Khả năng chống chịu của một số dòng, giống đậu tƣơng trong điều kiện

Một phần của tài liệu Khảo sát một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu năm 2013 tại gia lâm hà nội (Trang 55)

kiện vụ hè thu 2013

3.3.1. Khả năng chống đổ của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm

Hiện tƣợng lốp đổ là một nguyên nhân quan trọng gây ảnh hƣởng tới năng suất cũng nhƣ chất lƣợng của cây đậu tƣơng. Chính vì vậy, khả năng chống đổ là một chỉ tiêu đƣợc các nhà chọn giống rất quan tâm. Nhất là các dòng, giống đƣợc gieo trồng trong vụ hè thu là vụ hay gặp những trận bão và

áp thấp nhiệt đới có mƣa to và gió lớn nên làm cho cây rất dễ bị đổ. Khả năng chống đổ cũng là một chỉ tiêu để xác định các giống cây trồng phù hợp với từng mùa vụ. Khả năng chống đổ của một dòng, giống phụ thuộc vào cả chiều cao thân chính, chiều cao đóng quả và đƣờng kính thân cũng nhƣ sự phát triển của bộ rễ và cả thời điểm mƣa bão vào giai đoạn sinh trƣởng nào của cây nữa. Một dòng, giống có khả năng chống đổ tốt phải vừa có chiều cao cây và chiều cao đóng quả không quá cao và phải cân đối với đƣờng kính thân, rễ phải phát triển sâu rộng.

Theo dõi khả năng chống đổ của các dòng, giống trong điều kiện vụ hè thu năm 2013 qua bảng 3.9 cho thấy các dòng, giống có khả năng chống đổ tƣơng đối tốt chỉ ở cấp 0 nhƣ: AU14, AU16, AU24, D8, D9. Cấp đổ của các dòng, giống ở cấp 1 nhƣ: AU19, AU25, D23, D25. Các dòng, giống nhƣ: AU10, ĐT22 đổ ở cấp 3 một phần là do đặc điểm của giống, một phần là do vụ hè thu năm nay chịu sự ảnh hƣởng của nhiều con bão lớn nên khả năng chống đổ của một số dòng giống bị ảnh hƣởng.

3.3.2. Mức độ nhiễm sâu, bệnh của các dòng, giống đậu tương

Đậu tƣơng là một trong những loại cây trồng bị nhiều loại sâu bệnh phá hại trong suốt quá trình sinh trƣởng và phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất, phẩm chất đậu tƣơng. Cùng với điều kiện nóng ẩm của khí hậu nhiệt đới ở nƣớc ta đã làm cho vòng đời của sâu ngắn lại, các lứa sâu phát triển nhanh và kế tiếp nhau liên tục nên mức độ tác hại nghiêm trọng hơn.

Bảng 3.9. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm

Tên dòng, giống Giòi đục thân (điểm 1 - 5) Sâu đục quả (điểm 1 - 5) Sâu cuốn lá (điểm 1 - 5) Bệnh phấn trắng (điểm 1 - 5) Bệnh virus (điểm 1 - 5) Khả năng chống đổ (điểm 0 - 5) ĐT22 2 2 3 3 3 3 AU10 2 2 3 3 3 3 AU14 3 2 3 4 3 0 AU16 3 3 3 4 3 0 AU19 2 2 4 3 4 1 AU24 2 2 3 3 3 0 AU25 3 2 5 2 4 1 D23 3 2 3 3 4 1 D25 2 2 3 2 3 1 D8 3 2 3 3 5 0 D9 3 3 3 2 5 0 Ghi chú: TK: Thời kỳ

* Về mức độ nhiễm một số sâu hại chính của các dòng, giống thí nghiệm Qua bảng 3.9 theo dõi mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các dòng, giống đậu tƣơng trong điều kiện vụ hè thu 2013 cho thấy có 3 loại sâu hại chính là giòi đục thân, sâu đục quả và sâu cuốn lá.

Giòi đục thân (Melanesgromy za sojae): Giòi đục thân thƣờng hay xuất hiện vào thời kỳ cây con. Giòi đục thân làm cho cây dễ bị gãy vào thời kỳ quả chắc làm giảm năng suất đậu tƣơng. Tuy nhiên cây có thể phản ứng lại bằng cách phân cành mạnh, vì thế khi đƣợc phòng trừ kịp thời sẽ không ảnh hƣởng

đến năng suất. Các dòng, giống đối chứng ĐT22, AU10, AU19, AU24, D25 nhiễm sâu ở điểm 2, còn lại là các giống nhiễm sâu ở mức 3.

Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata): Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy, ở vụ hè thu năm 2013, sâu cuốn lá xuất hiện nhiều ở thời kì ra hoa đến ra hoa rộ. Ở thời kỳ này, một số dòng, giống bị sâu cuốn lá nhiều nhất là AU25 nhiễm sâu cuốn lá ở điểm 5, AU19 nhiễm sâu cuốn lá ở điểm 4. Tất cả các dòng giống còn lại nhiễm sâu cuốn lá ở điểm 3.

Sâu đục quả (Eiteilla zinekenella): Loài sâu này phát sinh và phá hại từ

khi quả đƣợc hình thành đến khi quả mẩy và chín, là một trong những loại sâu gây hại nghiêm trọng nhất, khi quả non, sâu đục vào quả gây hại quả và hạt ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất đậu tƣơng. Qua theo dõi chúng tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 3.9. Nhận thấy, có 2 giống bị sâu phá hại nhiều nhất, ở điểm 3 đó là: AU16 và D9. Các dòng, giống còn lại đều nhiễm sâu ở điểm 2.

* Về mức độ nhiễm một số bệnh hại chính của các dòng, giống thí nghiệm Bệnh phấn trắng (Erysiphe pholygoni): Là bệnh gây hại nhiều trên đậu

tƣơng, vụ hè thu 2013 do thời tiết mƣa nhiều sau đó nắng lên làm bệnh xuất hiện và lây lan mạnh, bệnh thƣờng xuất hiện vào thời kì hoa rộ. Bệnh gây hại chủ yếu ở các lá phía dƣới. Qua theo dõi cho thấy các dòng, giống nghiên cứu nhiễm phấn trắng ở mức độ từ 2 – 4. Các dòng, giống AU25, D25, D9 nhiễm bệnh ít nhất ở điểm 2. Các dòng, giống nhiễm bệnh nhiều nhất ở mức 4 gồm có AU14 và AU16. Giống đối chứng ĐT22 và các dòng, giống còn lại nhiễm bệnh ở mức 3.

Trên ruộng đậu tƣơng thời kỳ cây ra hoa đến khi thu hoạch xuất hiện bệnh xoăn lá virus là chủ yếu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chƣa có biện pháp hiệu quả để phòng trừ bệnh do virus, đó là một trong những nguyên nhân khiến cho năng suất và sản lƣợng đậu tƣơng nƣớc ta chƣa cao. Mức độ nhiễm

nghiệm nhiễm bệnh virus từ điểm 3 – 5. Trong đó, có 2 dòng, giống nhiễm bệnh nhiều nhất ở điểm 5 là D8 và D9; có 3 dòng, giống nhiễm bệnh ở điểm 4 là AU19, AU25 và D23; các dòng, giống còn lại nhiễm bệnh ở điểm 3.

Chính vì vậy, việc phòng và phát hiện thời điểm sâu bệnh xuất hiện là rất quan trọng trong công tác phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng nói chung và cây đậu tƣơng nói riêng. Chúng ta cần áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp để cây đậu tƣơng sinh trƣởng phát triển tốt, đảm bảo năng suất cao, chất lƣợng tốt.

3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số dòng, giống đậu tƣơng trong vụ hè thu năm 2013 đậu tƣơng trong vụ hè thu năm 2013

3.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương

Đối với sản xuất nông nghiệp thì mục đích cuối cùng và quan trọng nhất là đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao, thu đƣợc sản phẩm với năng suất cao, chất lƣợng tốt. Năng suất cây trồng thể hiện kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố nội tại với điều kiện môi trƣờng và các biện pháp kỹ thuật tác động. Chính vì vậy, năng suất cây trồng là cơ sở để đánh giá bản chất di truyền của dòng, giống hay khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái và khả năng thâm canh.

Các yếu tố cấu thành năng suất bao gồm: tổng số quả/cây, khối lƣợng 1000 hạt. Các yếu tố này phụ thuộc nhiều vào bản chất di truyền của mỗi dòng giống và điều kiện thời tiết, biện pháp kỹ thuật.

Qua nghiên cứu thực nghiệm, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống trong thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm

Tên dòng, giống Tổng số quả/cây (quả) Khối lƣợng 1000 hạt (g) Năng suất cá thể (g/cây) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) ĐT22 36,4 140,65 10,68 37,38 27,25 AU10 26,8 191,23 9,65 33,78 24,18 AU14 31,2 154,34 6,15 21,53 15,27 AU16 27,6 154,55 6,87 24,05 17,36 AU19 25,8 174,91 10,94 38,29 28,22 AU24 32,4 190,02 10,04 35,14 24,60 AU25 23,4 166,12 7,09 24,82 17,78 D23 41,0 176,82 10,56 36,96 26,32 D25 41,6 188,01 11,35 39,73 29,02 D8 36,2 169,13 6,72 23,52 16,70 D9 18,8 182,22 8,76 30,66 21,83

* Tổng số quả trên cây

Ở thời kỳ ra hoa đến khi tạo quả mà gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì quá trình thụ phấn thụ tinh sẽ diễn ra thuận lợi dẫn đến số quả/cây nhiều và ngƣợc lại nếu gặp điều kiện bất thuận thì số quả/cây sẽ giảm, ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất. Vì vậy cần có những biện pháp kỹ thuật thích hợp tác động vào thời kỳ này để có thể tăng số quả/cây.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy tổng số quả/cây biến động từ 18,8 – 41,6 quả, trong đó thấp nhất là D9 và cao nhất là D25. Một số dòng có tổng số quả/cây cao nhƣ D23 (41,0 quả), giống đối chứng ĐT22 đạt 36,4 quả.

* Khối lượng 1000 hạt

Khối lƣợng 1000 hạt là chỉ tiêu quan trọng, phụ thuộc bản chất di truyền của giống, ít phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Khối lƣợng 1000 hạt là một chỉ tiêu có tƣơng quan chặt với năng suất, là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên năng suất đậu tƣơng. Những dòng, giống có năng suất cao là những dòng, giống có số hạt nhiều và phải có khối lƣợng 1000 hạt lớn. Khối lƣợng 1000 hạt của các dòng, giống nghiên cứu biến động trong khoảng 140,65 (ĐT22) – 191,23g (AU10). Hầu nhƣ tất cả các dòng, giống thí nghiệm đầu có khối lƣợng 1000 hạt cao hơn giống đối chứng. Những dòng, giống có khối lƣợng 1000 hạt cao là AU24 (190,02g), D25 (188,01g), D9 (182,22g).

3.4.2. Năng suất của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giống cây trồng, nó phản ánh khả năng thích ứng của từng dòng, giống trong cùng một điều kiện nghiên cứu, nó là mục tiêu cuối cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu tƣơng nói riêng. Năng suất chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ di truyền, điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh, chế độ canh tác… Qua theo dõi, năng suất của một số dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 3.10 nhƣ trên.

* Năng suất cá thể

Năng suất cá thể là chỉ tiêu quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất lý thuyết của các dòng, giống. Năng suất cá thể của một dòng, giống phụ thuộc vào số hạt trên cây, khối lƣợng hạt. Những dòng, giống có số lƣợng hạt càng nhiều và khối lƣợng hạt càng lớn thì cho năng suất lý thuyết càng cao.

Qua bảng 3.10 cho thấy, các dòng giống khác nhau có năng suất cá thể khác nhau, biến động trong khoảng 6,15g/cây đến 11,35g/cây, thấp nhất là AU14 và cao nhất là D25, giống đối chứng ĐT22 là 10,68g/cây.

* Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết của mỗi dòng, giống đƣợc xác định dựa vào năng suất cá thể và mật độ cây. Trong điều kiện thí nghiệm bố trí các dòng, giống với cùng một mật độ. Do vậy, những dòng, giống có năng suất cá thể cao sẽ cho năng suất lý thuyết cao. Qua nghiên cứu cho biết đƣợc tiềm năng, năng suất của các dòng, giống để áp dụng các biện pháp thâm canh cho hợp lý nhằm phát huy hết tiềm năng của giống.

Qua theo dõi bảng 3.10 cho thấy các dòng, giống thí nghiệm có năng suất lý thuyết biến động trong khoảng 21,53tạ/ha (AU14) đến 39,73 tạ/ha (D25). Giống đối chứng ĐT22 đạt 37,38 tạ/ha.

* Năng suất thực thu

Biểu đồ 2: Năng suất thực thu của các dòng, giống đậu tƣơng

Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu đƣợc trên diện tích ô thí nghiệm. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất năng suất của các dòng, giống đậu tƣơng. Nó là kết quả của mối quan hệ giữa năng suất lý thuyết với điều kiện thực tế sản suất. Trong quá trình sống, cây trồng chịu nhiều tác

động của các yếu tố ngoại cảnh bất lợi nên năng suất thực thu thƣờng thấp hơn năng suất lý thuyết. Và đây cũng là chỉ tiêu mà các nhà chọn giống quan tâm nhất.

Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất thực thu của các dòng, giống đạt từ 15,27 tạ/ha (AU14) đến 29,02 tạ/ha (D25). Giống đối chứng ĐT22 đạt 27,25 tạ/ha. Một số dòng, giống khác cho năng suất thực thu cao nhƣ: AU19 (28,22 tạ/ha).

Nhìn vào biểu đồ cho thấy sự khác biệt giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu trong một dòng, giống và giữa các dòng, giống với nhau. Chúng ta có thể thấy có một quy luật đó là năng suất thực thu của tất cả dòng, giống đều thấp hơn năng suất lý thuyết của các dòng, giống. Và nhƣ vậy tiềm năng, năng suất của các dòng, giống còn rất lớn và chúng ta cần có các biện pháp thâm canh phù hợp để các dòng, giống cho năng suất cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả khảo sát một số dòng, giống đậu tƣơng trong điều kiện vụ hè thu năm 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Tổng thời gian sinh trƣởng của các dòng, giống biến động từ 93 – 110 ngày, trong dòng AU16 có thời gian sinh trƣởng ngắn nhất 93 ngày, D9 có thời gian sinh trƣởng dài nhất 110 ngày.

- Số lƣợng và khối lƣợng nốt sần tăng dần và đạt cao nhất vào thời kỳ quả mẩy. Số lƣợng nốt sần biến động từ 65,4 (nốt/cây) ở dòng AU16 đến 102,6 (nốt/cây) ở dòng D25.

- Thời kỳ quả mẩy là thời kỳ diện tích lá, chỉ số diện tích lá đạt tối đa. Chỉ số diện tích lá biến động từ 2,74 – 5,08 m2lá/m2 đất trong đó dòng có diện tích lá cao nhất là AU10 (5,08 m2lá/m2đất), thấp nhất là AU25 (2,74 m2

lá/m2đất). - Khối lƣợng chất khô cao nhất vào thời kỳ quả mẩy, khối lƣợng chất khô biến động từ 15,85– 29,28 g/cây, dòng đạt khối lƣợng chất khô cao nhất là D25 và thấp nhất là D9.

- Tổng số quả/cây biến động từ 18,8 – 41,6 quả, trong đó thấp nhất là D9 và cao nhất là D25. Khối lƣợng 1000 hạt biến động từ 140,65 – 191,23 (g) trong đó cao nhất là AU10.

- Những dòng, giống đậu tƣơng khảo sát có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao là D25 (đạt 39,73 tạ/ha và 29,02 tạ/ha), tiếp đến là AU19 (đạt 38,29 tạ/ha và 28,22 tạ/ha).

2. Kiến nghị

+ Đề nghị tiếp tục nghiên cứu, khảo sát 11 dòng, giống đậu tƣơng này ở các vụ tiếp theo để đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của các dòng. Từ đó, sẽ đƣa ra những kết luận chắc chắn và chính xác hơn.

+ Đề nghị đƣa các dòng triển vọng AU19, D25 vào so sánh giống chính quy để khẳng định ƣu thế của chúng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Bá (1975), Hình thái thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Bình và cộng sự (2008), “Xác định Marker SSR- SSrtt 431 liên kết với gen kháng bệnh gỉ sắt ở giống đậu tƣơng ĐT2000”. Tạp chí

Bảo vệ Thực vật Q4/ 2008.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, QCVN 01 – 58 : 2011. 4. Vũ Đình Chính (1995), “Nghiên cứu tập đoàn để chọn tạo giống đậu tƣơng thích hợp cho vụ hè vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ”, Luận án TS Nông nghiệp, trƣờng ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.

5. Vũ Đình Chính và Đoàn Thị Thanh Nhàn (1993), “Một số kết quả

lai hữu tính ở đậu tƣơng”, Kết quả nghiên cứu khoa học 1992 – 1993. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Cƣờng, Kỹ thuật trồng đậu tương (2009), NXB Khoa

học Tự nhiên và Công nghệ.

7. Ngô Thế Dân và cộng sự (1999), Cây đậu tương, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

8. Trần Văn Điền (2007), Giáo trình cây đậu tương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Danh Đông (1982), Trồng đậu tương, NXB Nông nghiệp,

Hà Nội.

10. Nguyễn Tấn Hinh và CTV (1999). “Kết quả chọn lọc giống đậu tƣơng DT96”, Viện cây lương thực và cây thực phẩm (1995 – 1998). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Huy Hoàng (1992), “Nghiên cứu và đánh giá khả năng chịu hạn của các mẫu giống đậu tƣơng nhập nội ở miền Bắc Việt Nam”, Luận

12. Hà Đức Hồ và cộng sự (2005), Kỹ thuật chế biến đậu tương, NXB

Một phần của tài liệu Khảo sát một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu năm 2013 tại gia lâm hà nội (Trang 55)