là giống ĐP1 (Đ/c) với số lá đạt 8,1, tốc độ tăng trưởng cũng thấp nhất đạt 1 lá (trung bình tăng 0,14 lá/ngày). Điều này có thể giải thích là do cây đang trong thời kì ra hoa, tập trung dinh dưỡng nhằm tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất để cây ra hoa tạo củ, đồng thời điều kiện thời tiết trong giai đoạn này khá thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây.

Trong giai đoạn từ 44 đến 51 ngày trồng cho thấy trong giai đoạn này ở tất cả các giống có số lá tăng mạnh nhất trong tất cả giai đoạn, vì trong giai đoạn này thời tiết thuận lợi, mưa nhiều. Các giống có số lá dao động từ 8,1 đến 10,1 lá. Đối với giống ĐP2 là có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất đạt 1,4 lá (trung bình tăng 0,2 lá/ngày), thấp nhất là giống L14 với tốc độ tăng trưởng 1 lá (trung bình tăng 0,14 lá/ngày).

Sau 58 ngày trồng động thái ra lá của các giống tham gia thí nghiệm chỉ biến động từ 10,1 đến 10,9 lá, tốc độ tăng trưởng biến động từ 0,8 đến 0,9 lá. Giống ĐP2 có sự khác biệt hơn so với hai giống ĐP1 (Đ/c) và giống L14, ở giống ĐP2 có số lá cao nhất đạt 10,9 lá, nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp đạt 0,8 lá (trung bình tăng 0,1 lá/ngày), thấp nhất là giống L14 với số lá là 10,1 lá, tốc độ tăng trưởng 0,8 lá (trung bình tăng 0,1 lá/ngày).

Kết quả ở lần đo cuối cùng cho thấy khả năng ra lá không có sự tăng trưởng mạnh, và qua đó cho thấy ở giống ĐP2 và giống L14 so với đối chứng không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa. Cụ thể qua đánh giá thấy số lá ở cả ba giống không có sự biến động nhiều do trong giai đoạn này thời tiết không thuận lợi, nắng nhiều ảnh hưởng đến động thái ra lá của cây và cây đang trong giai đoạn hình thành củ nên cây tập trung dinh dưỡng để hình thành củ. Số lá cao nhất ở giống ĐP2 đạt 11,2 lá tốc độ tăng trưởng tăng 0,3 lá (trung bình tăng 0,04 lá/ngày). Thấp nhất là giống ĐP1 (Đ/c) với 10,8 lá, với tốc độ tăng trưởng thấp nhất với 0,5 lá (trung bình tăng 0,07 lá/ngày).

Kết thúc lần đo cho thấy thời gian ra lá nhiều nhất là trong giai đoạn sau 30 ngày trồng và trong giai đoạn cây ra hoa. Giống có số lá cao nhất là giống ĐP2 nhiều hơn giống L14 và giống ĐP1 0,4 lá. Có thể sắp xếp thứ tự như sau: ĐP2>L14>ĐP1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc vụ xuân năm 2013 tại xã chiềng mung huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 25)