Chất rắn kết tinh.

Một phần của tài liệu vật lý 10 (Trang 76)

1. Cấu trúc tinh thể.

Cấu trúc tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt liên kết chặt chẻ với nhau bằng những lực tương tác và và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.

Chất rắn có cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh.

Kích thước tinh thể của một chất tuỳ thuộc quá trình hình thành tinh thể diễn biến nhanh hay chậm : Tốc độ kết tinh càng nhỏ, tinh thể

Yêu cầu học sinh đọc sgk để rút ra các đặc tính cơ bản của chất rắn kết tinh.

Yêu cầu học sinh tìm ví dụ minh hoạ cho mỗi đặc tính. Yêu cầu học sinh trả lời C2.

Giới thiệu các ứng dụng của chất đơn tinh thể và chất đa tinh thể.

Yêu cầu học sinh tìm ví dụ minh hoạ.

Nêu các đặc tính của chất rắn kết tinh.

Tìm ví dụ minh hoạ cho từng đặc tính. Trả lời C2. Ghi nhận các ứng dụng. Tìm các ví dụ minh hoạ. có kích thước càng lớn. 2. Các đặc tính của chất rắn kết tinh.

+ Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau.

+ Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không dổi ở mỗi áp suất cho trước.

+ Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất đa tinh thể có tính đẵng hướng.

3. Ứng dụng của các chất rắn kết tinh.

Các đơn tinh thể silic và giemani được dùng làm các linh kiện bán dẫn. Kim cương được dùng làm mũi khoan, dao cát kính.

Kim loại và hợp kim được dùng phổ biến trong các ngành công nghệ khác nhau.

Hoạt động 2 (15 phút) : Tìm hiểu chất rắn vô định hình.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản

Giới thiệu một số chất rắn vô định hình.

Yêu cầu học sinh trả lời C3. Yêu cầu học sinh nêu các đặc tính của chất rắn vô định hình.

Giới thiệu các ứng dụng của chất rắn vô định hình.

Yêu cầu học sinh tìm ví dụ minh hoạ.

Nêu khái niệm chất rắn vô định hình. Trả lời C3. Nêu các đặc tính của chất rắn vô định hình. Ghi nhận các ứng dụng. Tìm các ví dụ minh hoạ. II. Chất rắn vô định hình. Chất rắn vô định hình là các chất không có cấu trúc tinh thể và do đó không có dạng hình học xác định.

Các chất rắn vô định hình có tính đẵng hướng và không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng.

Một số chất rắn như đường, lưu huỳnh, … có thể tồn tại ở dạng tinh thể hoặc vô định hình.

Các chất vô định hình như thuỷ tinh, các loại nhựa, cao su, … được dùng phổ biến trong nhiều ngành công nghệ khác nhau.

Hoạt động 3 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Yêu cầu học sinh tóm những kiến thức trong bài. Yêu cầu học sinh về nhà trả lời các câu hỏi và bài tập trang 186, 187.

Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài. Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.

Tiết 60 : BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được nguyên nhân gây biến dạng cơ của chất rắn. Phân biệt được hai lọai biến dạng: biến dạng đàn hồi và biến dạng không đàn hồi (hay biến dạng dạng dẻo) của các vật rắn dựa trên tính chất bảo toàn ( giữ nguyên) hình dạng và kích thước của chúng.

- Phân biệt được các kiểu biến dạng kéo và nén của vật rắn dựa trên đặc điểm (điểm đặt, phương, chiều) tác dụng của ngọai lực gây nên biến dạng.

- Phát biểu được định luật Húc.

- Định nghĩa được giới hạn bền và hệ số an tòan của vật rắn.

2. Kỹ năng

- Vận dụng được đinh luật húc để giải các bài tập đã cho trong bài.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên : Hình ảnh các kiểu biến dạng kéo, nén, cắt , xoắn và uốn của vật rắn.

Học sinh : - Một lá thép mỏng, một thanh tre hoặc thanh nứa, một dây cao su, một sợi dây chì… - Một ống kim lọai ( nhôm, sắt, đồng…) một ống tre, ống sậy hoặc ống nứa, một ống nhựa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : Nêu sự khác nhau của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

Hoạt động 2 ( phút) : Tìm hiểu biến dạng đàn hồi.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản

Tiến hành mô phỏng thí nghiệm hình 35.1.

Yêu cầu học sinh trả lời C1. Nêu và phân tích độ biến dạng tỉ đối.

Nêu và phân tích khái niệm biến dạng cơ của vật rắn. Cho học sinh làm thí nghiệm với lò xo và trả lời C2.

Nêu và phân tích một số kiểu biến dạng cơ của vật rắn. Nêu khái niệm biến dạng dẻo và giới hạn đàn hồi. Yêu cầu học sinh nêu một vài ví dụ về biến dạng dẻo.

Nhận xét về sự thay đổi kích thước của vật rắn trong thí nghiệm.

Trả lời C1.

Ghi nhận khái niệm. Ghi nhận khái niệm.

Làm thí nghiệm với lò xo và trả lời C2.

Ghi nhận các kiểu biến dạng. Ghi nhận các khái niệm. Nêu ví dụ về biến dạng dẻo.

Một phần của tài liệu vật lý 10 (Trang 76)