Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình hoạt động của Phòng Giao dịch Chư Sê, Chi nhánh Vietcombank Gia Lai.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Gia Lai (Trang 40)

3. Đăng ký và thay đổi yêu cầu sử dụng các dịch vụ khác

3.2.Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình hoạt động của Phòng Giao dịch Chư Sê, Chi nhánh Vietcombank Gia Lai.

Giao dịch Chư Sê, Chi nhánh Vietcombank Gia Lai.

Thuận lợi:

- Thương hiệu Ngân hàng Vietcombank đã đạt được uy tín trong lòng khách hàng, nhất là trong giai đoạn kinh tế ngày càng khó khăn hiện nay, tâm lý lo ngại gửi tiền tại các tổ chức không thuộc doanh nghiệp nhà nước ngày càng tăng thì đây chính là lợi thế số 1 của Phòng Giao dịch.

- Trụ sở của PGD nằm trong khu vực trung tâm, đông dân cư, đây là nơi có nền kinh tế đang phát triển, có nhiều tổ chức kinh tế, dân cư có mức thu nhập cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành dịch vụ.

- PGD áp dụng nhiều công nghệ ngân hàng tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi giao dịch, đồng thời giúp công tác quản lý thuận tiện hơn, ít tốn thời gian hơn.

- Các dịch vụ đa dạng của Ngân hàng cung cấp cho khách hàng rất nhanh chóng và thuận tiện, PGD có hệ thống hồ sơ thông tin chi tiết về tình hình hoạt động qua từng thời kỳ của từng khách hàng lưu hành trong hệ thống của PGD để mọi CBCNV có thể nắm rõ thông tin của khách hàng mà mình phục vụ từ đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin này còn giúp PGD kiểm soát, kiểm tra quá trình hoạt động từ đó giảm thiểu rủi ro trong mọi tình huống.

Khó khăn:

- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn huyện Chư Sê ngày càng khốc liệt, đặc biệt là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại, Chi nhánh cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh đó.

- Theo thông tin của Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạnh và Đầu tư) cho biết trong tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, các doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt động ngày càng tăng do các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đầu ra sản phẩm và thiếu vốn. Hiện Ngân hàng đã hạ lãi suất nhưng không hạ điều kiện cho vay, thậm chí còn khắt khe hơn vì lo ngại phát sinh nợ xấu. Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp phá sản, còn tiền vốn của Ngân hàng lại nhàn rỗi.

- Việc huy động vốn và sử dụng hiệu quả nguồn lực này còn nhiều hạn chế. Vì vậy trong thời gian tới nếu không có giải pháp đột phá về thể chế thì việc thu hút khu vực tư nhân và cá nhân sẽ rất khó khăn, tốc độ tăng trưởng không thể tăng lên được.

- Một số ít CBCNV trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên còn hạn chế trong giao tiếp, đa phần họ mới chỉ tập trung vào hoàn thành công việc được giao mà không chủ động trong công tác tiếp thị khách hàng mới.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Gia Lai (Trang 40)