Giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên DLST nhân văn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2014-2020 (Trang 96)

7. Tổng quan đề tài

3.3.1.2 Giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên DLST nhân văn

* Mục tiêu: Thực hiện công tác trùng tu, bảo tồn các tài nguyên nhân văn của vùng hiện có. Tổ chức khai thác trở thành những sản phẩm DLST độc đáo góp phần làm nên thương hiệu DLST nổi tiếng.

* Nội dung thực hiện:

- Lập kế hoạch tập trung đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa. Đối với các tài nguyên nhân văn ở dạng vật thể hoặc phi vật thể cần có kế hoạch cụ thể theo phân kỳ và đồng bộ để xúc tiến việc khôi phục, trùng tu để đưa vào khai thác. Đối với di tích văn hóa lịch sử của người Việt, người Hoa như các đình làng, chùa Phật giáo cổ được Bộ Văn hóa Thể thao – Du lịch xếp hạng di tích, được kiểm kê bảo tồn và đưa vào khai thác cho hoạt động du lịch.

- Các lễ hội Chăm và lễ hội các dân tộc khác như tết Katé, lễ mừng lúa mới, lễ cầu nước, lễ mừng được mùa, lễ cầu ngư, ... cần được chấn chỉnh lại từ nội dung kịch bản đến các thành phần tham gia, đặc biệt phải lấy người dân bản địa làm nơi cộng đồng phát sinh - hình thành lễ hội phải là chủ thể tổ chức mới có điều kiện duy trì và phát triển bền vững.

3.3.2 Nhóm giải pháp phát triển

3.3.2.1 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

* Mục tiêu: đánh giá lại chất lượng của sản phẩm DLST hiện có, trên cơ sở đó lập kế hoạch đầu tư phát triển sản phẩm DLST thành hệ thống. Trong đó tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm DLST biển – đảo trên các khu vực Cù Lao Câu, đảo Phú Quý. Tăng cường thu hút đầu tư từ các nguồn xã hội cho phát triển DLST nhằm hướng đến nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ.

* Nội dung thực hiện:

- Phát huy các thế mạnh vốn có của vùng, tạo dựng các liên kết trong phát triển sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm DLST mang tính đặc trưng và chất lượng cao. Trên cơ sở đó, hình thành các sản phẩm đặc trưng và phát triển có trọng tâm. Đặc biệt đẩy mạnh phát triển về sản phẩm DLST biển - đảo gắn với du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp ở các điểm DLST lớn như Mũi Né, Hòa Thắng và Thuận Quý - Tân Thành, Hàm Tân. Phát triển các sản phẩm DLST văn hóa - lịch sử với lễ hội, du lịch làng nghề, DLST nông nghiệp, các sản phẩm DLST văn hóa.

- Trước mắt tập trung đầu tư các tuyến điểm DLST trọng điểm, mang tính đòn bẩy, dựa trên thế mạnh về tài nguyên của vùng như tuyến Mũi Né – Hòa Thắng, Tiến Thành – Thuận Quý - Tân Thành - Hàm Tân, qua đó lập kế hoạch nâng cao chất lượng và tăng cường khả năng cạnh tranh trong DLST của tỉnh.

- Xây dựng bản đồ tổng thể về các tuyến điểm DLST ở tỉnh, chú trọng tăng cường đầu tư phát triển sản phẩm DLST ở Khu bảo tồn biển, phân vùng DLST theo lãnh thổ với hai trục DLST chính: trục1: KBTTN Núi Ông – KBTTN Núi Tà Cú; trục 2 KBTB Cù Lao Câu – Đảo Phú Quý ở Bình Thuận tạo nên một sự đồng bộ và liên hoàn trong khai thác. Đồng thời tạo ra một tổ hợp đa dạng các loại hình sản phẩm DLST trong tỉnh mà nhiều nơi khác không thể có được.

- Phát triển mạnh loại hình du lịch MICE. Gắn nội dung du lịch Mice với các loại DLST như khám phá thiên nhiên, thể thao biển, du lịch chữa bệnh, du lịch bằng du thuyền,… Liên kết các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài vùng để tạo nên những chuỗi khách sạn, nhà hàng, resort từ cấp trung bình đến cấp cao. Liên kết các hãng dịch vụ vận tải như hàng không, tàu biển, đường bộ để có khả năng đáp ứng nhiều lượng khách đến cùng một lúc. Tăng cường quảng bá, tiếp thị sản phẩm đến các thị trường trọng điểm và tiềm năng như Nga, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đức,…và kể cả thị trường trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Nam bộ,…

* Điều kiện thực hiện giải pháp:

- Tỉnh cần soát xét thực trạng về hệ thống các sản phẩm DLST hiện có, cần vận dụng các chính sách, kết hợp tổ chức điều phối từ các cơ quan quản lý cấp tỉnh

đến các địa phương, các doanh nghiệp, các cộng đồng tham gia để hình thành rõ nét các sản phẩm DLST phù hợp với thị trường, với lợi thế tài nguyên du lịch để tránh sự trùng lắp, nhàm chán.

- Trong đầu tư phát triển sản phẩm DLST cần tập trung theo thứ tự ưu tiên phát triển các loại hình DLST có thế mạnh của tỉnh như: DLST biển - đảo, DLST tại các KBTTN, DLST khám phá các vùng thiên nhiên hoang dã, DLST thăm các vườn cây nông nghiệp, DLST văn hóa lễ hội - làng nghề, DLST văn hóa tâm linh,…

- Uỷ ban nhân dân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tỉnh cần ban hành các tiêu chuẩn doanh nghiệp hoặc dịch vụ thân thiện với môi trường, các sản phẩm “du lịch xanh”, có chính sách quy định về đăng ký niêm yết giá cả dịch vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Các doanh nghiệp lữ hành du lịch, các công ty, các đơn vị cung ứng dịch vụ cho du lịch cần đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, để mang lại hiệu quả trong hoạt động. Đặc biệt chú trọng đến sự hợp tác với các doanh nghiệp du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh trong các công đoạn đưa đón khách, cung cấp dịch vụ ăn nghỉ,,…

3.3.2.2 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái:

* Mục tiêu: nhằm đảm bảo các điều kiện hạ tầng kỹ thuật để phát triển DLST, tạo lập năng lực cơ bản để đáp ứng yêu cầu phục vụ cho các mục tiêu phát triển về DLST của tỉnh, cụ thể hóa bằng việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động DLST, đảm bảo chất lượng, tiện nghi, cao cấp, hiện đại, đồng bộ đáp ứng được nhu cầu của du khách.

* Nội dung thực hiện:

- Chú trọng xây dựng và thực hiện đồng bộ việc phát triển các ngành liên quan như: giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc ở các địa bàn xa xôi và giàu tài nguyên du lịch sinh thái. Cần ưu tiên cho tuyến nối Hàm Tân với Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông và Đức Linh, Phan Thiết với Đa Mi – Hàm Thuận – Lâm Đồng; Phan Thiết – Đại Ninh – Bảo Lộc, Phan Thiết – đèo Gia Bát- Di Linh.

- Đảm bảo xây dựng hoàn chỉnh tuyến quốc lộ 55 du lịch ven biển nối KBTTN Bình Châu - Phước Bửu với KBTTN Núi Tà Cú với Khu bảo tồn biển Cù Lao Câu. Bên cạnh đó từng bước hình thành hệ thống cảng biển Kê Gà, Hòn Rơm để tạo điều kiện đón các tour du thuyền cao cấp.

- Tập trung cải tạo nâng cấp các cơ sở vật chất hạ tầng, đặc biệt là các phương tiện giao thông đường bộ, xe lửa, đường thủy và có tính đến đầu tư cả sân bay, cảng du lịch biển để đón khách DLST ở phân khúc khách có thu nhập cao (Chính phủ đã đồng ý chủ trương cho xây dựng sân bay tại Thiện Nghiệp với hình thức BOT - đang trong giai đoạn khảo sát thiết kế - dự kiến xây dựng năm 2014-2016).

- Nâng cấp các cơ sở kỹ thuật như phương tiện thông tin liên lạc viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế, các hệ thống điện, nước sinh hoạt ở các vùng xa, KBTTN Núi Ông, đảo Phú Quý để giúp nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch sinh thái.

- Khuyến khích đầu tư, nâng cấp các cơ sở lưu trú sinh thái, nhà nghỉ dã chiến - thiên nhiên ở các vùng là điểm đến DLST (Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu bảo tồn biển, vùng cảnh quan thiên nhiên hoang dã,…), các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống phục vụ tại các điểm DLST. Đầu tư nâng cấp phát triển hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục, đủ điều kiện tiện nghi để có thể tham gia phục vụ khách du lịch.

- Phát triển các loại hình cơ sở lưu trú du lịch gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường để đáp ứng nhu cầu của khách DLST. Tập trung phát triển các loại hình khách sạn trung bình, mini và các nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn du lịch.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở, tiện nghi phục vụ hội nghị, hội thảo, thể thao biển, khu giải trí tại những địa bàn là tuyến điểm DLST trọng điểm để thu hút lượng du khách đến với nhiều mục đích (du lịch Mice kết hợp với du lịch sinh thái).

3.3.2.3 Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực Du lịch-DLST:

* Mục tiêu giải pháp: đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có, chuẩn bị một lực lượng lao động có trình độ tri thức cao ngang tầm với nhiệm vụ và phù hợp với nền kinh tế tri thức, làm nòng cốt cho hoạt động phát triển ngành du lịch và du lịch sinh thái của tỉnh trong các giai đoạn sắp tới.

- Xây dựng các chương trình đào tạo nhân lực bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có. Coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp tham gia hoạt động DLST tại các KBTTN, các nhà doanh nghiệp, các đội ngũ nhân viên làm các dịch vụ để có thể phối hợp hoạt động DLST có hiệu quả, đảm bảo đạt tỷ lệ 60-75% lao động được đào tạo chuyên sâu về du lịch. Song song với đào tạo cần nhanh chóng xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, trình độ tối thiểu về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, người lao động khác trong lĩnh vực du lịch.

- Cần xây dựng các chương trình đào tạo cụ thể, có hệ thống và phù hợp theo yêu cầu của DLST là hết sức cần thiết. Tiến đến việc thống nhất nội dung giảng dạy về du lịch, sớm đưa nội dung DLST cho các cấp học du lịch, đào tạo theo hướng chuyên môn hóa, kết hợp lý thuyết với thực hành, để đảm bảo chất lượng đào tạo có thể theo kịp với trình độ của các nước trong khu vực. Riêng về DLST cần xây dựng chương trình đào tạo một cách bài bản hơn, chú trọng bổ sung kiến thức sinh thái bền vững trong du lịch cho hướng dẫn viên.

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát, tham gia hội nghị, hội thảo khoa học của các nước có ngành du lịch phát triển. Khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong việc quản lý kinh doanh và phát triển DLST.

- Bổ sung hoặc mở rộng các cơ sở đào tạo hiện có về nghiệp vụ du lịch ở các trường Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng nghề Bình Thuận, trường Đại học Phan Thiết, các trường Trung cấp nghề hiện có, phát triển nhiều mô hình đào tạo du lịch- DLST đa dạng khác. Đặc biệt cần chú ý đến việc đào tạo những người dân tại chỗ có năng lực để họ có thể trở thành những hướng dẫn viên ngay tại điạ phương mình, nhằm đáp ứng như cầu ngày càng cao của ngành du lịch ở tỉnh.

* Điều kiện thực hiện:

+ Đào tạo nguồn nhân lực chung:

- Bên cạnh nguồn kinh phí của nhà nước về bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực du lịch, Bình Thuận cũng cần chủ động dành một nguồn kinh phí thích đáng của

địa phương để đầu tư cho việc đào tạo nhân lực, nghiên cứu các đề tài khoa học ứng dụng trong lĩnh vực DLST ở tuyến cơ sở,…

- Thực sự tạo ra một sự thay đổi về chất trong giáo dục đào tạo nguồn nhân lực về du lịch, thông qua việc mạnh dạn tiếp cận các công nghệ hiện đại, các quy trình quản lý tiên tiến về du lịch và DLST để áp dụng vào các chương trình giảng dạy trong chuyên ngành du lịch.

- Ban hành các quy chế, chính sách linh hoạt đãi ngộ thích đáng để thu hút các nhà quản lý giỏi, các nhà khoa học và giáo dục có kinh nghiệm và tâm huyết để đưa ra những sáng kiến có giá trị, những công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng thực tiễn cao nhằm tạo ra những đột phá trong phát triển du lịch và DLST tỉnh.

+ Thực hiện giáo dục và trang bị kỹ năng phát triển DLST cộng đồng:

- Thực hiện xã hội hóa du lịch và DLST, nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của phát triển DLST đối với phát triển bền vững tự nhiên và môi trường, thông qua những chương trình giáo dục truyền thông đại chúng, tổ chức các sự kiện kết hợp quảng bá và tuyên truyền các nội dung DLST cho người dân và du khách.

- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia trùng tu và bảo tồn các di sản văn hóa lịch sử tại địa phương, phát triển các làng nghề, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như các lễ hội, các trò chơi dân gian. Bên cạnh đó cần khuyến khích, tận dụng các kinh nghiệm thực tiễn và các nguồn tri thức quý báu của cư dân địa phương trong việc đề ra những giải pháp bảo vệ các nguồn tài nguyên DLST, các giải pháp quy hoạch phát triển hoạt động DLST nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và các lợi ích của cộng đồng.

- Kết hợp các chương trình phát triển DLST cộng đồng với các chương trình xóa đói giảm nghèo ớ các vùng sâu vùng xa, để gắn trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng trong phát triển du lịch sinh thái.

- Liên kết với các tổ chức quốc tế, các viện, trường đại học, công ty du lịch lữ hành tổ chức các khóa huấn luyện cho người dân địa phương về kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường, kiến thức DLST, về thực hành DLST, diển giải thuyết minh

DLST. Đặc biệt chú trọng nội dung chuyển giao kinh nghiệm thực tiễn từ các mô hình đã áp dụng thành công ở trong và ngoài nước về du lịch sinh thái cộng đồng.

- Các doanh nghiệp lữ hành du lịch, các hãng cung ứng dịch vụ cần nghiên cứu khảo sát những điều kiện và tiềm năng của địa phương để thảo luận và hỗ trợ xây dựng các làng nghề, các sản phẩm du lịch truyền thống đặc thù của mỗi địa phương nhằm làm phong phú hơn các sản phẩm du lịch hiện có để đáp ứng yêu cầu của du khách.

- Nghiên cứu khả năng tham gia và yêu cầu về đào tạo của người dân địa phương, thông qua các điều kiện hoạt động hiện có. Trên cơ sở phát huy các lợi thế về nguồn lực này cùng với sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương để lập kế hoạch đào tạo kỹ năng tham gia khai thác dịch vụ phát triển DLST cộng đồng.

3.3.2.4 Giải pháp xúc tiến quảng bá hoạt động du lịch sinh thái:

* Mục tiêu: Giới thiệu và cung cấp thông tin cho các thị trường khách DLST trong và ngoài nước để thu hút ngày càng nhiều khách DLST biết đến và tới tỉnh Bình Thuận. Đồng thời đưa hoạt động DLST sớm hội nhập một cách thật sự, sâu rộng và hiệu quả, có tính cạnh tranh cao vào các thị trường DLST các nước trong khu vực và thế giới.

* Nội dung thực hiện:

- Nghiên cứu triển khai việc xúc tiến quảng bá DLST một cách bài bản, chuyên nghiệp, các kế hoạch và chiến dịch cụ thể cần được xác định thông qua các nghiên cứu thị trường. Nội dung xúc tiến quảng bá tập trung vào các điểm đến DLST, các tour DLST nổi tiếng, các sản phẩm và thương hiệu du lịch theo từng thị trường mục tiêu.

- Chiến lược xúc tiến quảng bá phải được thực hiện một cách đồng bộ thông qua sự phối hợp trên quy mô lớn, liên tục đồng thời đặt trọng tâm vào việc củng cố

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2014-2020 (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)