Các yêu cầu đặc trưng của hạt lúa sau sấy

Một phần của tài liệu thiết kế máy sấy lúa năng suất 10 tấn giờ (Trang 34)

Lúa sau khi sấy có thể được dùng làm lương thực hoặc để làm giống, dự trữ. Vì vậy, Lúa sau khi sấy cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Hạt lúa còn nguyên vẹn vỏ trấu bao bọc hạt gạo.

- Hạt lúa còn giữ nguyên hình dạng, kích thước và màu sắc.

- Có mùi vị đặc trưng của lúa và không có mùi khác (mùi tác nhân sấy,...).

- Hạt lúa không bị rạn nứt, gãy vụn và đặc biệt là lúa giống phải đảm bảo khả năng nảy mầm của hạt sau khi sấy.

- Sau khi sấy, lúa phải đạt độ ẩm bảo quản, nếu không sẽ là môi trường tốt cho mối, mọt và các côn trùng phá hoại khác.

 Tóm tắt quy trình công nghệ:

Hình 2.13. Tóm tắt quy trình công nghệ.

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), vụ đông xuân là mùa vụ mà bà con nông dân trông chờ nhiều nhất. Đối với những vùng có lũ lụt thì sau mùa lũ lụt thì lượng phù sa bồi đắp cho đất trồng rất lớn nên vụ lúa đông xuân có nâng suất lúa rất cao. Mặt khác, vụ đông xuân có thời tiết khá thuận lợi cho việc canh tác lúa. Ở mùa vụ này trời rất ít mưa nên bà con nông dân có thể để lúa chín trên cây đến độ ẩm hạt khoảng 20 đến 25% thì thu hoạch nhưng để lúa chín trên cây như thế thì sau khi thu hoạch tỉ lệ rơi rụng trên hạt rất nhiều, để giải quyết tình trạng này thì ngay khi cây lúa được khoảng 85 ngày, độ chín của hạt khoảng 80%, độ ẩm hạt khoảng 27% thì bà con nông dân hạ cây lúa xuống và bắt đầu phơi tự nhiên khoảng một ngày nắng thì gom lại và suốt lấy hạt. Đối với những số lúa đã tương đối khô, bà con nông dân có thể bán tại

Lúa

Thu Hoạch

Loại tạp chất - phân loại

Sấy

Ðóng bao

Kho bảo quản Kho bảo quản

Kho bảo quản Gạo Xay xát

ruộng. Còn đối với các trung tâm nông sản, nhà máy xay xát hay các kho chứa lúa lớn thì người ta dùng phương pháp sấy lúa để nhanh chống đạt độ ẩm yêu cầu cho quá trình xay xát và bảo quản.

Một phần của tài liệu thiết kế máy sấy lúa năng suất 10 tấn giờ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)